Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

12/08/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!

Niêm mạc tử cung là gì?

Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong tử cung (dạ con). Đây là một lớp mô mềm, có cấu tạo từ các tế bào biểu mô và mô liên kết. Nó có vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt cũng như trong quá trình mang thai.

Nội mạc tử cung mỏng gây khó khăn trong việc mang thai

Niêm mạc tử cung trải qua những thay đổi đáng kể trong suốt chu kỳ kinh nguyệt dưới tác động của các hormone sinh dục nữ như estrogen và progesterone. Những thay đổi này bao gồm:

– Giai đoạn tăng sinh (Proliferative phase): 

Sau khi kết thúc kinh nguyệt, dưới tác động của hormone estrogen, niêm mạc tử cung bắt đầu phát triển dày lên và tăng sinh để chuẩn bị cho khả năng thụ thai.

– Giai đoạn tiết dịch (Secretory phase): 

Sau khi rụng trứng, hormone progesterone tăng lên, làm cho niêm mạc tử cung tiếp tục phát triển và trở nên mềm mại hơn. Đồng thời tiết ra các chất dinh dưỡng để hỗ trợ việc bám dính và phát triển của phôi thai nếu thụ thai xảy ra.

– Giai đoạn hành kinh (Menstrual phase): 

Nếu không có sự thụ thai, mức độ hormone giảm xuống, niêm mạc tử cung sẽ bong ra và bị thải ra ngoài cơ thể dưới dạng kinh nguyệt.

Nếu quá trình thụ thai xảy ra, niêm mạc tử cung sẽ duy trì và cung cấp môi trường lý tưởng để phôi thai bám vào và phát triển thành thai nhi. Nếu không, lớp niêm mạc này sẽ bị bong ra và tạo thành kinh nguyệt.

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thể làm giảm khả năng mang thai, nhưng không phải là hoàn toàn không thể có thai. 

Thông thường, độ dày lý tưởng của niêm mạc tử cung để hỗ trợ việc thụ thai là khoảng 7-14 mm. Nếu niêm mạc tử cung quá mỏng, dưới 7mm, phôi thai có thể gặp khó khăn trong việc bám vào thành tử cung. Từ đó dẫn đến khó thụ thai hoặc dễ bị sảy thai.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng nhưng vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chất lượng trứng, tinh trùng, và tình trạng sức khỏe tổng quát của người phụ nữ.

Dấu hiệu nhận biết nội mạc tử cung mỏng

Chu kỳ kinh nguyệt thất thường

Một vài dấu hiệu nhận biết có thể đang gặp tình trạng niêm mạc tử cung mỏng cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và thăm khám ngay:

– Kinh nguyệt hàng tháng không đều đặn.

– Đau bụng dữ dội khi có kinh.

– Xuất hiện máu đông trong máu kinh.

– Máu kinh ra ít hơn bình thường.

– Trong giai đoạn hoàng thể hoặc rụng trứng, độ dày niêm mạc tử cung < 6mm sẽ được coi là mỏng

– Không dùng biện pháp bảo vệ nhưng vẫn không có thai trong thời gian dài.

– Tiền sử bệnh có nạo phá thai hoặc sinh non.

Nguyên nhân gây bệnh

– Thiếu hụt estrogen hay giảm nồng độ estrogen một cách tự nhiên.

– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

– Viêm nhiễm âm đạo.

U xơ tử cung hay mô sẹo.

– Chứng tiền sản giật sau khi sinh con.

– Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên gây ra tác dụng phụ.

– Sử dụng thuốc kích trứng kéo dài hơn 6 tháng.

– Tuổi tác: niêm mạc của phụ nữ trên 40 tuổi thường bị mỏng hơn.

– Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất như sắt, vitamin B9.

– Stress: gây rối loạn nội tiết.

– Niêm mạc mỏng bẩm sinh.

– Tình trạng căng thẳng.

Phương pháp điều trị niêm mạc tử cung mỏng

Bổ sung estrogen bằng đường uống để giúp cân bằng nội tiết
Bổ sung estrogen bằng đường uống để giúp cân bằng nội tiết

Việc điều trị nội mạc tử cung mỏng có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng khả năng thụ thai cả tự nhiên và nhân tạo. Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây nên niêm mạc tử cung mỏng mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị niêm mạc tử cung mỏng phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng để giúp niêm mạc tử cung trở lại độ dày bình thường mà bạn có thể tham khảo:

Liệu pháp nạp Estrogen

Nồng độ estrogen thấp cũng khiến cho niêm mạc tử cung bị mỏng đi. Vì vậy, bạn nên uống bổ sung estrogen hoặc dùng dạng gel. Liệu pháp này kích thích sự phân chia tế bào trong nội mạc tử cung và tăng độ dày của nó để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai.

Sử dụng yếu tố kích thích thuộc dòng tế bào hạt (G-CSF) niêm mạc tử cung mỏng 

Do niêm mạc tử cung có một số tế bào giống với tế bào gốc trung mô (một loại tế bào có vai trò phát triển nội mạc tử cung). Vì vậy, các chuyên gia đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật bơm G-CSF (Granulocyte colony-stimulating factor) vào tử cung để tăng sản xuất tế bào gốc trung mô và tế bào gốc tạo máu trong tủy xương. Thông qua phương pháp này sẽ giúp cho niêm mạc tử cung phát triển.

Nội soi tử cung

Sự kết dính của tử cung ngăn cản sự tái tạo bình thường của niêm mạc tử cung. Vì vậy, phương pháp điều trị cần thiết trong trường hợp này là phẫu thuật nội soi để loại bỏ phần dính. Từ đó tạo điều kiện cho nội mạc tử cung phát triển trở lại.

Trên đây là những thông tin về tình trạng niêm mạc tử cung mỏng. Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường như kinh nguyệt không đều, chị em cần thăm khám ngay để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]