Thai ngoài tử cung sau IVF: Lý giải nguyên nhân 

12/09/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

IVF được xem là giải pháp tuyệt vời đối với những cặp vợ chồng rơi vào cảnh hiếm muộn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp mang thai ngoài tử cung sau IVF. Vậy dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung cũng như nguyên nhân là gì, cùng tìm hiểu nhé!

Khái quát về IVF – phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm 

Thụ tinh ống nghiệm (IVF- In Vitro Fertilization) là kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn phổ biến hiện nay. Để thực hiện phương pháp này, tinh trùng của người chồng và trứng của vợ sẽ được thụ tinh trong phòng labo nhằm mục đích tạo phôi. Sau khoảng thời gian nuôi cấy phôi ở bên ngoài (thường mất khoảng từ 2 đến 5 ngày), phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của vợ để hình thành thai nhi.

Đây là phương pháp hiệu quả cho những trường hợp vợ bị tắc nghẽn ống dẫn trứng. Ngoài ra, phương pháp này còn được áp dụng cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, lớn tuổi hoặc người mắc các bệnh lý như: Lạc nội mạc tử cung, rối loạn phóng noãn, tinh trùng có dấu hiệu bất thường, người có dấu hiệu vô sinh mà chưa rõ nguyên nhân…

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung sau IVF

Như đã đề cập ở trên, bản chất của việc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là nhờ vào can thiệp của khoa học để bác sĩ có thể đưa phôi thai trong ống nghiệm vào môi trường tử cung ở nữ giới. Tuy phương pháp này được đánh giá mang kỳ vọng cao, tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp chị em kém may mắn mang thai ngoài tử cung ngay sau khi đã thực hiện IVF.

Các trường hợp phổ biến nhất, thai ngoài tử cung thường nằm ở những vị trí như vòi tử cung, góc tử cung hay kẽ tử cung.

Theo các chuyên gia, sở dĩ có hiện tượng này bởi việc chuyển phôi thai vào tử cung không đồng nghĩa với việc thai sẽ làm tổ ở đúng vị trí. Ngoài ra, vì tính chất tử cung của nữ giới luôn co bóp, do đó khả năng phôi thai đã được đưa tới vị trí không mong muốn ở bên ngoài của tử cung.

Tốt hơn hết, sau khi phát hiện thai ngoài tử cung, chị em nên thăm khám với bác sĩ để được điều trị sớm nhất có thể.

Thai ngoài tử cung sau IVF không phải là trường hợp hiếm gặp
Thai ngoài tử cung sau IVF không phải là trường hợp hiếm gặp

Dấu hiệu nào nhận biết tình trạng mang thai ngoài tử cung sau khi thực hiện IVF? 

Thai ngoài tử cung sau IVF – Âm đạo xuất huyết bất thường 

Đây là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất khi mang thai ngoài tử cung. Cụ thể, sau khi que thử thai lên 2 vạch theo như quy trình bình thường, lúc này kinh nguyệt sẽ không xuất hiện nữa. Tuy nhiên, trường hợp phát hiện máu ở vùng kín với số lượng lớn, máu màu đỏ thẫm thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung. Nếu như gặp dấu hiệu này, chị em cần ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và xác định nguyên nhân bị ra máu.

Thai ngoài tử cung sau IVF – Vùng chậu đau nhói 

Ngoài dấu hiệu âm đạo bị xuất huyết, hiện tượng đau bụng dưới hay đau nhói ở vùng chậu cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo thai ngoài tử cung. Khi thai không nằm ở đúng vị trí trong buồng tử cung sẽ làm cho vùng bụng dưới và vùng chậu bị đau tức, đau âm ỉ khó chịu. Ở một vài trường hợp, đau nhói vùng chậu còn kèm theo cả xuất huyết âm đạo. Do đó, chị em cần lưu ý đến tần suất cũng như mức độ đau để có biện pháp điều trị kịp thời. Dấu hiệu đau đớn, khó chịu có thể do kích thước của túi thai đang phát triển.

Thai ngoài tử cung sau IVF – Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn 

Chu kỳ kinh nguyệt khi phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường có sự xáo trộn, có thể có kinh hoặc không tùy cơ địa từng người. Không ít chị em thường hiểu lầm hiện tượng rối loạn kinh nguyệt thành chậm kinh, khiến việc thăm khám chậm trễ làm phôi thai bị vỡ gây đau đớn hay thai bị thoái triển.

Chẩn đoán thai ngoài tử cung sau khi chuyển phôi như thế nào?

Nếu như chị em có 3/3 dấu hiệu vừa được đề cập ở trên, thì khả năng cao chị em đã bị mang thai ngoài tử cung.

Với những chị em thực hiện kỹ thuật IVF, sau khi thực hiện chuyển phôi sẽ bắt đầu có hiện tượng trễ kinh. Lúc này, chị em cần kiểm tra khả năng đậu thai thông qua tre thánh thai. Tuy nhiên lưu ý, để chắc chắn về khả năng mang thai cũng như đánh giá thai nhi có phát triển bình thường hay không, chị em cần tới các cơ sở y tế uy tín để thực hiện siêu âm.

Trong thời gian khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 5, thông qua siêu âm, bác sĩ có thể thấy phôi thai nằm ở buồng tử cung. Ngược lại, với trường hợp thai phát triển không bình thường, phôi thai làm tổ không đúng chỗ thì khả năng lớn chị em đã bị mang thai ngoài tử cung.

Bên cạnh đó, phương pháp chẩn đoán thai ngoài tử cung khác đó là kiểm tra nồng độ HCG. Nếu như chỉ số HCG tăng hoặc tăng mức độ chậm, chị em nên kiểm tra với bác sĩ về khả năng mang thai ngoài tử cung.

Nếu như có đủ 3/3 dấu hiệu thai ngoài tử cung, tốt hơn hết chị em không nên thực hiện IVF
Nếu như có đủ 3/3 dấu hiệu thai ngoài tử cung, tốt hơn hết chị em không nên thực hiện IVF

Những biện pháp phòng ngừa mang thai ngoài tử cung sau khi thực hiện IVF

Để phòng ngừa trường hợp mang thai ngoài tử cung sau khi thực hiện IVF, dưới đây là một số điều chị em nên lưu ý thực hiện:

– Giữ vệ sinh vùng âm đạo sạch sẽ, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt. Trường hợp phụ nữ từng nạo phá thai hoặc sử dụng biện pháp tránh thai dài ngày cần tìm đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trong việc vệ sinh vùng kín.

– Trước khi tiến hành thực hiện IVF, cần điều trị dứt điểm viêm nhiễm sinh dục. Ngay cả khi điều trị xong viêm nhiễm cũng cần sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa về các biện pháp chăm sóc.

– Với trường hợp phụ nữ có tiền sử mang thai ngoài tử cung cần thông báo với bác sĩ điều trị trước khi tiến hành phương pháp IVF.

– Sau khi chuyển phôi, nếu như nhận thấy những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, chị em cần đến bệnh viện kiểm tra với bác sĩ.

Đừng quên giữ gìn vệ sinh âm đạo sạch sẽ
Đừng quên giữ gìn vệ sinh âm đạo sạch sẽ

Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích giúp chị em hiểu thêm và nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng ngừa khi mang thai ngoài tử cung sau khi thực hiện phương pháp IVF. Nếu phát hiện thấy dấu hiệu bất thường hoặc thắc mắc cần hỗ trợ, bạn đọc vui lòng liên hệ đến HOTLINE 19001984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife để chúng tôi có thể giải đáp nhanh chóng.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy căn bệnh này có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Đa nang buồng trứng là gì? Buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối […]

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo.  “Nằm […]

Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

  Khám sức khỏe sinh sản chính là bước tiền đề cho một hạnh phúc bền chặt của các cặp đôi trước khi bước vào hôn nhân. Thông qua đây, các cặp đôi sẽ biết được tình trạng sức khỏe của mình và có kế hoạch khoa học đảm bảo cho việc sinh con sau […]