Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

06/08/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu nhận biết như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm hay còn có tên gọi khác là trúng thực. Đây là tình trạng bệnh lý xảy ra khi bạn tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống bị nhiễm các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc các chất độc hại. Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề sức khỏe phổ biến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ a. Căn bệnh này gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Trường hợp nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

Dấu hiệu trúng thực là gì?

Bệnh nhân sau khi ăn những món bị nhiễm độc thì có thể xuất hiện triệu chứng ngộ độc thực phẩm chỉ sau vài phút hoặc vài giờ. Đôi khi điều này sẽ xảy ra sau một vài ngày khi cơ thể đã tiêu hóa hết số thực phẩm này. 

Các dấu hiệu trúng thực điển hình

Dựa trên nguyên nhân gây ngộ độc có thể xác định được các biểu hiện của tình trạng này như sau:

Ngộ độc do hóa chất trong thực phẩm:

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm không chỉ xảy ra ở hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng cả ở những cơ quan khác với các biểu hiện như:

–  Chóng mặt,

– Đau đầu,

– Trụy mạch,

– Tim đập bất thường,…;

Ngộ độc do vi sinh vật gây bệnh (virus, vi khuẩn, nấm mốc) có trong thức ăn:

Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu như khô môi, khát nước, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, đổ nhiều mồ hôi, sốt,…;

Ngộ độc do bản thân chất độc tự nhiên từ thực phẩm: 

Ví dụ như măng, sắn, cóc, cá nóc,… .Nếu chế biến sai cách những món này có thể khiến cho người bệnh gặp phải những triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

Các biểu hiện ngộ độc nặng cần nhập viện ngay:

– Mất nước.

– Nhiễm trùng.

– Rối loạn thần kinh: nhìn mờ, nhìn một thành hai, nói khó, giọng nói ngọng, tê liệt cơ, co giật, đau đầu, chóng mặt.

– Rối loạn tim mạch: tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở.

– Có lẫn máu hoặc chất nhầy trong phân.

– Tiểu ít (dấu hiệu suy thận).

– Đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như ngực, cổ, hàm, họng).

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm rất đa dạng, chủ yếu là các loại vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hóa bám trên bề mặt thức ăn và nước uống. Một số tác nhân thường gặp của bệnh gồm:

– Vi khuẩn: hay gặp nhất là E.Coli, Salmonella hoặc Shigella gây rối loạn tiêu hóa, bệnh kiết lỵ và thương hàn.

– Virus: rotavirus là căn nguyên thường gặp dẫn đến viêm dạ dày ruột, tiêu chảy ở trẻ em.

– Các độc tố trong thức ăn hoặc vi khuẩn có chứa độc tố: như vi khuẩn Clostridium perfringens thường có trong thịt sống hoặc thực phẩm lên men.

– Nấm và ký sinh đường tiêu hóa: có trong nước lã hoặc thực phẩm quá hạn sử dụng

Xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời

Nếu gặp các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thì người bệnh nên xử trí theo những cách sau:

Gây nôn:

Nếu sau khi ăn bệnh nhân bị nôn mửa, vẫn trong trạng thái tỉnh táo thì cần phải kích thích cho bệnh nhân nôn hết thức ăn khỏi dạ dày. Có thể ép góc lưỡi của bệnh bằng ngón tay trỏ. Hoặc cho bệnh nhân uống nước muối hòa tan với nước ấm cũng giúp bệnh nhân nôn ra. Từ đó giúp hạn chế được tình trạng chất độc ngấm vào cơ thể người bệnh.

Một số lưu ý khi kích thích nôn cho bệnh nhân:

– Để bệnh nhân nằm nghiêng. Phần đầu kê cao hơn tránh làm trào ngược chất độc vào phổi. Điều này sẽ giúp phòng tránh nguy cơ ngạt thở và sặc gây nguy hiểm cho người bệnh;

– Giữ lại những mẫu chất nôn hoặc mẫu thực phẩm mà người bệnh đã ăn để đi xét nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

Bù nước:

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường là tiêu chảy và nôn nhiều. Do đó cơ thể bệnh nhân sẽ bị mất nước nên cần phải bù nước, bù dịch kịp thời bằng oresol cho người bệnh. 

Khi dùng oresol phải pha chế theo đúng liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ. Không nên pha quá nhiều hoặc quá ít nước. Dung dịch sau khi đã pha không được đun sôi và không nên để quá 24 tiếng. Trong trường hợp có nhiều bệnh nhân bị trúng thực cùng lúc thì phải pha riêng, không được uống chung. Vì có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng ngộ độc.

Đưa bệnh nhân đi cấp cứu trong thời gian sớm nhất có thể: 

Nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu bất thường như rối loạn ý thức, co giật hay suy hô hấp thì không được áp dụng biện pháp kích thích nôn. Vì sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Thay vào đó hãy ngay lập tức đưa bệnh nhân đi cấp cứu để được những người có chuyên môn y tế điều trị.

Biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Thực hiện ăn chín uống sôi để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, người dân nên lựa chọn những nơi thu mua thực phẩm uy tín, chất lượng. Đặc biệt chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách, ăn uống hợp vệ sinh, nên ăn chín uống sôi, tránh ăn đồ tái sống. Cụ thể:

– Cách lựa chọn thực phẩm:

Nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không biến chất, không đổi màu hay ôi thiu, còn hạn sử dụng. Ngoài ra không ăn những thực phẩm chứa chất độc như khoai tây mọc mầm, nấm lạ, cá nóc, đồ đóng hộp chưa được kiểm định, đồ nhiễm chất hóa học, phóng xạ,…;

– Cách chế biến:

Vệ sinh sạch sẽ bàn tay, nguyên liệu, dụng cụ nấu nướng trước khi chế biến món ăn;

– Cách bảo quản:

Thực phẩm chưa ăn đến cần được bảo quản trong tủ lạnh. Thức ăn không nên để bên ngoài quá 2 giờ, nhất là vào thời tiết nắng nóng vì dễ sinh vi khuẩn gây ôi thiu, hư thối;

– Luôn ăn chín uống sôi:

Nên hạn chế ăn các món tái, đồ sống như gỏi. Chỉ nên ăn ở những khu vực được vệ sinh sạch sẽ, tránh nơi ẩm mốc, nhiều bụi bẩn,…

Trên đây là những kiến thức cơ bản về ngộ độc thực phẩm. Bạn nên trang bị để bảo vệ bản thân và những người xung quanh trong bối cảnh thực phẩm bẩn, thực phẩm bị nhiễm độc đang có diễn biến phức tạp. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ cấp cứu người bị ngộ độc thực phẩm kịp thời.

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]

Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trào ngược dạ dày là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Trào ngược dạ dày là bệnh gì? Trào ngược dạ dày hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa  Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Đau ruột thừa: Triệu chứng đặc trưng và cách giảm đau hiệu quả

Đau ruột thừa: Triệu chứng đặc trưng và cách giảm đau hiệu quả

Đau ruột thừa là bệnh lý phổ biến và có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng cấp tính ở ruột thừa, có thể diễn tiến nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại hệ quả khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người […]