Tắc vòi trứng có chữa được không?

05/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới vô sinh. Vậy tắc vòi chứng có điều trị được không? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết nhé!

Tắc vòi trứng là gì?

Tắc vòi trứng hay còn gọi là tắc ống dẫn trứng. Vòi dẫn trứng là hai ống cơ nằm hai bên tử cung được lót bằng những cấu trúc niêm mạc có lông mỏng manh. Vòi trứng có chức năng rất quan trọng. Nó là nơi trứng và tinh trùng gặp nhau. Đồng thời cho phép trứng đã được thụ tinh quay trở về tử cung để làm tổ. 

Vì có kích thước rất nhỏ (khoảng 1mm) nên ống dẫn trứng rất dễ bị tắc. Khi vòi trứng bị bít hẹp khiến cho trứng và tinh trùng rất khó gặp nhau. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Hoặc trứng đã được thụ tinh không thể di chuyển đến buồng tử cung. Gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm.

Tắc vòi trứng là bệnh phụ khoa gây vô sinh ở nữ
Tắc vòi trứng là bệnh phụ khoa gây vô sinh ở nữ

Biểu hiện khi tắc ống dẫn trứng

Khi nhận thấy một trong những biểu hiện sau, chị em hãy gặp bác sĩ ngay vì rất có thể là triệu chứng bị tắc vòi trứng:

Các biểu hiện bao gồm:

– Đau âm ỉ ở bụng dưới và thắt lưng. Khi đến kỳ kinh nguyệt thì cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

– Rối loạn kinh nguyệt do tắc vòi trứng làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của buồng trứng. Từ đó gây nên rối loạn kinh nguyệt với các biểu hiện:

  • Chu kỳ kinh nguyệt quá dài hoặc quá ngắn
  • Lượng máu hành kinh quá ít hoặc quá nhiều
  • Màu hành kinh có màu sắc bất thường và có mùi khó chịu

– Khó thụ thai là dấu hiệu điển hình nhất của tắc vòi trứng. Vòi trứng bị tắc cản trở quá trình trứng gặp tinh trùng và việc làm tổ của hợp tử tại tử cung.

– Ngoài ra nữ giới bị tắc vòi trứng còn có thể gặp các triệu chứng như:

  • Tăng tiết dịch âm đạo
  •  Khí hư ra nhiều bất thường
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu,…
Tăng tiết dịch âm đạo là biểu hiện khi vòi trứng bị tắc
Tăng tiết dịch âm đạo là biểu hiện khi vòi trứng bị tắc

Nguyên nhân gây tắc ống dẫn trứng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tắc ống dẫn trứng. Có thể kể đến một số nguyên nhân như:

  • Lối sống quan hệ tình dục không an toàn. Khiến âm đạo hoặc cổ tử cung dễ bị nhiễm khuẩn. Gây viêm nhiễm.
  • Nữ giới vệ sinh vùng kín sai cách cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn tấn công âm đạo và gây ra các bệnh phụ khoa như: Viêm tử cung, viêm vùng châu, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… Vi khuẩn lúc này có xu hướng lây lan ngược lên và làm tắc hẹp vời trứng.
  • Việc nạo phá thai nhiều lần hoặc thực hiện các thủ thuật liên quan đến bộ phận sinh dục không được đảm bảo khiến cổ tử cung dễ bị tổn thương, viêm nhiễm. Nếu kéo dài, đây có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra tắc dính, sưng mủ tại vòi trứng.
  • Các khối u ở vòi trứng: Là các khối dịch lỏng hoặc rắn cư trú, phát triển bên trong vòi trứng và gây tắc, cản trở cho quá trình trứng đi vào tử cung.
  • Tắc vòi trứng bẩm sinh: Các bé gái ngay từ khi sinh ra đã bị khiếm khuyết hoặc mất đi toàn bộ vòi trứng.

Phương pháp chẩn đoán tắc vòi trứng

Để xác định vòi trứng có bị tắc hay không, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm:

Chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang: Bác sĩ tiêm một loại thuốc nhuộm vô hại vào tử cung, chất này sẽ chảy vào ống dẫn trứng và tạo ra hình ảnh có thể nhìn thấy trên phim chụp X-quang. Nếu chất lỏng không chảy vào ống dẫn trứng, chúng có thể đã bị tắc nghẽn.

Siêu âm phần phụ: Công cụ này rất giống với chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang nhưng sử dụng sóng âm thanh để xây dựng nên hình ảnh của ống dẫn trứng.

Nội soi ổ bụng: Bác sĩ phẫu thuật tạo một vết cắt nhỏ trên cơ thể và lắp một máy ảnh cực nhỏ để chụp ảnh ống dẫn trứng từ bên trong. Trong các kỹ thuật, nội soi ổ bụng là phương pháp chính xác nhất để tìm những dấu hiệu tắc vòi trứng. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không khuyến nghị xét nghiệm này như một công cụ chẩn đoán sớm vì cách thức xâm lấn và không thể điều trị được vấn đề.

Ngoài ra, việc chẩn đoán tắc vòi trứng còn cần phải dựa trên bệnh sử. Ví dụ, một phụ nữ có thể đã từng bị vỡ ruột thừa trong quá khứ nay gặp khó khăn trong việc thụ thai có thể là dấu hiệu của tắc vòi trứng.

Tắc vòi trứng có nguy hiểm không?

Khi tắc ống dẫn trứng không được điều trị tận gốc và kịp thời, nó sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng:

  • Vô sinh: Đây là hậu quả nặng nề nhất mà căn bệnh tắc vòi trứng gây nên. Vòi trứng bị tắc dẫn đến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau để thụ tinh.
  • Thai ngoài tử cung: Ống dẫn trứng bị chít hẹp khiến cho trứng sau khi thụ tinh không quay trở lại tử cung làm tổ được. Trứng đã thụ tinh sẽ ở lại và làm tổ ngay ở thành ống dẫn trứng. Từ đó dẫn đến tính trạng mang thai ngoài tử cung. Khi thai nhi phát triển lớn sẽ gây đau và vỡ ống dẫn trứng. Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ.
  • Đau bụng dưới: Vòi trứng bị tắc khi viêm có thể gây nhiễm trùng vùng chậu và khu màng bụng. Từ đó gây nên những cơn đau bụng dưới dữ dội. 

Tắc vòi trứng có chữa được không?

Thụ tinh nhân tạo là một biện pháp giúp người mẹ mang thai khi bị tắc vòi trứng
Thụ tinh nhân tạo là một biện pháp giúp người mẹ mang thai khi bị tắc vòi trứng

Hiện nay, tỉ lệ tắc vòi trứng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở có dấu hiệu tăng. Tuy nhiên, tin vui cho những bệnh nhân mắc căn bệnh này đó với sự tiến bộ của nền y học nước nhà, tắc vòi trứng có thể điều trị dứt điểm.

Tại Bệnh viện Quốc tế DoLife đang áp dụng các phương pháp hiện đại để điều trị tắc ống dẫn trứng như:

Nội khoa: Đối với trường hợp vòi trứng bị tắc nhẹ, do viêm. Bác sĩ có thể điều trị bằng các thuốc kháng sinh giúp tiêu viêm, thông tắc vùng bị tắc. 

Ngoại khoa: Áp dụng khi việc điều trị bằng thuốc tại nhà không mang lại hiệu quả. Có nhiều cách để chữa tắc vòi trứng như sau:

  • Dùng bơm hơi để thông tắc vòi trứng: Đây là biện pháp áp dụng trong những trường hợp tắc vòi trứng nhẹ. 
  • Phẫu thuật nội soi vòi trứng: Đây là phương pháp đặt dụng cụ nội soi vào buồng tử cung, sau đó sẽ đưa một dụng cụ chuyên khoa vào vòi trứng để đẩy và thông tắc ống dẫn trứng. 
  • Phẫu thuật cắt và nối ống dẫn trứng: Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ đoạn ống dẫn trứng bị tắc không thể thông, rồi nối lại với nhau, nếu thành công trứng sẽ di chuyển và thụ tinh như bình thường.
  • Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng được thực hiện khi:

– Các biện pháp thông tắc không mang lại hiệu quả

– Vòi trứng, buồng trứng bị tắc quá nặng, dịch ứ nhiều. Và hông còn hy vọng có thể thụ thai tự nhiên.

Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định làm phương pháp hỗ trợ thụ tinh ống nghiệm. Và người mẹ vẫn có thể mang thai, sinh con bình thường. Trong các trường hợp vòi trứng ứ dịch nặng nề, việc cắt bỏ vòi trứng cũng sẽ giúp tỷ lệ IVF thành công tăng lên.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh tắc vòi trứng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ với DoLife ngay nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]