Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh: Ba mẹ cần làm gì?

16/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tắc tuyến lệ có thể xuất hiện ở 50% trẻ sơ sinh. Hầu hết các trường hợp tắc tuyến lệ bẩm sinh sẽ tự khỏi sau 4 – 6 tuần, tuy nhiên một số trường hợp trẻ cần được can thiệp điều trị. Ba mẹ xem chi tiết về cách xử trí với tình trạng này trong bài viết bên dưới!

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Tuyến lệ là hệ thống ống bắt đầu từ điểm lệ ở góc trong của mi mắt và kết thúc ở khe mũi dưới. 

Tắc tuyến lệ (hay tắc tuyến lệ đạo/ tắc lệ đạo) là tình trạng tắc một phần hoặc hoàn toàn ống dẫn nước mắt khiến nước mắt không thể dẫn xuống mũi và trào ra ngoài. Bởi vậy, triệu chứng điển hình nhất của tình trạng này chính là chảy nước mắt ra ngoài. 

Tắc tuyến lệ xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong những ngày đầu đời. Tuy nhiên, khoảng hơn 90% trường hợp, vấn đề này sẽ biến mất khi trẻ được 1 tuổi.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh tắc tuyến lệ

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh chính là sự bất thường của lớp màng bao bọc phần cuối của ống dẫn nước mắt khi lớp màng này không mở ra theo đúng vai trò của chúng. Việc này khiến ống dẫn lệ bị tắc nghẽn khiến nước mắt không đi vào mũi theo đường dẫn.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ như:

– Hẹp điểm lệ hoặc không có điểm lệ

– Hệ thống ống dẫn nước mắt của trẻ quá hẹp

– Túi lệ mũi bị rò bẩm sinh

– Nhiễm trùng

Polyp mũi

– Vùng xương hàm mặt có nhiều bất thường: xương vẹo, lệch khiến ống dẫn nước mắt từ khoang mũi bị chặn lại do chấn thương hoặc mắc hội chứng Down

Đặc biệt, nếu bị cảm lạnh, các triệu chứng tắc tuyến lệ của trẻ có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Dấu hiệu nhận biết tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng điển hình nhất của tắc tuyến lệ chính là tình trạng chảy nước mắt liên tục do nước từ mắt không thể chảy vào trong cơ thể qua tuyến lệ. Bên cạnh đó, các dấu hiệu được đánh giá tương tự như khi mắc đau mắt đỏ.

Tắc tuyến lệ khiến trẻ chảy nước mắt thường xuyên
Tắc tuyến lệ khiến trẻ chảy nước mắt thường xuyên

Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ hoàn toàn thường có các dấu hiệu:

– Chảy nước mắt nhiều, liên tục

– Mí mắt sưng, đỏ nhẹ

– Dính mí mắt vào nhau

– Mắt đóng ghèn, một số trường hợp có mủ

Với trường hợp trẻ bị tắc tuyến lệ 1 phần, các triệu chứng thường xuất hiện nhẹ hơn, tương tự như các triệu chứng của nghẹt mũi hoặc cảm lạnh.

Với các trường hợp tắc tuyến lệ có dấu hiệu nhiễm trùng, trẻ có các triệu chứng kèm theo như: sưng tấy, đỏ mắt, quấy khóc, sốt… 

Chẩn đoán

Để chẩn đoán tắc tuyến tuyến lệ ở trẻ, bác sĩ thường dựa trên các dấu hiệu và tiền sử bệnh (nếu có). 

Đặc biệt, trẻ sơ sinh không chảy nước mắt cho đến khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi hoặc có thể lớn hơn. Bởi vậy, nếu trẻ xuất hiện tình trạng chảy nước mắt trong 2 tuần đầu đời thì có thể con đã bị tắc tuyến lệ.

Phương pháp điều trị tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Điều trị ở trẻ dưới 3 tháng tuổi

Thực tế, tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh không thể phòng ngừa. Tình trạng này xảy ra màng bọc ở cuối ống dẫn nước mắt không mở ra khi trẻ chào đời gây ra tình trạng bít tắc. 

Như đã đề cập trong phần trên của bài viết, tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh phần lớn là tự khỏi khi trẻ dần lớn lên. 

Ngoài ra, để giảm các triệu chứng tắc tuyến lệ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, ba mẹ áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà:

– Mát-xa mũi cho trẻ 2-3 lần/ngày: Mát-xa góc bên trong mũi nhẹ nhàng để giúp thông thoáng tuyến lệ.

– Thường xuyên lau sạch các dịch tiết, chất dính trên mắt trẻ bằng khăn ấm.

– Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ (nếu cần).

Ba mẹ nên lau sạch các dịch tiết, chất dính trên mắt trẻ bằng khăn ấm
Ba mẹ nên lau sạch các dịch tiết, chất dính trên mắt trẻ bằng khăn ấm

Điều trị ở trẻ từ 3 tháng tuổi

Nếu từ 3 tháng tuổi trở lên, tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ không tự biến mất, ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp. Trong đó, các phương pháp điều trị thường được xây dựng dựa trên độ tuổi của trẻ như:

– Trẻ từ 3 – 8 tháng tuổi: Tra thuốc hoặc bơm thông lệ đạo kết hợp day vùng túi lệ.

– Trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi: Bơm thông lệ đạo bằng phương pháp gây tê tại chỗ và gây mê.

– Trẻ từ 1 tuổi: Trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật nối thông túi lệ – mũi nếu các phương pháp bơm thông lệ đạo không giải quyết được tắc nghẽn.

Mát-xa giúp giảm tắc tuyến lệ cho trẻ
Mát-xa giúp giảm tắc tuyến lệ cho trẻ

Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân tắc tuyến lệ mà trẻ sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

– Tắc tuyến lệ do dò túi lệ: điều trị bằng phương pháp phẫu thuật đóng lỗ dò.

– Không có điểm tuyến lệ: điều trị bằng phương pháp rạch làm thông tuyến lệ.

Để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh, ba mẹ đưa bé đến khoa Nhi – Bệnh viện Quốc tế DoLife nhé! Với đội ngũ bác sĩ Nhi giàu kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hàng đầu, cơ sở vật chất hiện đại, Khoa Nhi – DoLife mang đến quá trình thăm – khám – chữa nhẹ nhàng, hiệu quả, chăm sóc sức khỏe bé yêu!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]