Từ mang thai đến khi làm mẹ là một hành trình thiêng liêng khi bé từng ngày lớn lên bên trong mẹ. Mong ngóng gặp con, mẹ có thể mẹ thường nôn nóng đi siêu âm nhiều lần. Nhưng siêu âm thai nhiều có tốt không? Có những lưu ý gì mẹ cần quan tâm trong quá trình siêu âm? Để DoLife giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này trong bài viết!
Siêu âm thai là gì?
Siêu âm thai là phương pháp sử dụng sóng âm để có được hình ảnh của thai nhi, nhau thai, tử cung và các bộ phận khác trong khung chậu người mẹ. Việc này giúp theo dõi sự phát triển của nhi và sức khỏe thai kỳ. Siêu âm không hề gây đau đớn cho cả mẹ và bé.
Ý nghĩa
Thông thường, thời gian của một chu kỳ mang thai kéo dài khoảng 40 tuần. Thời gian này được tính từ ngày kinh cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt gần nhất đến khi hạ sinh. Nếu mẹ đi siêu âm trong 2 tuần đầu, siêu âm sẽ không thể thấy được kết quả. Mẹ bầu nên siêu âm vào khoảng tuần thứ 6 – 10 của thai kỳ khi thấy trễ kinh khoảng 3 tuần và cơ thể xuất hiện các dấu hiệu mang thai.
Hiện siêu âm là hình thức khám thai phổ biến ở các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh. Siêu âm định kỳ giúp:
– Bác sĩ cập nhập tình hình, theo dõi sát sao sức khỏe của mẹ và thai nhi.
– Phát hiện sớm các bất thường để có phương án xử lý phù hợp kịp thời.
– Mẹ bầu an tâm về sức khỏe thai kỳ.
Các phương pháp siêu âm phổ biến hiện nay

Siêu âm đóng vai trò quan trọng với cả mẹ và bé trong quá trình mang thai. Có 4 phương pháp siêu âm thai phổ biến hiện nay:
– Siêu âm qua ngã âm đạo
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Bác sĩ sẽ dùng đầu dò đưa vào trong âm đạo của phụ nữ. Thiết bị này sẽ phát ra sóng âm thanh, thu thập phản xạ để kiểm tra thai nhi.
– Siêu âm 2D, 3D, 4D, 5D
Đây là phương pháp siêu âm đầu dò đường bụng được sử dụng phổ biến nhất khi siêu âm thai. Siêu âm 2D, 3D, 4D, 5D cung cấp các hình ảnh 2 chiều, 3 chiều, 4 chiều, 5 chiều của thai nhi, giúp bác sĩ quan sát thai chi tiết.
Hiện siêu âm 2D ít được sử dụng hơn. Thay vào đó là sự phổ biến của siêu âm 3D, siêu âm 4D bởi chất lượng hình ảnh rõ nét, đa chiều.
– Siêu âm Doppler
Siêu âm Doppler thường được thực hiện ở 3 tháng cuối của thai kỳ, dùng để đo những thay đổi nhỏ trong sóng siêu âm trên mạch máu. Phương pháp này giúp:
+ Kiểm tra tình trạng cân nặng, chiều cao của thai nhi.
+ Phát hiện sớm các bất thường: thai chậm phát triển, nhau cài răng lược, tiền sản giật…
+ Chẩn đoán chính xác các dị tật về tim của thai nhi.
+ Kiểm tra chi tiết lưu lượng máu của thai nhi.
– Siêu âm tim thai
Đây là phương pháp để cung cấp những thông tin chi tiết về tim của thai nhi thông qua việc sử dụng sóng siêu âm.
Siêu âm tim thai giúp:
+ Xác định rõ vị trí, tư thế, kích thước các buồng tim.
+ Ghi nhận lại hoạt động co bóp của tim.
+ Nắm bắt các đặc điểm cấu trúc và chẩn đoán các triệu chứng bệnh lý của tim.
+ Phát hiện dị tật, khuyết tật, khối u hình thành trong tim từ đó loại trừ khuyết tật tim bẩm sinh.
>>Xem thêm: 6 xét nghiệm quan trọng khi mang thai mẹ bầu nhất định phải biết<<
Siêu âm thai nhiều có tốt không?
Hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào về việc siêu âm thai gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

Về bản chất của siêu âm là việc sử dụng sóng âm tần số cao (vượt ngưỡng nghe được), hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo:
– Không nên lạm dụng siêu âm Doppler. Đặc biệt khi thai nhi dưới 10 tuần tuổi.
– Nên thực hiện siêu âm một cách khoa học, hợp lý ở các giai đoạn quan trọng của thai kỳ.
Dù siêu âm là một phương pháp được tin là an toàn. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên lạm dụng quá nhiều. Việc này vừa tốn thời gian, chi phí lại không thực sự cần thiết.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mẹ bầu nên thực hiện khám thai khoảng 8 lần trong suốt thai kỳ ở các mốc quan trọng. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các siêu âm, xét nghiệm phù hợp với tình trạng của mẹ và bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng được tư vấn dinh dưỡng, sinh hoạt để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Ngoài ra, được được chăm sóc thai sản tốt nhất, mẹ tham khảo dịch vụ thai sản trọn gói tại Bệnh viện Quốc tế DoLife:
– Chăm sóc toàn diện thai kỳ bởi bác sĩ sản khoa đầu ngành.
– Tiết kiệm chi phí.
– Thăm khám định kỳ, thực hiện các xét nghiệm cần thiết đúng lịch.
– Đi sinh nhẹ nhàng, an toàn.
– Mẹ và bé được hưởng nhiều tiện ích đặc biệt.
Tại DoLife, mẹ sẽ được chăm sóc toàn diện, chu đáo từ khi mang thai đến sau khi bé chào đời. Với dịch vụ chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế, Thai sản trọn gói của DoLife hứa hẹn mang đến cho mẹ một thai kỳ an toàn, đầy ý nghĩa.
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi siêu âm thai?
Siêu âm thai là một thủ thuật đơn giản. Tuy nhiên, có một số lưu ý mẹ bầu, đặc biệt là chị em mang bầu cần biết để quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi hơn:
– Trước siêu âm, mẹ bầu có thể ăn uống bình thường. Nhưng lưu ý không sử dụng nước ngọt, nước trái cây, rượu, bia, chất kích thích…
– Với siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên uống nhiều nước và nhịn tiểu để hình ảnh siêu âm rõ hơn.
– Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, trước khi siêu âm, mẹ bầu nên đi tiểu hết.
– Khi bị sốt, mẹ bầu nên sớm thực hiện siêu âm để kiểm tra sức khỏe thai nhi
– Nên chọn trang phục rộng rãi, thoải mái để quá trình siêu âm thuận tiện, nhanh chóng hơn
– Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp siêu âm nào để có được kết quả tốt nhất, đồng thời hạn chế ảnh hưởng tới mẹ và bé.
Hi vọng các thông tin trong bài viết đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về việc siêu âm thai và nắm được các lưu ý cần thiết trước khi siêu âm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mẹ có thể liên hệ trực tiếp với DoLife để được hỗ trợ ngay nhé!
Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, ý nghĩa!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Tiểu đường thai kỳ nên và không nên ăn gì để bảo vệ mẹ và thai nhi?
Tiểu đường thai kỳ là mối lo ngại của nhiều mẹ bầu, ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của mẹ mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?
Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]