Suy giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

28/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Suy giáp có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Suy giáp là bệnh gì?

Bệnh suy giáp hay còn gọi là nhược giáp, giảm chức năng tuyến giáp. Đây là một dạng bệnh nội tiết, rối loạn chức năng tuyến giáp. Khi mắc bệnh suy giáp, tuyến giáp sẽ không sản sinh đủ hormon như thyroxine, T3, T4 cần thiết cho cơ thể. Biểu hiện có thể xảy ra khi suy tuyến giáp là tụt canxi máu hoặc ảnh hưởng đến tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng. Bệnh suy giáp khá nguy hiểm, có thể gây mất mạng trong thời gian ngắn.

Suy giáp có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở phụ nữ trên 60 tuổi.

Triệu chứng của bệnh suy giáp

Theo các bác sĩ, người mắc bệnh suy tuyến giáp ở giai đoạn 1 rất khó có thể nhận biết do ban đầu biểu hiện chưa rõ ràng và rất mờ nhạt. Ngoài ra, bệnh lý này thường khởi phát ở người cao tuổi nên dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của tuổi già. Vậy nên để có thể nhận biết được triệu chứng tuổi bệnh suy tuyến giáp bạn có thể dựa vào một số yếu tố sau đây:

  • Bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác chán ăn, ăn không còn ngon miệng và lười ăn.
  • Người bệnh thường xuyên bị táo bón kéo dài do cơ thể không đủ nước và các dinh dưỡng thiết yếu.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh trầm cảm kèm theo sự suy giảm về khả năng ghi nhớ, mất tập trung.
  • Sắc da xanh xao, nhợt nhạt, kèm theo cảm giác khô rát và dễ bị ớn lạnh, suy nhược cơ thể.
  • Giọng nói bị khàn và trầm hơn.
  • Người bệnh có biểu hiện đau nhức ở các cơ quan hoặc ở xương khớp.
  • Một số phụ nữ lại có biểu hiện rối loạn kinh nghiệp và nhiều bệnh liên quan đến kì kinh.
  • Bệnh nhân thường có dấu hiệu giảm sút hứng thú trong quan hệ tình dục.

Ngoài những biểu hiện ở trên, những bệnh nhân đã chuyển qua giai đoạn nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như bạn sẽ mắc phải chứng lưới lớn, phù niêm, sắc da sẫm màu kèm theo các vết xù xì do sừng nổi dày lên.

Các triệu chứng của suy giáp phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, thường tiến triển chậm, có thể kéo dài vài năm.

Nguyên nhân gây bệnh suy giáp

Có rất nhiều nguyên do tại sao các tế bào tuyến giáp lại không thể tạo ra đủ hormone giáp. Dưới đây là những nguyên nhân chính, từ phổ biến nhất đến ít phổ biến nhất.

Bệnh tự miễn

Hệ thống miễn dịch giúp chúng ta chống lại các tác nhân lạ ngoài cơ thể như vi trùng, virus … Tuy nhiên, ở một số người hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn các tế bào tuyến giáp là tác nhân lạ. Do đó chúng tấn công các tế bào tuyến giáp, làm cho các tế bào không sản sinh ra đủ lượng hormone cần thiết. Điều này phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Viêm giáp tự miễn có thể xảy ra đột ngột hoặc có thể diễn tiến chậm trong nhiều năm. Các dạng phổ biến nhất là viêm giáp Hashimoto và viêm giáp teo.

Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp

Một số người bị u tuyến giáp, ung thư tuyến giáp hoặc bệnh Grave, cần phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Nếu một người bị cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp, chắc chắn người đó sẽ bị suy giáp. Nếu một phần của tuyến giáp còn lại không thể tạo ra đủ hormone tuyến giáp, thì người đó có thể bị suy giáp.

Điều trị bằng Iod phóng xạ

Một số người mắc bệnh Grave, bướu cổ hoặc ung thư tuyến giáp được điều trị bằng Iod phóng xạ (I-131) với mục đích phá hủy những tế bào giáp. Bệnh nhân mắc bệnh Hodgkin, bệnh ung thư hạch hoặc ung thư vùng đầu cổ được điều trị bằng phóng xạ. Tất cả những bệnh nhân này có thể mất một phần hoặc toàn bộ chức năng tuyến giáp.

Suy giáp bẩm sinh (những trẻ sinh ra đã bị suy giáp)

Một vài trẻ sinh đã không có tuyến giáp hoặc chỉ một phần tuyến giáp được hình thành. Một vài trẻ khác, tế bào tuyến giáp lại hoạt động không hiệu quả.

Viêm giáp

Viêm giáp thường do tự miễn (hệ thống miễn dịch trong cơ thể tấn công) hoặc do virus. Viêm giáp có thể làm cho nhiều hormone giáp được phóng thích ra cùng một lúc, gây ra cường giáp trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, sau đó tuyến giáp lại trở nên kém hoạt động, dẫn đến suy giáp.

Thuốc

Các loại thuốc như amiodarone, lithium, interferon alpha và interleukin-2 có thể ngăn cản tuyến giáp sản sinh ra hormone. Những loại thuốc này có khả năng kích hoạt bệnh suy giáp ở những bệnh nhân có xu hướng di truyền bệnh tuyến giáp tự miễn.

Quá nhiều hoặc quá ít i-ốt

Tuyến giáp cần i-ốt để tạo ra hormone giáp. I-ốt đi vào trong cơ thể qua thức ăn và đi theo dòng máu đến tuyến giáp. Cần một lượng i-ốt thích hợp để giúp cân bằng sản xuất hormone giáp. Sử dụng quá nhiều hoặc quá ít có thể gây ra hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng suy giáp.

Tổn thương ở tuyến yên

Khi tuyến yên bị tổn thương do u, phóng xạ hoặc phẫu thuật, nó không còn có thể đưa ra những “chỉ dẫn” đến tuyến giáp. Do đó, tuyến giáp không còn sản xuất đủ hormone giáp.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh tuyến giáp?

Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh suy giáp cao hơn nam giới

Bệnh suy giáp có ảnh hưởng như nhau đối với cả hai giới tính và có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các đối tượng còn lại, có thể kể đến như:

Phụ nữ

Phụ nữ gặp suy giáp nhiều hơn nam giới khoảng 7 lần và có tỷ lệ cao mắc suy giáp trong khoảng sáu tháng sau khi sinh.

Người trung niên và người cao tuổi

Tuổi tác cao gây ra sự suy giảm của tuyến giáp cho người cao tuổi.

Người có tiền sử bệnh tuyến giáp

Nếu trong gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp tự miễn, người thân của họ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Người có tiền sử bệnh tuyến giáp

Những ai đã được điều trị bệnh tuyến giáp bằng xạ trị Iod hoặc thuốc ức chế tuyến giáp hoặc đã từng phẫu thuật tuyến giáp (hoặc một phần tuyến giáp) có nguy cơ cao bị suy giáp hơn những người bình thường.

Người thiếu i-ốt

 I-ốt là chất dinh dưỡng không thể thiếu để sản xuất hormon giáp. Thiếu i-ốt có thể dẫn đến các rối loạn chức năng của tuyến giáp, dẫn đến bệnh suy giáp.

Người bị bệnh lý khác

Nhiều bệnh nhân bị bệnh lý khác như tiểu đường, viêm gan B và C, bệnh Crohn, lupus hay viêm khớp dễ mắc bệnh hơn.

Những người bị phơi nhiễm với chất độc hại

Các chất độc hại như chì, thuốc trừ sâu hay thuốc kháng sinh có thể gây ra suy giáp.

Phòng ngừa bệnh suy giáp

Chúng ta có một số cách có thể phòng ngừa bệnh suy giáp như:

  • Bệnh nhân có anti-TPO tăng mà chưa có biểu hiện lâm sàng của bệnh suy giáp thì cần theo dõi và xét nghiệm thường xuyên hàng năm để phát hiện và điều trị sớm.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở trước khi chuẩn bị có thai cần làm xét nghiệm tầm soát sớm bệnh suy giáp vì 3 tháng đầu thai kỳ khi thai nhi chưa hình thành tuyến giáp thì cần đến lượng hormon tuyến giáp lớn để hình thành và phát triển hệ thần kinh, nếu trong quá trình này mà thiếu lượng hormon do mẹ bị suy giáp thì trẻ sinh ra dễ bị kém phát triển trí tuệ và thể chất.
  • Những đứa trẻ có mẹ bị bệnh suy giáp cần được xét nghiệm lấy máu gót chân ngay những ngày đầu chào đời để kiểm tra.

Phương pháp điều trị bệnh 

Suy giáp được điều trị bằng cách sử dụng hormone thay thế mà tuyến giáp không còn có thể tạo ra. Bạn sẽ dùng một loại thuốc nội tiết tố tuyến giáp giống hệt với hormone mà tuyến giáp thường tạo ra. Thường thì bạn nên dùng vào buổi sáng trước khi ăn.

Khi bắt đầu điều trị, bạn thường sẽ được xét nghiệm máu khoảng 6-8 tuần sau lần đầu tiên và chỉnh liều nếu cần. Mỗi lần chỉnh liều, bạn sẽ cần một số xét nghiệm máu khác. Sau khi đạt được liều điều trị mong muốn, có thể bạn sẽ lặp lại xét nghiệm máu mỗi 6 tháng và sau đó mỗi năm một lần.

Suy giáp có thể được kiểm soát hoàn toàn bằng thuốc. Miễn là bạn tuân thủ điều trị. Không bao giờ tự ý ngừng sử dụng thuốc nếu không có sự yêu cầu của bác sĩ.

Suy giáp là một bệnh thường gặp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bạn. Vì vậy bạn cần gặp bác sĩ ngay nếu như có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh suy giáp. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]