Tầm soát tiền hôn nhân gồm những gì?

27/07/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Chuyên gia y tế khuyến cáo, các cặp đôi nên tầm soát tiền hôn nhân trước khi kết hôn tối thiểu 3 – 6 tháng để sàng lọc các vấn đề bất thường, chuẩn bị sức khỏe toàn diện cho cuộc sống hôn nhân.

Vì sao cần thực hiện tầm soát tiền hôn nhân?

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là việc khám sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản để tầm soát các bệnh lý di truyền, truyền nhiễm và các nguy cơ bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe vợ chồng và con cái sau này. 

Vì sao cần khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp mở ra cuộc sống hôn nhân, tình dục mạnh khỏe, an toàn:

– Phòng ngừa, phát hiện sớm nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

– Kiểm tra khả năng sinh sản ở nam và nữ. Hỗ trợ quá trình mang thai và sinh nở thuận lợi.

– Điều trị sớm các bệnh có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở cả vợ và chồng. Hạn chế nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi và trẻ khi sinh ra.

– Trang bị những kiến thức hữu ích và chuẩn bị tâm lý vững vàng cho đời sống tình dục. Việc này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình, là nền tảng kiến thức và tâm lý vững chắc cho các cặp đôi sắp cưới.

– Chuẩn bị các biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp để hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn, chủ động kiểm soát việc mang thai và sinh nở.

– Trang bị kiến thức tình dục an toàn để các đôi vợ chồng trẻ tự tin bước vào cuộc sống vợ chồng.

Nhìn chung, khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp đánh giá một cách toàn diện sức khỏe cho các cặp đôi sắp cưới. Với việc tầm soát tiền hôn nhân từ 3 – 6 tháng trước khi kết hôn, bác sĩ sẽ sớm phát hiện và đưa ra phương pháp hỗ trợ kịp thời, đảm bảo tốt nhất cho đời sống hôn nhân của các cặp vợ chồng.

Đối tượng nào nên tầm soát tiền hôn nhân?

Nhóm đối tượng cần dành nhiều sự quan tâm đến sức khỏe tiền hôn nhân chính là những người đang trong độ tuổi kết hôn. Ngoài ra, người ở giai đoạn vị thành niên có khả năng sinh sản hay những người trong độ tuổi 30 – 40 mà chưa kết hôn cũng cần lưu tâm đến việc tầm soát này.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì

6 tháng trước khi tổ chức đám cưới là khoảng “thời gian vàng” để thực hiện tầm soát tiền hôn nhân. Bởi lẽ, khoảng thời gian này vừa đủ để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nếu các cặp đôi không may có vấn đề về sức khỏe.

Về cơ bản, khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm khám tổng quát và khám sức khỏe sinh sản. Trong đó, bao gồm:

– Đo chỉ số sinh tồn: chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, chỉ số BMI, vòng ngực trung bình.

– Khám lâm sàng các chuyên khoa.

– Khám cận lâm sàng: chụp X-quang phổi, tim; xét nghiệm máu, nước tiểu; soi tươi dịch niệu đạo, dịch âm đạo.

Từ kết quả thăm khám, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định khám chuyên sâu để xác định bệnh chính xác và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Quá trình khám tiền hôn nhân ở nam giới và nữ giới sẽ có đôi chút khác biệt.

Khám tổng quát tiền hôn nhân có vai trò quan trọng
Khám tổng quát tiền hôn nhân có vai trò quan trọng

Quy trình tầm soát tiền hôn nhân ở nữ giới

– Bác sĩ thăm hỏi và khám lâm sàng

Siêu âm phụ khoa

– Làm các xét nghiệm cơ bản: sinh hóa máu, huyết học, tổng phân tích nước tiểu, đông máu cơ bản…

– Làm các xét nghiệm để xác định những bệnh lây qua đường tình dục phổ biến: HIV, HPV, giang mai, lậu, viêm gan B, Chlamydia…

– Xét nghiệm nội tiết

– Xét nghiệm những bệnh truyền nhiễm gây thai kỳ nguy cơ cao: Rubella virus, Toxoplasma, Cytomegalovirus

– Sàng lọc bất thường di truyền nhiễm sắc thể

– Một số xét nghiệm khác: xét nghiệm gen nếu công thức máu nghi ngờ mang gen Thalassemia, điện di huyết sắc tố…

– Nghe tư vấn tiêm phòng trước mang thai.

Quy trình tầm soát tiền hôn nhân ở nam giới

– Thăm hỏi và khám lâm sàng nam học.

–  Siêu âm tinh hoàn

– Làm các xét nghiệm: tinh dịch đồ, phân mạch DNA tinh trùng, nội tiết (nếu kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ có bất thường)…

– Các xét nghiệm cơ bản: sinh hóa máu, huyết học, tổng phân tích nước tiểu, đông máu cơ bản…

– Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến: HIV, viêm gan B, lậu, giang mai, Chlamydia…

– Sàng lọc bất thường di truyền nhiễm sắc thể.

– Các xét nghiệm khác: xét nghiệm công thức máu nếu nghi ngờ mang gen Thalassemia, điện di huyết sắc tố…

Khám sức khỏe sinh sản sẽ giúp các cặp đôi có cái nhìn tổng quát về sức khỏe nam khoa và phụ khoa. Việc này giúp mọi người hiểu sâu hơn về khả năng mang thai cũng như kiến thức tình dục, sinh con khỏe mạnh.

Lưu ý khi khám sức khỏe tiền hôn nhân

Tầm soát tiền hôn nhân là hoạt động không quá phức tạp nhưng có ý nghĩa to lớn giúp các cặp đôi có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào cuộc sống vợ chồng. 

Để việc thăm khám suôn sẻ, thuận lợi, khi đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, các cặp đôi lưu ý một số điểm:

– Nên tiến hành tầm soát tiền hôn nhân trong vòng tối thiểu từ 3 – 6 tháng trước khi kết hôn.

– Nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng trước khi đi khám để việc lấy máu xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất.

– Cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin:

+ Thông tin cá nhân

+ Tình trạng sức khỏe hiện tại, các vấn đề sức khỏe đang gặp phải

+ Hoạt động của cơ quan sinh dục: kinh nguyệt, xuất tinh, thai nghén…

– Không khám tiền hôn nhân khi đang trong kỳ kinh hay đang đặt thuốc âm đạo (với nữ giới).

– Trước khi khám ít nhất 3 ngày, các cặp đôi không quan hệ tình dục.

Tầm soát tiền hôn nhân là hoạt động mà các cặp đôi nên và cần làm trước khi lập gia đình. Chi phí cho hoạt động thăm khám này không lớn, thời gian thực hiện không nhiều. Tuy nhiên, ý nghĩa của việc thăm khám trước hôn nhân là vô cùng to lớn, giúp các cặp đôi có được đời sống tình dục khỏe mạnh, chuẩn bị tốt nhất cho việc mang thai và sinh nở.

Để được tư vấn gói khám sức khỏe tiền hôn nhân, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới hotline 1900 1984. 

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]