Những dấu hiệu phát hiện sớm bệnh giang mai

19/09/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Giang mai là căn bệnh lây qua đường tình dục. Căn bệnh này để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Vậy những triệu chứng của bệnh giang mai là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh giang mai là gì?

<yoastmark class=

Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm chỉ đứng sau HIV/AIDS. Bệnh do một loại vi khuẩn có tên là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây nên. Xoắn khuẩn có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ở nhiệt độ phòng từ 20 đến 30 độ C, xoắn khuẩn sẽ chết. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45 độ C nó sẽ bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn này trong vài phút.

Xoắn khuẩn giang mai có ở:

  • Trong máu
  • Dịch âm đạo của phụ nữ, nam giới
  • Lây truyền thông qua đường tình dục không có biện pháp bảo vệ an toàn.

Các chuyên gia cảnh báo bất kỳ ai cũng có thể nhiễm xoắn khuẩn này. Nhưng do cấu tạo sinh dục dạng mở nên tỷ lệ ở mắc giang mai ở phụ nữ cao gấp ba lần so với nam giới. Đặc biệt nhiễm trùng ở nữ cũng không có triệu chứng. Vì vậy nên người nhiễm không ý thức mình đã mắc bệnh.

Triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng của bệnh giang mai sẽ xuất hiện và tiến triển theo từng giai đoạn. Cụ thể như sau:

Giai đoạn thứ nhất (Giai đoạn nguyên phát)

Xuất hiện vết loét nhỏ xung quanh các vị trí như:

  • Dương vật
  • Hậu môn
  • Âm đạo
  • Trực tràng
  • Một số hiếm khác xuất hiện trong hoặc xung quanh miệng.

Hầu hết mọi người sẽ không nhận thấy được vết loét này bởi nó thường không gây đau. Và nó có thể tự lành từ 3-6 tuần dù có được chữa trị hay không. Khi vết loét biến mất, bạn vẫn phải tiếp tục điều trị bệnh nhằm tránh tình trạng chuyển nặng.

Giai đoạn thứ 2 (Giai đoạn thứ phát)

Các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:

– Phát ban (Tình trạng phát ban sẽ bắt đầu từ thân và từ từ bao phủ cả cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và bàn chân, không ngứa)

– Sưng hạch bạch huyết 

– Sốt

– Mệt mỏi

– Đau họng

– Nhức đầu

– Sụt cân

– Sưng hạch

– Đau cơ hoặc rụng tóc

Thêm vào đó, người bệnh ở giai đoạn này cũng có thể bị đau miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Những triệu chứng ở giai đoạn này có thể biến mất kể cả khi bạn không được chữa trị. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn nếu việc điều trị không đúng cách.

Giai đoạn thứ 3 (Giai đoạn âm ỉ)

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sẽ tiến triển đến giang mai thần kinh và giang mai thị giác. Ở giai đoạn này, người bệnh không thể lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên mẹ vẫn có thể truyền bệnh sang con. 

Thường ở giai đoạn thứ 3 này, người bệnh sẽ không thấy bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh. Nếu không được chữa trị, bạn có thể tiếp tục mang bệnh trong cơ thể nhiều năm mà không có dấu hiệu hay triệu chứng nào. 

Nếu bạn không được điều trị ngay lập tức, các triệu chứng có thể sẽ tạm thời biến mất nhưng nó sẽ quay trở lại. Điều này có thể xảy ra trong một năm. Ngay cả khi các triệu chứng của bệnh không quay trở lại, vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể bạn. Bệnh giang mai sẽ trở nên tồi tệ hơn, và bạn vẫn có thể lây nhiễm cho bạn tình.

Giang mai là kẻ thù âm thầm và nguy hiểm

Giai đoạn thứ tư (Giai đoạn tam phát)

Tam phát là giai đoạn cuối của bệnh. Nó có thể xuất hiện sau 3-15 năm kể từ giai đoạn nguyên phát. Giai đoạn này được chia làm ba hình thức khác nhau là:

  • Giang mai thần kinh (6.5%): Gây viêm màng não, thoái hóa não, dẫn đến động kinh, đột quỵ, ảo giác.
  • Giang mai tim mạch (10%): Gây ra phình động mạch chủ
  • Củ giang mai (15%): Có khả năng làm biến dạng khuôn mặt người bệnh.

Giang mai thần kinh và giang mai thị giác

Khi người mắc bệnh giang mai không được điều trị, có thể gây tổn thương não, hệ thần kinh ( giang mai thần kinh ) hoặc mắt ( giang mai thị giác). Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm: 

  • Vấn đề về não (thần kinh); 
  • Nhiễm trùng
  • Viêm màng quanh não và tủy sống; 
  • Tê; 
  • Điếc; 
  • Vấn đề về thị giác hoặc mù lòa; 
  • Thay đổi tính cách; 
  • Sa sút trí tuệ; 
  • Bệnh van tim; 
  • Chứng phình động mạch…

Giang mai bẩm sinh

Phụ nữ khi mang thai bị bệnh có thể truyền bệnh sang thai nhi. Bác sĩ gọi đây là bệnh giang mai bẩm sinh. Nếu không được điều trị, thai có nguy cơ cao bị chết lưu. Nếu không trẻ sinh ra cũng có nguy cơ tử vong cao.

Hầu hết trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai không có triệu chứng nào. Một số có thể bị phát ban ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Trẻ sơ sinh mắc bệnh thường có các biểu hiện bệnh sau:

Trẻ dưới 2 tuổi:

  • Gan hoặc lách to.
  • Không tăng cân hoặc không phát triển.
  • Hay cáu gắt.
  • Kích ứng và nứt da quanh vùng miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn.
  • Phát ban, xuất hiện mụn nước, đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân.
  • Bất thường xương.
  • Chảy nước mũi.

Trẻ trên 2 tuổi và người lớn:

  • Có bất thường về răng, cụ thể là răng cửa Hutchinson.
  • Đau xương.
  • Mù, đục giác mạc.
  • Giảm thính lực hoặc điếc.
  • Biến dạng mũi.
  • Có các mảng màu xám, giống như chất nhầy xung quanh hậu môn và âm đạo.

Phòng ngừa bệnh giang mai

Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn là một trong những biện pháp đề phòng giang mai hiệu quả
Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn là một trong những biện pháp đề phòng giang mai hiệu quả

Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh tình dục này khi quan hệ  không an toàn. Tránh quan hệ tình dục khi chưa biết tình trạng sức khỏe của bạn tình là biện pháp hữu hiệu nhất phòng ngừa bệnh giang mai.

Bên cạnh đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể thực hiện theo một số hướng dẫn sau đây:

  • Kiểm tra sức khỏe toàn diện
  • Sử dụng bao cao su phòng lây nhiễm bệnh giang mai
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các vết loét.

Bệnh tình dục này có thể được trị dứt điểm bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng. Tuy nhiên, việc chữa trị cần được thực hiện sớm và đúng cách để có hiệu quả cao. Nếu không các tổn thương do bệnh gây ra có thể sẽ không thể phục hồi. 

Trên đây là thông tin về những biểu hiện của bệnh giang mai. Đây là căn bệnh xã hội có nguy cơ lây nhiễm cao. Vì vậy, mỗi người hay tự đề cao cảnh giác và tinh thần phòng chống bệnh. Đây cũng chính là cách bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội. 

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]