Táo bón tình trạng các mẹ bầu thường gặp phải khi mang thai. Vậy táo bón khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tại sao mẹ bầu thường bị táo bón?
Rất nhiều mẹ bầu thường gặp phải tình trạng táo bón khi mang thai. Nguyên nhân là do:
– Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai gây ra sự thư giãn của cơ bắp của bạn. Điều đó bao gồm ruột của bạn. Và ruột di chuyển chậm hơn có nghĩa là tiêu hóa chậm hơn.
– Tử cung phát triển, chèn ép một số dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch dưới. Mặt khác, thai nhi cũng càng ngày càng lớn chiếm chỗ trong ổ bụng, chèn ép thu hẹp không gian của đường tiêu hóa. Cũng làm thức ăn di chuyển chậm hơn.
– Thai phụ bị mất nước do nôn nghén trong ba tháng đầu, gây chứng táo bón
– Bà bầu rất dễ lười vận động. Đặc biệt là khi gần vào cuối thai kỳ. Vì bụng đã nặng và chân sưng đau. Điều này cũng dẫn đến táo bón ở bà bầu.
– Rất nhiều bà bầu cần bổ sung canxi và sắt cho sự phát triển xương của thai nhi. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều 2 yếu tố vi lượng này này cũng sẽ gây táo bón.
– Thai phụ đã hoặc đang lạm dụng thuốc nhuận tràng liều lượng cao.
– Bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc nhược giáp cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở bà bầu.
– Thói quen nhịn đi vệ sinh cũng gây rối loạn tiêu hóa, táo bón. Ngoài ra việc ăn uống quá nhiều, cơ thể không hấp thụ và tiêu hóa kịp cũng dẫn đến táo bón.
Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?
Táo bón khi mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi. Mà nó còn gây ra các vấn đề như:
Thiếu hụt chất dinh dưỡng:
Bị táo bón khi mang thai khiến bà bầu thường có cảm giác đầy bụng, buồn nôn và thấy khó chịu. Do các chất thải và khí không được tống ra ngoài. Điều này gây nên tâm lý ngại ăn và ăn không ngon. Dẫn tới bà bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng. Đây cũng trở thành nguyên nhân có thể gây suy dinh dưỡng cho thai nhi.
Nguy cơ bị sảy thai:
Khi bị táo bón, bà bầu thường đại tiện khó khăn, phải dùng sức nhiều. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, việc này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Gây nhiều bệnh khác:
Táo bón lâu ngày chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, viêm đại tràng…
Gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và em bé:
Khi bị táo bón, các chất độc như phenol, amoniac, indol…sẽ bị tích tụ lâu trong ruột, hấp thụ lại vào máu gây nhiễm độc mãn tính. Ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Ngăn ngừa, điều trị táo bón khi mang thai
Để cải thiện tình trạng táo bón thì mẹ bầu có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
Ăn nhiều chất xơ
Chế độ ăn uống chứa lượng chất xơ cao sẽ giúp mẹ bầu giảm tình trạng táo bón. Bởi chất xơ giúp cơ thể hấp thu nước nhiều hơn. Từ đó phân được làm mềm và tốc độ chuyển hóa, thải bỏ các chất thải cũng diễn ra nhanh hơn.
Nguồn thực phẩm chứa lượng lớn chất xơ tốt cho mẹ bầu bao gồm:
– Ngũ cốc nguyên hạt,
– Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt,
– Bánh quy giòn,
– Rau củ,
– Trái cây tươi,…
Lưu ý: Lượng chất xơ mà cơ thể mẹ cần tiêu thụ mỗi ngày cần đạt từ 25 – 30g. Song việc định lượng chính xác là khá khó khăn. Vì vậy mẹ hãy bổ sung theo nhu cầu của cơ thể
Tăng cường bổ sung lợi khuẩn
Đường ruột của con người là một hệ vi sinh vật phong phú. Sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn giúp đường ruột khỏe mạnh, làm việc hiệu quả hơn. Tăng cường bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa là cần thiết, đặc biệt với bà bầu. Trong đó, vi khuẩn acidophilus trong sữa chua có tác dụng kích thích lợi khuẩn đường ruột phân giải thức ăn tốt hơn. Từ đó hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả hơn.
Hãy tạo thói quen ăn sữa chua hàng ngày để cải thiện các vấn đề tiêu hóa và táo bón ở bà bầu.
Uống nhiều nước
Lười uống nước là tình trạng của rất nhiều người, trong đó có nhiều bà bầu. Và nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Mẹ bầu bị táo bón nên bổ sung chất lỏng hàng ngày nhiều hơn. Cố gắng uống nước đều đặn ít nhất 1,8 – 2l mỗi ngày.
Bên cạnh đó, tăng cường bổ sung chất xơ cần đi kèm với tăng cường bổ sung nước. Nếu không chính lượng chất xơ lớn là nguyên nhân dẫn đến táo bón.
Hạn chế thực phẩm dễ gây táo bón
Nếu mẹ bầu đã đang bị táo bón, hãy hạn chế những thực phẩm thúc đẩy tình trạng này trong chế độ ăn. Bao gồm:
– Cơm trắng,
– Thức ăn nướng đã qua tinh chế,
– Ngũ cốc
– Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
– …
Kiểm tra loại thuốc bổ sung đang dùng
Mẹ bầu có đang dùng những loại thuốc, viên uống bổ sung nào trong thai kỳ? Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón. Hãy trao đổi với bác sĩ về nguy cơ này để được tư vấn loại thuốc bổ sung phù hợp hơn.
Trên đây là những thông tin về tình trạng táo bón ở mẹ bầu. Tình trạng táo bón kéo dài có thể khiến mẹ bầu ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy, hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để cải thiện. Nếu vẫn không khả quan hơn thì mẹ cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.
Liên hệ hotline 1900 1984 để đặt lịch khám với chuyên gia.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?
Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]
Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo. “Nằm […]
Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường!
Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]
Đẻ mổ xong có được uống mật ong không?
Sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, sản phụ phải chú ý quan tâm đến sức khỏe để nhanh chóng phục hồi. Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp sản phụ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Liệu bạn đã biết về việc sử dụng mật ong sau đẻ […]