Ngủ ngáy ở trẻ: Những điều ba mẹ nhất định phải biết

01/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến ở trẻ và thường không gây nguy hại tới sức khỏe. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, ngủ ngáy có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý hoặc có thể gây nguy cơ rối loạn đường thở, rối loạn thở khi ngủ, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. 

Ngủ ngáy ở trẻ có đáng lo?
Ngủ ngáy ở trẻ có đáng lo?

Như thế nào là ngủ ngáy ở trẻ?

Ngủ ngáy là tình trạng xuất hiện âm thanh ở đường thở khi ngủ do hệ hô hấp rung lên khi đường thở gặp vật cản. Tùy từng trường hợp mà tiếng ngáy có thể dày mỏng, to nhỏ khác nhau.

Ngủ ngáy được chia thành 2 loại:

– Ngáy do thói quen: không do bất kỳ tác động nào.

– Ngáy triệu chứng: do sự thay đổi từ điều kiện bên ngoài, có thể biến mất.

Nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra ngủ ngáy ở trẻ:

– Béo phì: đường thở của trẻ hẹp hơn, gây ngáy đồng thời tăng nguy cơ rối loạn ngưng thở khi ngáy to.

– Viêm amidan, viêm VA.

– Dị ứng: thời tiết, phấn hoa, bụi… ảnh hưởng tới các mô trong mũi, họng của trẻ.

– Nhiễm trùng đường hô hấp trên gây nghẹt mũi, khiến trẻ phải thở bằng miệng.

– Họng có hạch to.

– Dị dạng lệch vách ngăn, polyp mũi.

– Trẻ hít phải khói thuốc lá.

– Đường thở hẹp, sứt vòm miệng, cằm ngắn.

Hen suyễn

– … 

Cẩn trọng với tình trạng ngủ ngáy ở trẻ

Ngủ ngáy có thể là hiện tượng bình thường ở trẻ khi tiếng ngáy xuất hiện thỉnh thoảng, kèm tiếng thở khò khè, nghẹt mũi, trẻ thở bằng miệng. Khi hết các tác động ngoại cảnh, tình trạng ngủ ngáy cũng sẽ biến mất.

Tuy nhiên, với trường hợp ngủ ngáy bệnh lý, ba mẹ cần hết sức cẩn trọng để tránh nguy cơ gây hại tới sức khỏe của trẻ.

Phân biệt ngủ ngáy sinh lý và ngủ ngáy bệnh lý ở trẻ

Hiện tượng ngủ ngáy sinh lý ở trẻ là không đáng lo. Nhưng ngủ ngáy bệnh lý cần được tìm rõ nguyên nhân và điều trị bệnh phù hợp. Ba mẹ lưu ý phân biệt hai loại ngủ ngáy này ở trẻ:

– Ngủ ngáy sinh lý

+ Thường do ảnh hưởng từ gỉ mũi, khoang mũi, đường thở bị hẹp khiến không khí vào đường thở bị ma sát.

+ Khi khoang mũi rộng lên, hiện tượng ngủ ngáy sẽ tự biến mất. Càng lớn, trẻ sẽ càng ít ngủ ngáy, âm thanh ngáy cũng nhỏ dần.

– Ngủ ngáy bệnh lý

+ Trẻ ngáy to, ngáy khi ngủ với tần suất trên 3 ngày/tuần.

+ Có thể xuất hiện tình trạng ngưng thở khi ngủ.

+ Thường xảy ra ở trẻ từ 3 – 10 tuổi.

Ảnh hưởng của ngủ ngáy bệnh lý

Ngủ ngáy bệnh lý ở trẻ thường kèm theo rối loạn thở hay ngừng thở khi ngủ. Trong đó:

– Rối loạn thở khi ngủ (SDB) khiến trẻ khó thở trong suốt thời gian ngủ.

– Ngưng thở khi ngủ (OSA) khiến đường thở bị tắc nghẽn một phần hay toàn phần.

Việc hơi thở bị gián đoạn khi ngủ có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của trẻ: tăng huyết áp, kích thích não và tỉnh ngủ, giảm nồng độ oxy trong máu. 

Trẻ cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp như:

– Thường xuyên buồn ngủ, mệt mỏi vào ban ngày. Ủ rũ, kém tập trung, giảm khả năng học tập.

– Đái dầm: cơ thể tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm do ảnh hưởng của rối loạn đường thở khi ngủ.

– Chậm phát triển thể chất do cơ thể giảm sản xuất hormone tăng trưởng.

– Béo phì do cơ thể tăng đề kháng với insulin hoặc do mệt mỏi khiến trẻ giảm hoạt động.

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim.

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ở phổi.

– Ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ do ngủ ngáy khiến oxy tới máu bị suy giảm.

– …

Triệu chứng cần lưu ý

Ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để con được thăm khám và tư vấn nếu trẻ xuất hiện ngủ ngáy kèm các dấu hiệu bất thường như:

– Thường xuyên ngáy to, khụt khịt hít mạnh.

– Thở hổn hển.

– Đái dầm không rõ nguyên nhân.

– Tâm lý thay đổi: dễ kích động, hay cáu gắt, học tập giảm sút…

Điều trị ngủ ngáy ở trẻ

Điều trị ngủ ngáy ở trẻ cần dựa trên nguyên nhân gây ra tình trạng này:

– Với ngủ ngáy do ảnh hưởng của viêm VA, viêm amidan: việc nạo VA hay cắt amidan thường được cân nhắc thực hiện.

– Với ngủ ngáy do các bệnh viêm đường hô hấp trên (viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp trên): trẻ cần được điều trị bệnh.

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng ngủ ngáy, ba mẹ thực hiện các biện pháp như:

– Giảm cân cho trẻ nếu con đang thừa cân, béo phì.

– Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm…

– Dùng máy tạo ẩm, làm tăng độ ẩm trong phòng để giúp trẻ dễ thở hơn.

– Rửa mũi bằng nước muối sinh lý trước khi trẻ đi ngủ mỗi ngày.

– Cho trẻ nằm nghiêng.

– Dọn dẹp phòng ngủ, chăn gối… thường xuyên để hạn chế tác nhân gây dị ứng cho trẻ.

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu ngủ ngáy bất thường, ba mẹ đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, tránh nguy cơ bệnh lý, ảnh hưởng tới sức khỏe bé yêu.

Trên đây là những thông tin chung về ngủ ngáy ở trẻ. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng luôn là nỗi lo lắng hàng đầu đối với các bậc phụ huynh. Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa, tuy nhiên, ba mẹ vẫn có thể chủ động phòng bệnh. Ba mẹ theo dõi bài sau để tìm hiểu cách phòng bệnh tay chân miệng cho con. Tổng quan […]

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vậy viêm phổi có phải là bệnh nguy hiểm? Khi nào ba mẹ nên cho con nhập viện tránh những biến chứng? Ba mẹ cùng tìm hiểu theo bài viết sau. Viêm phổi ở trẻ là gì Viêm phổi ở […]

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thời tiết thay đổi thất thường có thể khiến trẻ bị viêm phế quản cấp tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nắm những thông tin cần thiết, đề phòng biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản ở trẻ em là gì? Viêm phế quản là tình trạng viêm phế quản, đường dẫn […]