Thế nào là tăng huyết áp?

18/04/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất, là nguy cơ hàng đầu gây ra các biến cố và tử vong do các bệnh tim mạch. Ở Việt Nam, tỉ lệ THA ở người trên 18 tuổi là 25%, tức là có khoảng 17 triệu người THA, trong đó 70% bệnh nhân chưa được điều trị. Đặc biệt bệnh lý THA đang ngày càng trẻ hóa.

THA là nguyên nhân chủ yếu gây ra tai biến mạch máu não (đột quỵ) , nhồi máu cơ tim, suy tim. Các biến cố tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong số 1 tại Việt Nam, chiếm trên 35% tổng số ca tử vong toàn quốc.

Nguy hiểm là vậy nhưng hầu hết bệnh nhân THA không có khó chịu gì đặc biệt, 1 số rất ít người thấy đau đầu, chóng mặt… không đặc hiệu. Vì thế có thể thấy THA như quả bom nổ chậm ở trong người.

Tuy nhiên, việc chẩn đoán bệnh THA hoàn toàn đơn giản: chỉ là đo huyết áp (nhân viên y tế đo hoặc tự mình đo bằng huyết áp kế điện tử).

Thế nào là tăng huyết áp (THA)

Huyết áp bình thường

– Huyết áp (HA) là áp lực của dòng máu mà tim co bóp vào hệ thống động mạch, có trị số tính bằng milimet thủy ngân (viết tắt mmttg)

– HA có 2 trị số: số tối đa (ghi ở phía trước) và số tối thiểu (ghi ở phía sau). Ví dụ: HA = 120/80 mmHg

– HA bình thường là khi HA đo được nhỏ hơn 140/90 mmHg

Tăng huyết áp

–   Là khi HA tối đa  ≥ 140mmHg (ví dụ: HA =165/80mmHg và/hoặc HA tối thiểu ≥ 90mmHg (ví dụ: HA = 135/95mmHg).

–   Xác định chẩn đoán bệnh THA lần đầu phải đo ít nhất 3 lần ở 3  thời điểm khác nhau.

–  Đo HA đúng : Khi người được đo HA đã nghỉ ngơi ít nhất 15-10 phút. Đo ở 2 tư thế ngồi hoặc nằm.

–  ‘’Tăng huyết áp áo choàng trắng‘’ là tình trạng HA của người bệnh tăng do hồi hộp, lo lắng… khi đi khám chữa bệnh, tiếp xúc với bác sĩ, nhân viên y tế, chứ không phải là mắc bệnh THA

–   Có thể người bệnh chỉ THA tối đa (VD: HA=170/80 mmHg) hoặc chỉ THA tối thiểu (VD: HA= 135/100 mmHg); có thể THA cả tối đa và tối thiểu (VD: 170/120 mmHg)

Các biến chứng của THA

Biến chứng đột quỵ não (Tai biến mạch máu não)

–    Là biến chứng thường gặp nhất.

–    Có 2 thể lâm sàng chính:

* Nhồi máu não do tắc nghẽn động mạch não.

* Chảy máu não do vỡ động mạch não.

–   Cả 2 thể tai biến này đều có thể gây hậu quả nặng nề: tử vong, tàn phế, liệt nửa người.

Suy tim

– Giai đoạn đầu nếu việc điều trị THA không kịp thời và hiệu quả, thành cơ tim sẽ dày lên.

– Giai đoạn sau đó tim bị giãn ra làm tim to và suy tim. Đây cũng là nguy cơ cao gây tử vong hàng đầu.

Suy thận

– THA gây tổn thương dày và xơ vữa các động mạch thận làm giảm lưu lượng máu tới thận, gây suy thận.

– Khi thận suy làm THA nặng lên, khi đó thận suy càng nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị THA.

– Suy thận cũng là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh THA.

Tổn thương đáy mắt.

–  THA cũng làm tổn thương động mạch võng mạc mắt, đầu tiên gây mắt nhìn mờ dần, nếu không được điều trị (cả bệnh THA + động mạch võng mạc) có thể dẫn đến mù 2 mắt.

–  Nhiều người bệnh được phát hiện THA tại chuyên khoa mắt khi đi khám mờ hoặc mù mắt.

Đo huyết áp thường xuyên giúp phát hiện tăng huyết áp

Nguyên nhân của THA

–  95% người bệnh THA không tìm được nguyên nhân, gọi là THA tiên phát. Y học chỉ thấy 1 số yếu tố nguy cơ dễ gây THA như: tiền sử gia đình, stress căng thẳng kéo dài, hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, mãn kinh…

–  Chỉ còn lại khoảng 5% THA có nguyên nhân, chủ yếu là do các bệnh về thận – tiết niệu như viêm cầu thận và mãn, sỏi thận-tiết niệu, hẹp động mạch thận, vv…

–   1 số người bệnh THA khác do dùng thuốc corticoid kéo dài, thuốc tránh thai, THA trong thời kì thai nghén…

Chúng tôi sẵn sàng phục vụ và cam kết với người bệnh THA

–   Tại Bệnh viện Quốc tế Dolife, chúng tôi có đủ năng lực chuyên môn kỹ thuật giúp cho người bệnh THA, đạt được 3 mục tiêu:

  1. CHẨN ĐOÁN ĐÚNG
  2. ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
  3. KIỂM SOÁT BỆNH ỔN ĐỊNH, LÂU DÀI.

– Chẩn đoán xác định bệnh THA, giai đoạn bệnh, biến chứng bệnh đã có, trên cơ sở đó có đơn điều trị hiệu quả: Kiểm soát được huyết áp đạt trị số về bình thường, đẩy lùi biến chứng nếu có, dự phòng các biến chứng của bệnh.

– Quản lý người bệnh theo chương trình đạt mục tiêu 3.

CHÚNG TÔI HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ!

>>> Đăng ký khám bệnh tại DoLife để được TS.BS Tạ Tiến Phước trực tiếp thăm khám, tư vấn và điều trị tăng huyết áp<<<

Nguồn: TS.BS Tạ Tiến Phước – Giám đốc Bệnh viện Quốc tế DoLife

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

 

Bài viết liên quan

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ, có xu hướng bùng phát thành dịch vào khoảng tháng 3 – 5 và 9 – 12 hàng năm. Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà, ba mẹ cần lưu ý những gì? Theo dõi ngay trong bài viết bên dưới. […]

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DOLIFE PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN THÀNH CÔNG CHO BỆNH NHÂN HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DOLIFE PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN THÀNH CÔNG CHO BỆNH NHÂN HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI

Sáng ngày 19/3/2024, chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – BVQT DoLife thực hiện ca phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, không xi măng bên trái cho bệnh nhân Đ.X.A – 49 tuổi. Năm 2019, bệnh nhân Đ.X.A được chẩn đoán hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi cả hai bên. Bệnh nhân được […]

Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh diễn ra như thế nào?

Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh diễn ra như thế nào?

Sau khi sinh khoảng 5 – 15 ngày, dây rốn của trẻ sẽ dần khô đi và rụng khỏi cơ thể. Sau đó 7 -10 ngày thì rốn của trẻ sẽ lành lại hoàn toàn. Quá trình này diễn ra như thế nào và ba mẹ cần lưu ý gì trong chăm sóc dây rốn […]

Nhau bám thấp có nguy hiểm không?

Nhau bám thấp có nguy hiểm không?

Nhiều mẹ bầu sau khi nghe bác sĩ chẩn đoán bị nhau bám thấp thì rất lo lắng. Vậy nhau bám thấp là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết nhé! Nhau bám thấp là gì? Nhau thai phát triển bình thường sẽ có bánh nhau bám ở đáy tử cung […]