Mất ngủ khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp ở phụ nữ, đặc biệt là trong những ngày cuối thai kỳ. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của người mẹ mà còn có tác động tiêu cực đến thai nhi. Làm sao để khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai. Mẹ lưu ngay những gợi ý trong bài viết để áp dụng nhé!

Nguyên nhân gây mất ngủ thai kỳ
Khảo sát của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ (The National Sleep Foundation) vào năm 1998 cho biết: Khi mang thai, khoảng 78% phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ; trong 3 tháng đầu thai kỳ, có khoảng 15% trường hợp mắc Hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome-RLS).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ thai kỳ:
– Sự thay đổi hormone trong cơ thể
– Đau mỏi cơ thể: đau lưng, đau chân, chuột rút, co cứng…
– Thường xuyên tiểu đêm
– Chưa tìm được tư thế ngủ thoải mái
– Ngứa ở một số vị trí trên cơ thể như: bụng, cánh tay, mông, đùi, bầu vú…
– Thai nhi cử động liên tục
– Ợ hơi, táo bón
– Cảm thấy căng thẳng, lo lắng, tâm trạng thay đổi
Ngoài chứng mất ngủ, trong thai kỳ, mẹ bầu còn thường gặp phải các vấn đề của rối loạn giấc ngủ như: khó duy trì giấc ngủ, thức dậy quá sớm và cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái, khó vào giấc ngủ…

Thai phụ mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không
Bất kỳ sự thay đổi nào của người mẹ đều có tác động đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu mất ngủ có thể mang đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ:
Thiếu máu
23 giờ đến 3 giờ sáng là thời gian tốt nhất để cơ thể tạo ra hồng cầu, tạo máu cho thai nhi. Việc mẹ thường xuyên ngủ muộn sẽ khiến thai nhi dễ bị thiếu máu ngay khi còn trong bụng.
Chậm phát triển
Từ tuần thứ 24 của thai kỳ, thai nhi phát triển mạnh về trí não, hoàn thiện các giác quan. Việc mẹ bầu thức đêm sẽ khiến cơ thể tăng sản xuất hormon thùy trước tuyến yên, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Trẻ sinh ra có nguy cơ cao chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.
Trẻ sinh ra hay quấy khóc, thức đêm
Nhịp sinh hoạt của mẹ bầu trong thời gian mang thai cũng ảnh hưởng tới nhịp sinh hoạt của trẻ khi sinh ra. Việc mẹ thường xuyên thức đêm sẽ khiến con khi sinh ra thường thức đêm, quấy khóc, khó dỗ…
Mất ngủ trong thai kỳ ảnh hưởng tới mẹ bầu như thế nào?
Không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi, việc thai phụ mất ngủ trong thai kỳ còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thể chất và tinh thần của chính bản thân.
Có thể dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh
Không ngủ được dẫn đến những thay đổi về hormone trong cơ thể của người mẹ, khiến tâm sinh lý có nhiều thay đổi. Mất ngủ thường xuyên khiến mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí trầm cảm.
Khó chuyển dạ
Nghiên cứu của Đại học California, San Francisco – Mỹ chỉ ra rằng: Phụ nữ mang thai ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm có nguy cơ sinh mổ cao gấp 4 – 5 lần thông thường, hoặc chuyển dạ lâu hơn.
Lão hóa da nhanh chóng
Không ngủ đủ giấc sẽ khiến da của mẹ bầu lão hóa, chảy xệ và khó phục hồi hơn rất nhiều.
Ngoài ra, ngủ ít cũng khiến mẹ bầu cảm thấy không tỉnh táo, thường xuyên uể oải, mệt mỏi, thậm chí kiệt sức
Cách khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai
Mất ngủ sau sinh để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho cả mẹ và bé. Để giải quyết tình trạng này, mẹ lưu ý:
Chế độ sinh hoạt
– Không làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý
– Ngủ trưa ngắn từ 30 – 60 phút
– Thường xuyên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng
– Tránh xa các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại…) ít nhất 30 phút trước khi ngủ
– Tạo thói quen ngủ đúng giờ, dậy đúng giấc

Thói quen ăn uống
– Tăng cường thực phẩm chứa nhiều vitamin B như cá hồi, rau xanh, trứng, sữa, thịt bò…
– Hạn chế ăn ngọt
– Không uống nhiều nước, ăn quá no trước khi đi ngủ.
– Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Ăn chậm, nhai kỹ. Nên ăn tối trước khi đi ngủ từ 2 – 3 tiếng để thức ăn được tiêu hóa
– Không uống cà phê, sô-cô-la vào buổi tối
Mẹo dễ ngủ

– Nằm nghiêng người về bên trái, gác chân lên cao
– Ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ
– Đọc sách và nghe nhạc nhẹ trước khi đi ngủ
– Tập Yoga, đi bộ nhẹ nhàng trước khi ngủ để giảm stress, hạn chế chuột rút
– Giữ phòng ngủ thông thoáng, vệ sinh giường ngủ thường xuyên để tạo cảm giác thoải mái.
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ sớm để được tư vấn cách khắc phục phù hợp, hiệu quả.
Hi vọng những chia sẻ trong bài viết của DoLife đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Thai phụ mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?”. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với DoLife để được tư vấn tận tình ngay nhé!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Mẹ bầu thận trọng: Dấu hiệu cảnh báo thai nhi ngừng phát triển
Thai nhi ngừng phát triển (thai lưu/ thai chết lưu) nếu không được xử lý sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau. Vậy làm sao để nhận biết? Xử trí tình trạng này như thế nào? Để DoLife giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết bên dưới. […]

Phá thai an toàn là gì? Có các biện pháp phá thai nào?
Tự bỏ thai hoặc phá thai không an toàn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với phụ nữ. Vậy làm sao để phá thai an toàn? Theo thống kê, mỗi năm, nước ta có khoảng 300.000 ca phá thai. Trong đó, độ tuổi của thai phụ chủ yếu là 15 – 19 […]

4 Xét nghiệm thai mẹ bầu nhất định phải làm trong 3 tháng đầu thai kỳ
Các xét nghiệm thai trong tam cá nguyệt thứ nhất không chỉ giúp bác sĩ đánh giá tình hình sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp chẩn đoán, theo dõi để xử lý kịp thời các nguy cơ bất thường có thể xảy ra. Vậy trong 3 tháng đầu thai kỳ, […]

Địa chỉ khám nhi uy tín nhất tại Hà Nội bố mẹ cần biết
Lựa chọn một địa chỉ khám nhi uy tín là điều mà bố mẹ nào cũng quan tâm. Những cơ sở khám nhi tốt không chỉ giúp con phát hiện bệnh sớm – điều trị bệnh nhanh mà còn giúp bố mẹ yên tâm, tiết kiệm chi phí. Vậy tại Hà Nội có những địa […]