Sản phụ sau đẻ thường nên kiêng ăn gì tránh các bệnh hậu sản?

12/08/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Sau sinh nở, cơ thể người phụ nữ trải qua những thay đổi lớn. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, đúng cách, chị em có thể gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm gồm nhiều bệnh hậu sản. Trong đó, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới tình trạng sức khỏe sản phụ. Vậy sau sinh, mẹ nên kiêng ăn gì để tránh các bệnh hậu sản?

Cảnh báo hậu sản ở phụ nữ sau sinh

Hậu sản là gì?

Theo y học phương Tây, thời gian tối thiểu để cơ thể người mẹ phục hồi sau sinh nở là 6 tuần. Còn theo y học phương Đông, để cơ thể mẹ hoàn toàn hồi phục thì cần tới 3 tháng. Trong 1 tháng tiên sau sinh, mẹ cần được chăm sóc đầy đủ, khoa học để tránh các bệnh hậu sản.

Hậu sản là giai đoạn sau sinh của phụ nữ, gồm 6 tuần đầu tiên kể từ khi sinh con. Đây là thời gian để các cơ quan trong cơ thể người mẹ phục hồi và dần trở về trạng thái ổn định như trước khi mang thai

Việc mắc các bệnh hậu sản ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phục hồi sức khỏe của người mẹ. Trong đó bao gồm cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Đồng thời, việc này cũng cản trở quá trình chăm sóc con nhỏ trong những tháng ngày đầu đời của con.

Hậu sản chính là thời gian quan trọng hàng đầu mà sản phụ cần được chăm sóc, quan tâm đặc biệt. Đây là tiền đề để mẹ phục hồi tốt nhất, tích lũy năng lượng nuôi con.

Các bệnh hậu sản sau sinh điển hình

Nếu không được chăm sóc đầy đủ, phụ nữ sau sinh dễ mắc phải các vấn đề sức khỏe:

– Cao huyết áp sau sinh, huyết áp bất thường

– Nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn cổ tử cung… 

– Sản giật

– Bế sản dịch

– Đau tầng sinh môn, đau vết mổ, gò tử cung..

– Táo bón, đầy bụng, trĩ

– Băng huyết, xuất huyết muộn

– Trầm cảm

Để cơ thể hồi phục tốt, sau sinh, sản phụ cần xây dựng và tuân thủ chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp. Cùng với đó, các liệu pháp hỗ trợ tinh thần từ người thân cũng đóng vai trò quan trọng đến sự phục hồi cơ thể của người mẹ.

Hậu sản, mẹ bỉm có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần
Hậu sản, mẹ bỉm có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần

Những thực phẩm phụ nữ sau sinh nên kiêng để tránh hậu sản

Cùng với nhiều yếu tố ảnh hưởng khác, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe của sản phụ sau sinh, đặc biệt là trong thời gian ở cữ. Để tránh các bệnh hậu sản, mẹ cần tránh những thực phẩm không tốt với cơ thể trong thời gian đang phục hồi.

Đồ cay nóng

Trong giai đoạn ở cữ, mẹ bỉm được khuyến cáo không tiêu thụ các thực phẩm cay nóng. Nhóm thực phẩm này hoàn toàn không có lợi cho đường ruột của mẹ. Sau quá trình sinh nở, đường ruột và dạ dày của người mẹ còn rất yếu. Việc sử dụng đồ ăn cay nóng sẽ khiến đường ruột của mẹ nóng lên, dẫn đến tình trạng táo bón và trĩ sau sinh.

Ngoài ra, tiêu thụ thực phẩm cay nóng cũng ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của sữa mẹ. Cảm giác ngon của sữa có thể giảm đi khiến trẻ bỏ bú. Ngoài ra, khi đó sữa mẹ cũng có thể gây hại tới đường ruột của trẻ. 

Đồ ăn, thức uống chứa caffeine, cồn

Tiêu thụ caffein không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ mà còn gây hại cho sức khỏe mẹ bỉm. Caffeine giúp mẹ trở nên tỉnh táo hơn nhưng đồng thời cũng khiến tình trạng mất ngủ trở nên trầm trọng hơn. Cùng với đó, bú sữa từ mẹ có sử dụng caffein cũng khiến trẻ dễ trở nên cáu kỉnh, mất ngủ nhiều hơn so với bình thường.

Một số thực phẩm chứa hàm lượng cafein cao mẹ cần lưu ý hạn chế tiêu thụ như: cà phê trà, một số loại nước ngọt, sôcôla, một số loại thuốc không kê đơn…

Đồ uống có cồn (rượu, bia) hoàn toàn không tốt sức khỏe mẹ bỉm và của trẻ đang bú mẹ. Sử dụng các loại đồ uống này khiến cảm giác buồn ngủ, tình trạng uể oải ở mẹ gia tăng. Đồng thời, sữa mẹ khi đó cũng không có lợi cho sự phát triển của trẻ.

Đồ ăn có hàm lượng thủy ngân cao

Có thể mẹ chưa biết: Một số loại cá như cá kiếm, cá thu vua, cá mập, cá ngói có hàm lượng thủy ngân cao. Việc tiêu thụ những loại thực phẩm này trong thời gian cho con bú sẽ gây hại tới sự phát triển não bộ của trẻ.

Các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao không tốt cho mẹ và bé
Các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao không tốt cho mẹ và bé

Đồ ăn lạnh

Sau sinh, cơ thể mẹ vô cùng yếu ớt và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. Việc sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống lạnh dễ dàng gây hại cho răng và hệ tiêu hóa của mẹ.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ê buốt răng của phụ nữ sau sinh chính là việc sử dụng đồ ăn lạnh trong thời gian ở cữ.

Bên cạnh đó, tiêu thụ đồ lạnh sau sinh cũng khiến các cơn đau của mẹ kéo dài hơn. Các cơn co thắt cũng từ đó xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng tới việc đẩy sản dịch ra ngoài. Quá trình tiết sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng. Cả mẹ và bé đều dễ bị rối loạn chứng năng đường ruột, tiêu chảy.

Thực phẩm chua

Với phụ nữ sau sinh đang trong thời gian ở cữ, thực phẩm có vị chua hoàn toàn không có lợi. Các loại trái cây như cam, quýt, chanh… dù chứa lượng lớn vitamin C nhưng lại không phù hợp với phụ nữ trong giai đoạn này. 

Những loại thực phẩm lên men, có vị chua cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của chị em trong thời gian ở cữ. Tiêu thụ các loại thực phẩm này còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa, thậm chí dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày, tiêu chảy, hăm tã ở trẻ.

Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ

Không chỉ với sản phụ sau sinh mà tất cả mọi người đều không nên tiêu thụ nhiều thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ. Bởi loại thực phẩm này có lượng calo cao, nghèo dinh dưỡng, đồng thời làm tăng cholesterol trong cơ thể. 

Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa, kích thích đường ruột của trẻ khi bú mẹ.

Thực phẩm sống, chưa chín kỹ

Cơ địa, thể trạng của phụ nữ sau sinh rất khó để tiêu thụ được các loại thực phẩm sống, tái. Với sức đề kháng yếu, việc ăn các loại thực phẩm này còn làm nguy cơ mắc các vấn đề như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ở mẹ bỉm tăng cao.

Ăn chín, uống sôi là nguyên tắc ăn uống mà mẹ bỉm bắt buộc phải tuân thủ.

Nguyên tắc dinh dưỡng lành mạnh cho phụ nữ sau sinh

Để hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh hậu sản, khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh, đặc biệt là trong thời gian ở cữ, cần lưu ý:

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng các loại thức ăn.

– Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước, sữa, nước trái cây.

– Tăng cường thực phẩm giàu protein như: thịt, đậu, cá, sữa…

– Ăn nhiều trái cây, rau quả để bổ sung vitamin và khoáng chất. Tăng cường chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón.

– Hạn chế đồ ăn vặt.

– Tránh xa các thực phẩm có nguy cơ gây ra các bệnh hậu sản.

Phụ nữ sau sinh cần được bổ sung dinh dưỡng đúng cách, lành mạnh
Phụ nữ sau sinh cần được bổ sung dinh dưỡng đúng cách, lành mạnh

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp dân gian hữu hiệu để tránh hậu sản như:

– Ăn thức ăn ấm, cơm, canh nóng.

– Tham khảo thực đơn dinh dưỡng cho phụ nữ trong thời gian ở cữ: canh gà hầm, canh rau ngót, móng giò hầm đu đủ, thịt nạc rang nghệ…

– Chườm bụng bằng hỗn hợp ngải cứu – gừng – muối.

Để giúp cơ thể phục hồi tốt hơn sau sinh thường, việc chăm sóc, kiêng cữ sau sinh là vô cùng cần thiết. Hi vọng với các  thông tin mà bài viết cung cấp, chị em phụ nữ đã có thêm kiến thức về việc chăm sóc cơ thể sau sinh, xây dựng thực đơn dinh dưỡng để tránh các bệnh hậu sản.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay nhé!

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]