Nhiễm trùng thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

07/08/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Nhiễm trùng thận là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu bệnh nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận, hay còn gọi là viêm thận. Đây là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở thận. Bệnh này thường bắt đầu từ nhiễm trùng đường tiết niệu, sau đó vi khuẩn di chuyển lên thận. Nhiễm trùng thận có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Nhiễm trùng thận là một trong những bệnh viêm nhiễm ở thận rất thường gặp

Nguyên nhân gây nhiễm trùng thận

Một số nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng thận có thể kể đến như:

– Vi khuẩn: Phổ biến nhất là vi khuẩn Escherichia coli (E. coli), nhưng các loại vi khuẩn khác cũng có thể gây nhiễm trùng.

– Nhiễm trùng tiểu: Nhiễm trùng tiểu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả có thể lan lên thận.

– Các yếu tố khác: Sỏi thận, hẹp niệu quản, bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch yếu, đặt ống thông tiểu.

Dấu hiệu nhiễm trùng thận

Bệnh có thể khởi phát qua các triệu chứng của viêm đường tiểu dưới. Bệnh sẽ trở nên ngày một nghiêm trọng hơn nữa nếu vi khuẩn ngược dòng đến đường tiểu trên. Các triệu chứng hay gặp của bệnh nhiễm khuẩn tại cơ quan thận bao gồm: 

– Sốt trên 38 °C và có thể sốt cao 39 đến 40 °C

– Rét run 

– Buồn nôn và nôn

– Đau vùng hông và vùng quanh hậu môn. 

– Đi tiểu liên tục, có cảm giác muốn đi tiểu ngay và không thể nhịn đi tiểu được. 

– Cảm giác nóng rát dọc theo đường tiểu khi đi tiểu. 

– Có mủ hoặc có máu lẫn trong nước tiểu. 

– Nước tiểu có mùi tanh khác thường. 

Đau vùng hông và vùng quanh hậu môn là triệu chứng điển hình khi bị viêm thận

Nhiễm trùng thận gây biến chứng gì?

Nhiễm trùng thận nếu không được điều trị kịp thời thì cũng có thể gây ra một số biến chứng như sau:

– Áp xe thận: 

Là hiện tượng ổ mủ xuất hiện quanh thận do nhiễm trùng các mô mềm quanh thận

– Nhiễm khuẩn huyết:

Do vi khuẩn lan tràn vào máu, dẫn đến nhiễm khuẩn toàn thân nặng.

– Hoại tử nhú thận:

Nhiễm trùng kéo dài sẽ gây hoại tử nhú thận, làm hỏng một phần hoặc thậm chí là toàn bộ chúng. Tiếp đó sẽ kéo theo tình trạng tắc nghẽn niệu quản hoặc niệu đạo, gây ứ mủ bể thận.

Suy thận cấp:

Đây là biến chứng nguy hiểm vì nó còn có thể kèm theo các biến chứng như tăng huyết áp, phù phổi cấp,..

– Kháng kháng sinh:

Nếu dùng kháng sinh không đúng cách, đúng liều lượng thì rất dễ mắc phải biến chứng này

– Viêm thận bể thận mạn và suy thận mạn:

Viêm thận bể thận cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm thận bể thận mạn và suy thận mạn cực kỳ nguy hiểm. 

Điều trị và phòng ngừa

Biện pháp điều trị

– Kháng sinh: Điều trị nhiễm trùng thận chủ yếu bằng kháng sinh. Loại kháng sinh và thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và loại vi khuẩn gây bệnh.

– Điều trị triệu chứng: Dùng thuốc giảm đau và hạ sốt để giảm triệu chứng.

– Điều trị tại bệnh viện: Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, người bệnh có thể cần điều trị tại bệnh viện. Các phương pháp điều trị bao gồm truyền dịch và kháng sinh qua đường tĩnh mạch.

Cần điều trị sớm bệnh nhiễm trùng thận để hạn chế các biến chứng nguy hiểm

Biện pháp phòng ngừa

Để phòng bệnh nhiễm trùng ở thận một cách hiệu quả, chúng ta nên thực hiện các biện pháp sau:

– Không nên sử dụng thuốc xịt khử mùi hoặc thuốc nhuộm tùy tiện ở cơ quan sinh dục.

– Không nên sử dụng bao cao su hoặc màng chắn không đảm bảo vô khuẩn.

– Uống nhiều nước mỗi ngày (từ 1,5 đến 2 lít nước).

– Đi tiểu mỗi khi có cảm giác mắc tiểu.

– Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục.

– Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày.

– Khi có nóng sốt thì nên đi khám ngay để tránh biến chứng nhiễm trùng huyết dẫn đến thận bị nhiễm trùng.

Trên đây là những thông tin về bệnh nhiễm trùng thận. Hy vọng bạn đọc sẽ nắm vững cách phòng bệnh hiệu quả, cũng như biết được những triệu chứng sớm để đi khám bệnh kịp thời. Từ đó hạn chế tối đa những biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024

THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024

THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024 Để giúp Quý khách hàng chủ động sắp xếp thời gian khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 02/09/2024, Bệnh viện Quốc tế DoLife trân trọng thông báo lịch hoạt động như sau:– Thời gian nghỉ: 31/8 – 3/9/2024– Thời gian làm việc lại: […]

Đẻ thường xong ăn gì để nhanh khỏe và nhiều sữa?

Đẻ thường xong ăn gì để nhanh khỏe và nhiều sữa?

Sau khi đẻ thường, việc chăm sóc và phục hồi thể trạng của mẹ bỉm là rất quan trọng. Một phần quan trọng trong quá trình phục hồi là ăn uống đúng cách để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Vậy mẹ bỉm sinh thường nên ăn gì để phục hồi thể trạng? […]

Nấm da đầu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Nấm da đầu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Nấm da đầu là bệnh nhiễm khuẩn ngoài da gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người  bệnh. Vậy nấm da đầu có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Nấm da đầu là bệnh gì? Nấm da đầu là một loại nhiễm trùng da […]

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]