Nhồi máu phổi: Chẩn đoán và điều trị

14/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Nhồi máu phổi có thể nói là bệnh lý rất nguy hiểm, là biến chứng điển hình của các bệnh lý tim mạch, có nguy cơ tử vong cao.

Khái quát về bệnh lý nhồi máu phổi 

Nhồi máu phổi (hay còn gọi thuyên tắc phổi) là tình trạng cục máu đông lọt vào mạch máu ở trong phổi, ngăn chặn dòng lưu thông bình thường của máu ở vùng đó. Sự tắc nghẽn gây trở ngại cho việc thay đổi trao đổi khí. Tùy thuộc vào cục máu đông nhỏ hay to, số lượng các mạch máu mà độ nguy hiểm có thể khác nhau. 

Thông thường, cục máu đông sẽ hình thành trong các tĩnh mạch sâu của cơ thể, được gọi là “huyết khối tĩnh mạch sâu”. Hầu hết các huyết khối gây tắc mạch phổi được hình thành, bắt nguồn từ tĩnh mạch ở chân. Ngoài ra, huyết khối có thể xuất phát từ tĩnh mạch chậu, thân, chi hoặc từ tim phải. Một số ít trường hợp bị nhồi máu phổi không phải do huyết khối, mà do thuyên tắc mỡ hoặc là do dị vật. 

Nhồi máu phổi (hay còn gọi thuyên tắc phổi) là tình trạng cục máu đông lọt vào mạch máu ở trong phổi.
Nhồi máu phổi (hay còn gọi thuyên tắc phổi) là tình trạng cục máu đông lọt vào mạch máu ở trong phổi.

Những triệu chứng chẩn đoán tình trạng nhồi máu phổi 

Nhồi máu phổi có biểu hiện lâm sàng vô cùng đa dạng, có  thể người bệnh không có triệu chứng lâm sàng nhưng cũng có thể có triệu chứng suy huyết động nhanh chóng có thể dẫn đến tử vong. Những người có dấu hiệu thuyên tắc phổi thường bao gồm các triệu chứng: 

– Biểu hiện bồn chồn, lo lắng. 

Đau ngực hoặc cảm giác bị nghẹn ở ngực. 

– Nhịp thở trở nên nhanh hơn, nhịp tim cũng đập nhanh. 

– Ra nhiều mô hôi, tiếng thở nghe rất mạnh (do tăng động mạch phổi) 

– Tĩnh mạch ở cổ nổi.

– Ran nổ hoặc cọ màng phổi. 

– Huyết áp thấp, huyết áp tâm trương <90mmHg với những trường hợp bị bệnh nặng. 

– Ý thức trở nên rối loạn. 

Ngoài ra, ở những triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện với tần suất ít hơn như: Ho ra máu, chân sưng to, đau chân, đau thắt ngực, bị ngất do lưu lượng máu ở tim giảm tạm thời. 

Khó thở có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh lý.
Khó thở có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh lý.

Một số trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh thuyên tắc phổi 

Dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh thuyên tắc phổi cao hơn so với người bình thường: 

– Người cao tuổi, thường là lớn hơn 60 tuổi. 

– Người từng được chẩn đoán mắc bệnh lý huyết khối tĩnh mạch.

– Người từng phải nằm bất động do chấn thương, phẫu thuật hoặc do bị liệt. 

– Người có các bệnh lý về mạch máu như: Suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch chi dưới.

– Phụ nữ hiện đang mang thai, hoặc dùng thuốc tránh thai kéo dài. 

– Người có cân nặng thừa cân, béo phì. 

– Người mắc những bệnh lý ung thư ác tính. 

– Người bị suy tim ứ huyết, hoặc mắc tình trạng tăng động tiên phát như: Bệnh đa hồng cầu, thiếu hụt các yếu tố Antithrombin III….

Chẩn đoán và điều trị bệnh thuyên tắc phổi như thế nào? 

Chẩn đoán bệnh lý nhồi máu phổi 

Hiện nay, các biện pháp chẩn đoán phổi chủ yếu dựa vào những yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

Chẩn đoán bệnh lý dựa trên các triệu chứng lâm sàng

– Một số triệu chứng hô hấp khởi phát đột ngột như: Khó thở, thở nhanh, đau ngực, ho ra máu, thở khò khè… 

– Triệu chứng tuần hoàn như: Nhịp tim tăng nhanh, tĩnh mạch cổ nổi, tụt huyết áp, bị sốc…

Chẩn đoán bệnh lý bằng các hình thức xét nghiệm

Các hình thức xét nghiệm thường quy sẽ giúp bác sĩ đánh giá toàn diện các yếu tố như: 

– Các định lượng men tim: Bao gồm BNP, Troponin để tiên lượng bệnh.

– Kí máu động mạch.

– Chụp X-quang phổi, chụp điện tâm đồ.

– Theo dõi định lượng nồng độ D-dimer ở trong máu 

Bên cạnh đó, tùy vào từng trường hợp mà bệnh nhân bằng một số hình thức xét nghiệm chuyên sâu như: 

Siêu âm tim: Dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng khi bị thuyên tắc phổi. –

– Siêu âm tĩnh mạch chi tiết: Khoảng 50% thuyên tắc phổi có huyết khối tĩnh mạch chi ở dưới. 

– Chụp CT Scanner đa lát cắt động mạch phổi là xét nghiệm thường được sử dụng để tìm kiếm những nguyên nhân gây thuyên tắc phổi. Trong những xét nghiệm này, thuốc sẽ được tiêm vào tĩnh mạch ở bàn tay hoặc cánh tay, chụp CT Scanner ngực để tìm huyết khối ở trong phổi. 

– Xạ hình thông khí tưới máu: Giúp phát hiện bất tương hợp thông khí tưới máu, từ đó giúp loại trừ chẩn đoán. 

– Chụp cản quang hệ mạch máu phổi là xét nghiệm xâm lấn, tuy nhiên đây lại là tiêu chuẩn vàng để xác định chính xác tình trạng các loại bệnh lý thông tắc phổi. 

Phương pháp chụp CT Scanner.
Phương pháp chụp CT Scanner.

Các loại chẩn đoán phân biệt

Nhìn chung, thuyên tắc phổi có những biểu hiện lâm sàng giống với một số loại bệnh khác như: Bệnh phổi mãn tính, hen, suy tim sung huyết, viêm phổi, nhồi máu cơ tim cấp, tăng áp phổi nguyên phát, ung thư… Do đó, cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán phân biệt để xác định được chính xác tình trạng bệnh khác nhau.

Điều trị bệnh nhân bị nhồi máu phổi như thế nào? 

Nhồi máu phổi sẽ có nguy cơ cao dẫn đến tử vong nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến, tùy thuộc vào tình trạng, mức độ nặng hay nhẹ của bệnh cũng như thời gian nhập viện: 

– Phương pháp chống đông: Bác sĩ cho người bệnh sử dụng thuốc chống đông để hình thành huyết khối, nhằm ngăn chặn sự di chuyển của huyết khối đến các vị trí khác, phá vỡ cục máu đông, điều hòa quá trình đông máu. 

– Trong trường hợp khối máu đông có kích thước lớn, không thể loại bỏ bằng thuốc, bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật bằng cách sử dụng ống luồn nhằm lấy cục máu đông ra khỏi cơ thể của người bệnh. 

– Điều trị dự phòng: Người bệnh phải sử dụng thuốc chống đông máu kéo dài để điều trị phòng bệnh tái phát sau khi kết thúc quá trình điều trị.

Nhìn chung, nhồi máu phổi vô cùng nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, khi phát hiện những triệu chứng như tức ngực, khó thở hay các triệu chứng của nhồi máu thì cần đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được trợ giúp. Lưu ý không nên chủ quan, tự điều trị ở nhà bởi bệnh có thể gây dấu hiệu nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng và cần điều trị lâu dài.            

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]