Sốt cabin: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

30/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Bạn ở nhà trong một thời gian dài và bạn cảm thấy lo lắng, chán nản, sợ hãi. Đây rất có thể là triệu chứng cảnh báo bạn bị sốt cabin. Vậy sốt cabin là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sốt cabin là gì?

Sốt cabin là một thuật ngữ dùng để diễn tả cảm giác buồn chán khi bắt buộc bị ở trong nhà trong vài giờ hoặc vài ngày

Sốt cabin hay trong tiếng anh gọi là “Cabin fever” là một thuật ngữ miêu tả cảm giác hoặc tình trạng con người bị cô lập hoặc bị kẹt ở một nơi nào đó trong một thời gian dài. Trước đây, hội chứng này thường diễn ra khi mọi người phải ở trong nhà do điều kiện thời tiết xấu như bão tuyết hoặc băng giá. Một vài tình huống khác như bị cô lập trong một ngôi nhà ở vùng xa xôi hẻo lánh, ở trong tàu ngầm hoặc bị cách ly khỏi xã hội.

Trong đa số trường hợp, sốt cabin không gây hại và không phải bệnh . Tuy nhiên, tình trạng có thể khiến người mắc phải đưa ra những quyết định thiếu lý trí. Quyết định đó có thể đe dọa tính mạng của họ hoặc tính mạng của cả nhóm “bị giam lỏng”. Một số câu chuyện như hoang tưởng, rời khỏi nơi ở bất chấp sự nguy hiểm của thời tiết hay thậm chí là tự tử được cho là do sốt cabin gây ra.

Triệu chứng của sốt cabin

Con người là loài có tính xã hội cao. Vì vậy nên khi đang có lối sống giao tiếp phải đột ngột hạn chế tiếp xúc và cô lập sẽ dễ dàng mắc chứng sốt cabin. Mặc dù sốt cabin không phải là một chứng rối loạn tâm lý thực sự, nhưng những triệu chứng sốt cabin mà nhiều người trải qua là có thật. Và có thể khiến cuộc sống của người mắc trở nên khó khăn. 

Không chỉ là cảm giác buồn chán, triệu chứng sốt cabin sẽ bao gồm:

  • Thiếu động lực
  • Cáu gắt bồn chồn
  • Khó tập trung
  • Cảm thấy tuyệt vọng
  • Mất ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn
  • Thờ ơ
  • Nỗi buồn dai dẳng
  • Trầm cảm

Mặc dù sốt cabin không phải là một bệnh tâm lý được công nhận, nhưng những tác động của bệnh lên tinh thần và thể chất là không thể phủ nhận. Những tác động của nó lên hành vi sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Các tác động của sốt cabin lên hành vi con người có thể bao gồm:

  • Mất nhận thức về ngày giờ
  • Khó ngủ
  • Ngủ quá nhiều
  • Khó tập trung
  • Thay đổi vẻ bề ngoài
  • Thay đổi thói quen ăn uống
  • Tiêu thụ quá nhiều rượu bia
Buồn chán, cảm thấy mất tinh thần là những triệu chứng điển hình khi bạn bị sốt cabin

Nguyên nhân gây sốt cabin

Như đã đề cập bên trên, nguyên nhân gây ra bệnh sốt cabin chính là cảm giác cô đơn, buồn chán khi không kết nối với những mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, có một số yếu tố khác gây ra hoặc góp phần gây ra bệnh bao gồm:

  • Cảm thấy không thể kết nối thể chất với bạn bè và gia đình
  • Không thể tham gia vào các hoạt động quan trọng và có ý nghĩa
  • Trở nên mệt mỏi, kiệt sức vì công việc
  • Cảm thấy không có động lực vì có quá ít hoặc không có việc gì để làm
  • Trở nên lo lắng về tài chính do thiếu hoặc mất thu nhập…

Tuy nhiên không phải ai cũng dễ bị sốt cabin. Mức độ và triệu chứng sốt cabin ảnh hưởng còn tuỳ vào khí chất và tính cách cá nhân.

Ví dụ một số người xử lý sự cô lập một cách dễ dàng bằng cách làm việc, tập luyện hoặc tìm ra những cách sáng tạo để giết thời gian. Hoặc những người tính cách hướng nội hơn có thể sẽ bận rộn và giải trí tốt hơn khi họ bị mắc kẹt ở nhà. Mặt khác, những người hướng ngoại hơn có thể phải vật lộn với cảm giác bị cô lập và cô đơn ở mức độ lớn hơn.

Đối phó với sốt cabin bằng cách nào?

Không có phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho chứng sốt cabin. Nhưng những phương pháp dưới đây có thể giúp bạn phòng ngừa, đối phó với sốt cabin: 

Hãy đi ra ngoài

Nếu bạn có thể ra ngoài, dù chỉ trong một thời gian ngắn, hãy tận dụng cơ hội đó. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dành thời gian bên ngoài có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng. Nếu bạn không thể ra ngoài, hãy mở một số cửa sổ, ra ngoài hiên hoặc ban công hoặc thử trồng một số cây trong nhà.

Tắm nắng và đi dạo

Tiếp xúc với ánh sáng ban ngày có thể giúp điều chỉnh các chu kỳ tự nhiên của cơ thể. Và tập thể dục sẽ giải phóng endorphin – một loại hormone giúp mang lại cảm giác hạnh phúc.

Ngay cả việc đi dạo nhanh cũng có thể giúp bạn nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu bạn hoàn toàn không thể ra khỏi nhà, hãy đến gần cửa sổ hít thở và di chuyển xung quanh nhà.

Tắm nắng và đi dạo là một biện pháp hiệu quả giúp bạn đối phó với sốt cabin

Tạo một thói quen, lịch trình

Hãy tạo cho bản thân một thói quen, lịch trình và thực hiện chúng. Bạn có thể là làm việc, giải trí, học tập, thiền, tập luyện… Có một lịch trình cho phép bạn “giết” thời gian dễ dàng hơn. Và mang lại cho bạn điều gì đó để “mong chờ” thay vì sống không mục đích cả ngày. 

Duy trì chế độ ăn uống bình thường

Đối với một số người, đồ ăn vặt là lựa chọn cho một ngày mắc kẹt ở nhà. Hoặc cũng sẽ có những người lựa chọn bỏ bữa hoàn toàn. Tuy nhiên, ăn uống đúng cách có thể làm tăng mức năng lượng và động lực của chúng ta.

Bạn có thể cảm thấy ít đói hơn nếu bạn ít tập thể dục hơn. Nhưng hãy theo dõi thói quen ăn uống của bạn để đảm bảo rằng bạn duy trì sự cân bằng dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế ăn vặt nhiều đường, nhiều chất béo và nên uống nhiều nước.

Kết nối với mọi người

Mặc dù bạn không thể gặp mặt trực tiếp bạn bè, người thân nhưng bạn vẫn có thể gặp theo nhiều cách khác nhau. Qua các nền tảng mạng xã hội và công cụ như Facetime hoặc Zoom, bạn dễ dàng kết nối với bất cứ ai.

Giữ cho bản thân tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ khiến ngôi nhà của bạn có cảm giác rộng lớn hơn rất nhiều khi bạn bị sốt cabin. Nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không đơn độc.

Chứng sốt cabin thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu người mắc chứng này không cải thiện được tình trạng sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý tâm thần khác nghiêm trọng hơn và cần sự giúp đỡ từ bác sĩ và chuyên gia tâm lý. Liên hệ hotline 1900 1984 nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]