Nang khe mang: Những điều cần biết!

30/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Nang khe mang là dị tật bẩm sinh phát triển từ khe mang thứ nhất cho đến khe mang thứ 4 của phôi thai. Dị tật này xuất hiện ngay từ thời điểm mới sinh, theo thời gian, có thể có triệu chứng rõ ràng hoặc không rõ ràng cho đến khi lớn lên. 

Tìm hiểu về cách phân loại dị tật nang khe mang 

Nang khe mang thường phát triển ở vùng cổ bên, tạo nên bởi sự vùi kẹt của biểu mô khe mang ở trong thời kỳ bào thai. Nang có hình tròn hoặc hình bầu dục, ranh giới rõ, mật độ căng và đàn hồi với kích thước từ 1 đến 10cm. Đặc biệt, nang thường có tốc độ phát triển rất chậm.  

Nang khe mang thường phát triển ở vùng cổ bên, tạo nên bởi sự vùi kẹt của biểu mô khe mang ở trong thời kỳ bào thai.
Nang khe mang thường phát triển ở vùng cổ bên, tạo nên bởi sự vùi kẹt của biểu mô khe mang ở trong thời kỳ bào thai.

Phân loại nang khe mang dựa vào những biểu hiện 

Theo chuyên gia, dựa vào từng đặc điểm, người ta chia dị tật này thành 3 dạng như: Dạng nang, dạng lỗ dò hoặc dạng xoang. 

– Dạng nang, nang có lớp biểu mô, không có lỗ thông thương ở bên ngoài. Do đó, có thể không có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện một cách tình cờ. Đặc biệt, những u nang này có thể không có biểu hiện cho đến thời điểm trưởng thành. 

– Các lỗ dò khe năng là sự kết nối giữa thanh quản với lớp da ở bên ngoài. 

– Các xoang đảm nhiệm vai trò thông thương với da qua lỗ thông có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hoặc kết nối với bên trong thanh quản, trường hợp này lỗ thông chỉ có thể được phát hiện thông qua nội soi. 

Phân loại nang khe mang dựa theo vị trí 

Nang thứ nhất 

Đây là loại nang chiếm khoảng từ 5 đến 25% tất cả dị tật nang, có thể nói đây là trường hợp khá hiếm gặp. Loại này chỉ chứa ngoại bì, đây là những u nang ở xung quanh tai hoặc ở dưới hàm. Chúng thường xuất hiện ở bên cạnh dây thần kinh mặt và kết thúc ở bên trong ống tai ngoài, có lỗ mở ở bên dưới hàm. 

Nang thứ hai 

Đây được đánh giá là loại nang phổ biến nhất, với tỷ lệ khoảng 40% đến 95% dị tật khe nang. Loại nang này có chứa cả ngoại bì và trung bì – là những xoang mở ở phần dưới của cổ. Vị trí nang thường xuất hiện là ở góc hàm dưới hoặc trong vùng dưới hàm. Đồng thời, chúng cũng thường xuất hiện ở các nhánh dây thần kinh mặt như là nhánh bề mặt, nhanh sâu hoặc nhánh giữa của dây thần kinh mặt. Ngoài ra, chúng có thể đi xa vào đến tận vùng amidan. Dấu hiệu này có thể nhìn thấy bằng mắt thường, đó là các dấu hiệu ở trên da hoặc ở dải dọc cổ. 

Trường hợp u nang này thường xuất hiện vào sau năm 10 tuổi. 

Nang thứ ba 

Đây là loại nang chiếm tỷ lệ khoảng từ 2 đến 8%. Vị trí nang nằm ở ngay gần tuyến giáp gắn trước vào xương đòn. Đây là loại nang vô cùng hiếm. Với đường đi của nang như sau: Từ lỗ mở da được mô tả trên đường đi sâu đến mỏm tim và ra sau động mạch cảnh trong. Nang sẽ đi qua dây thần kinh hầu họng cũng như thần kinh hạ vị, liên kết mật thiết với dây thần kinh thanh quản. Sau đó, nang sẽ kết nối với xoang pyriform ở bên trong thanh quản. 

Nang thứ tư

Đây là trường hợp hiếm gặp nhất, chỉ chiếm khoảng 1% dị tật khe mang, và thường gặp ở bên trái nhiều hơn. Hiện nay, cơ chế hình thành vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nó thường đi sâu vào động mạch cảnh chung hoặc vòm động mạch chủ (bất thường ở bên trái), dưới cổ (bất thường ở bên phải). Chúng thường chạy đến dây thần kinh thanh quản và gây thần kinh hạ vị kết thúc ở đỉnh của xoang pyriform ở bên trong thanh quản. 

Tìm hiểu những biểu hiện lâm sàng của nang ở khe mang 

Nang khe mang (nang mang) thường xuất hiện nhanh chóng từ khoảng 1 đến 3 tuần dưới dạng một khối ở cổ ngay trước và dưới cơ ức đòn chũm, ở ⅓ trên góc hàm dưới, ngang mức phân đôi của động mạch cảnh gốc. 

Trường hợp hiếm gặp hơn, một số nang phát triển cao hơn dọc bờ cơ ức đòn chũm, thường xuất hiện ở vùng mang tai, trước tai hoặc thấp hơn theo dọc bờ cơ ức đòn chũm, hoặc xuất hiện ở vùng thượng đòn. 

Phần lớn trường hợp nang thường xảy ra ở lứa tuổi từ 20 đến 40 tuổi, hoặc người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nang thường mang kích thước lớn (khoảng 8cm) và không di động theo cử động của đầu khi nuốt. Khi sờ vào nang có cảm giác cứng chắc, mặc dù không dính nhưng di động cũng không dễ. Nang chứa dịch nhầy màu vàng, nhiều nang tự phát hay ít nhất khi bị sờ sẽ có cảm giác kích thích dẫn đến nang bị nhiễm trùng. Ít khi thấy nang nhiễm trùng thật sự và vỡ tạo một lỗ dò ở da trên vùng cổ.

Nang khe mang kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu.
Nang khe mang kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu.

Phương pháp điều trị nang khe mang như thế nào?

Hiện nay, có thể điều trị nang bằng những phương pháp như cắt bỏ nang hoặc buộc đường ống tồn tại. 

– Đường rạch ngang vào nang, hoặc đường rạch dọc song song cùng bờ trước cơ ức đòn chũm (lưu ý đường rạch này có thể gây sẹo rõ). 

– Nang thường nằm sâu dưới cơ bám da cổ và lá nông của cân cổ, nằm ở phía trước và tựa trên bao cảnh. Nang sẽ dễ dàng được tách khỏi mô xung quanh bằng phẫu tích quanh bao nang. 

– Nang nằm sâu dưới cơ bám da cổ và lá nông của cân cổ, nằm ở phía trước và tựa trên bao cảnh. Nang sẽ dễ dàng được tách khỏi mô xung quanh bằng cách phẫu tích quanh bao nang. 

– Nang bị thủng xẹp khiến nang khó lấy, bắt buộc phải bơm chất lót mô mềm hoặc alginate để làm phồng nang trở lại, giúp phẫu tích tù bao quanh nang. Tuy nhiên, thành của nang rất dày và khó rách nên ít khi được bơm chất lót mô mềm.  

– Sử dụng kháng sinh điều trị trong thời gian khoảng 10 ngày để loại bỏ tình trạng viêm hầu (là nguyên nhân gây ra nang) và từ đó làm giảm quần thể vi khuẩn thường trú ở hầu.

Sử dụng kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến
Sử dụng kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến

Nhìn chung, trong hầu hết trường hợp nang khe mang đều không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nang có thể tiết dịch và gây kích ứng da. Do đó, bạn cần đi thăm khám và kiểm tra sớm với chuyên gia để có phương pháp điều trị phù hợp. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm: Những thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm: Những thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tình trạng này xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài qua vòng xơ, chèn ép vào các rễ thần […]

Bệnh sởi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh sởi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh sởi ở trẻ em rất dễ lây lan và nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vậy căn bệnh này có nguyên nhân do đâu, triệu chứng thế nào và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu bệnh sởi ở trẻ em Bệnh sởi ở trẻ […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]