Nghiến răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

31/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Nghiến răng là gì? Nghiến răng là biểu hiện của bệnh gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nghiến răng là gì?

Biểu hiện của nghiến răng là sự tiếp xúc giữa các răng với nhau tạo nên âm thanh

Nghiến răng là một hoạt động cận chức năng. Biểu hiện là sự tiếp xúc giữa các răng với nhau tạo nên âm thanh. 

Tật nghiến răng được định nghĩa là “hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiến của răng và/hoặc bởi sự giằng và đẩy của hàm dưới”. Hoạt động này có thể tạo nên âm thanh ken két hoặc không.

Nghiến răng không thực hiện chức năng của hệ thống nhai. Và có thể gây chấn thương khớp cắn. Khớp cắn ảnh hưởng lên chức năng của cơ. Qua đó tác động đến khớp thái dương hàm. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong khớp cắn đều ảnh hưởng đến cả cơ và khớp. Sai khớp cắn chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tật nghiến răng. Hậu quả của nó có thể gây ra đau khớp thái dương hàm.

Phân loại nghiến răng

Tật nghiến răng có thể được phân loại theo một số tiêu chí sau.

Thời điểm xảy ra

  • Nghiến răng lúc ngủ: Xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Thường là hoạt động nghiến qua lại.
  • Nghiến răng khi thức: Thường gặp ở người lớn, có liên quan với stress. Hoạt động chủ yếu là cắn chặt răng.

Theo nguyên nhân gây nghiến răng

Nguyên phát: Thường không có nguyên nhân rõ ràng.

Thứ phát: xuất hiện sau:

  • Các bệnh lý (hôn mê, vàng da, bại não).
  • Sử dụng một số thuốc (ví dụ: thuốc chống loạn thần, thuốc trợ tim mạch).
  • Sử dụng chất gây nghiện (ví dụ: amphetamines, cocaine, thuốc lắc).
Nghiến răng có thể xuất hiện khi đang ngủ, gây khó chịu cho những người xung quanh

Theo loại hoạt động cơ

  • Co cơ liên tục: Co thắt cơ kéo dài trên 2 giây.
  • Co cơ biến thiên: Các cơn co thắt ngắn, lặp đi lặp lại của hệ cơ nhai với ba hoặc nhiều đợt hoạt động điện cơ liên tiếp; kéo dài trong khoảng từ 0,25 đến 2 giây.
  • Kết hợp cả hai.

90% trường hợp nghiến răng khi ngủ thuộc dạng co cơ biến thiên hoặc kết hợp. Trong khi đó, nghiến răng lúc thức chủ yếu là co cơ liên tục.

Theo quá trình xảy ra

  • Từng xảy ra trong quá khứ.
  • Mới xảy ra.

Thường khó phân biệt được 2 loại này.

Theo mức độ nghiêm trọng

  • Nhẹ: ít xảy ra, không gây hại răng và ảnh hưởng tâm lý.
  • Trung bình: xảy ra mỗi đêm, gây ảnh hưởng tâm lý nhẹ.
  • Nặng: xảy ra hằng đêm, gây tổn hại răng, rối loạn thái dương hàm, gây chấn thương các cấu trúc khác và ảnh hưởng tâm lý nặng.

Nguyên nhân của chứng nghiến răng

Căng thẳng kéo dài cũng là một nguyên nhân dẫn đến chứng nghiến răng khi ngủ

Nguyên nhân dẫn đến nghiến răng thường khó xác định một cách chính xác. Nó có thể xuất phát từ những lý do sau:

  • Căng thẳng và lo lắng: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nghiến răng khi ngủ
  • Di truyền: thành viên trong gia đình mắc chứng nghiến răng khi ngủ
  • Do rối loạn cử động nhai kết hợp với sự kích thích thần kinh trong khi ngủ
  • Các vấn đề về giấc ngủ như ngáy và ngưng thở khi ngủ
  • Não bị tổn thương
  • Răng bị xô lệch do mất răng quá lâu mà chưa được điều trị
  • Rối loạn khớp thái dương hàm gây co thắt cơ
  • Sử dụng một số loại thuốc (thuốc chống trầm cảm hay các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc – SSRI, thuốc chống suy nhược, thuốc an thần).
  • Hút thuốc, tiêu thụ nhiều rượu, bia và cafein
  • Xuất hiện ở trẻ đang thay răng hoặc thiếu niên đang phát triển. Trong trường hợp này, tình trạng nghiến răng thường dừng lại khi trẻ đến tuổi trưởng thành và răng đã mọc xong
  • Rối loạn dinh dưỡng, tiết niệu, nội tiết cũng là những yếu tố thuận lợi gây bệnh, phổ biến ở trẻ em hơn người lớn
  • Các rối loạn thần kinh như: Chứng bại não, down, động kinh…

Dấu hiệu của chứng nghiến răng

Bệnh nghiến răng có thể dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng sau:

  • Nghiến hoặc siết chặt răng. Đi kèm đó với là âm thanh đặc biệt. Thậm chí có thể lớn đến mức đánh thức người ngủ cùng
  • Đau khớp thái dương hàm
  • Đau, mỏi cơ nhai và cơ vùng cổ
  • Nhức đầu (đặc biệt vùng thái dương sau khi thức dậy buổi sáng)
  • Răng nhạy cảm, di động quá mức, mòn bất thường
  • Gãy vỡ miếng trám/men răng
  • Tụt nướu
  • Có vết hằn lõm trên lưỡi
  • Đường nhai trắng hiện rõ trên mặt trong má
  • Xuất hiện các gồ xương ở hàm trên và dưới
  • Tăng hoạt động cơ (ghi nhận bởi đồ thị đa ký giấc ngủ)
  • Phì đại cơ
  • Giảm chất lượng giấc ngủ, hay thấy mệt mỏi
  • Giảm lưu lượng nước bọt
  • Giới hạn há miệng

Hậu quả của bệnh nghiến răng

Nghiến răng mức độ nặng có thể gây ra những tình trạng sau:

  • Mài mòn, tổn thương răng.
  • Đau đầu căng thẳng.
  • Đau mặt hoặc hàm nghiêm trọng.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm (TMD), tiếng lách cách khi bạn mở và ngậm miệng
  • Gây phì đại cơ cắn làm biến đổi, mất cân xứng khuôn mặt.

Điều trị nghiến răng

Can thiệp nha khoa có thể giúp cải thiện tình trạng nghiến răng

Tùy vào nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng khi ngủ mà biện pháp điều trị cũng khác nhau, mục tiêu chung là giảm dần tình trạng nghiến răng và khắc phục ảnh hưởng như: giảm đau, phục hình, giảm ảnh hưởng đến răng, khớp thái dương hàm,….

Các biện pháp thường áp dụng để trị chứng nghiến răng khi ngủ bao gồm:

Kiểm soát stress

Căng thẳng tinh thần là yếu tố hàng đầu gây tình trạng nghiến răng khi ngủ cũng như các dạng rối loạn khác. Một số cách có thể giúp bạn kiểm soát stress bao gồm: tập thể dục, thư giãn tinh thần, đi ngủ đúng giờ và đủ thời gian, massage cơ mặt, hạn chế dùng chất kích thích, thay đổi môi trường ngủ dễ chịu thoáng mát,…

Sử dụng thuốc

Thực tế chứng nghiến răng khi ngủ không thể điều trị bằng thuốc để loại bỏ tật xấu này hoàn toàn mà chỉ có thể làm giảm tác hại đến răng và các cơ quan xung quanh. Thuốc thường được bác sĩ chỉ định dùng bao gồm:

  • Thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau: Giảm sự căng cơ quá mức do nghiến răng không kiểm soát và đau đớn do nghiến răng khi ngủ gây ra.
  • Thuốc chống trầm cảm, giảm lo lắng trong thời gian ngắn: với mục đích giảm stress hay các cảm xúc tiêu cực gây chứng nghiến răng khi ngủ.
  • Tiêm botox với các trường hợp mắc chứng nghiến răng khi ngủ nặng, không đáp ứng với phương pháp điều trị khác.

Can thiệp nha khoa

Can thiệp nha khoa chủ yếu để bảo vệ răng. Tránh tác hại của việc nghiến răng khi ngủ gây ra song cũng không thể loại bỏ hoàn toàn tật xấu này. Bác sĩ sẽ lấy khuôn răng và chế tạo máng chống nghiến, bảo vệ răng tránh mài mòn do nghiến răng khi ngủ.

Trên đây là những thông tin về bệnh nghiến răng. Tuy không nguy hiểm nhưng căn bệnh này gây phiền toái đến cuộc sống của người mắc và những người xung quanh. Vì vậy, nếu đang mắc phải chứng bệnh này, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]