Mang thai ngoài tử cung có triệu chứng như thế nào?

10/04/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng rất nguy hiểm. Có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ nếu như không được phát hiện kịp thời. Vậy chửa ngoài tử cung xuất phát từ nguyên nhân nào? Và có những triệu chứng gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung hay còn gọi là chửa ngoài tử cung. Đây là tình trạng trứng sau khi thụ tinh lại làm tổ và phát triển ở một vị trí khác ở bên ngoài buồng tử cung. 

Thai ngoài tử cung không được bảo vệ bởi tử cung của người mẹ. Bởi vậy túi thai có thể vỡ bất cứ lúc nào. Từ đó khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng và gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ. Nếu được cấp cứu kịp thời, tính mạng của mẹ được bảo toàn. Tuy nhiên sức khỏe sinh sản về sau vẫn có thể bị ảnh hưởng một phần nào đó.

Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng sản phụ nếu không được phát hiện kịp thời

Nguyên nhân dẫn tới chửa ngoài tử cung là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai phụ bị chửa ngoài tử cung. Tuy nhiên, một số nguyên nhân chính có thể kể đến như: 

– Ống dẫn trứng bị viêm, nhiễm trùng

– Ống dẫn trứng có sẹo do mẹ từng phẫu thuật

– Ống dẫn trứng dị dạng, hẹp ống dẫn trứng

– Thắt ống dẫn trứng

– Viêm nhiễm vùng chậu

– Nội tiết tố bất thường

– Liên quan đến di truyền

– Mẹ mắc bệnh lý làm ảnh hưởng đến hình dáng hoặc chức năng của ống dẫn trứng/tử cung/cơ quan sinh sản khác

– Mẹ lớn tuổi, sản phụ càng lớn tuổi, tỷ lệ càng cao

– Tiền sử thai ngoài tử cung

– Mắc bệnh tình dục (giang mai, lậu, …)

– Sản phụ hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với người hút thuốc lá

– Sản phụ đang điều trị vô sinh

– Sản phụ từng phẫu thuật ở vùng chậu như phẫu thuật u xơ tử cung, u nang buồng trứng,..

– Sử dụng thuốc tránh thai, vòng tránh thai cũng làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Ngoài ra, nhiều sản phụ không có các yếu tố nguy cơ kể trên nhưng vẫn có thể mang thai ngoài tử cung. Vì vậy nên khi có những biểu hiện bất thường, bạn cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ xử trí.

Phụ nữ nghiện thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Triệu chứng khi có thai ngoài tử cung

Trễ kinh, đau bụng, và chảy máu âm đạo là 3 dấu hiệu thường gặp nhất ở người phụ nữ có tình trạng mang thai ngoài tử cung.

Vì vậy, khi xuất hiện các biểu hiện sau thì hãy đến gặp bác sĩ ngay:

Chậm kinh: 

Chậm kinh là dấu hiệu bất cứ phụ nữ nào mang thai cũng có. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường có kinh nguyệt không đều. Có tháng bị sớm, có tháng bị muộn nên rất khó nhận biết dấu hiệu này.

Chảy máu âm đạo:

Chảy máu âm đạo xuất hiện muộn. Nguyên nhân là do khi thai phát triển trong vòi trứng có thể gây rạn nứt. Biểu hiện là lượng máu thường ít, có màu đen sậm và kéo dài. Nhiều khi, chảy máu xuất hiện gần với ngày có kinh (theo chu kỳ). Điều này làm cho người bệnh lầm tưởng là mình đang có kinh, hay đang bị rong kinh, và đến bệnh viện để điều trị các bệnh này.

Đau bụng:

Đau bụng thường do tình trạng căng dãn của vòi trứng. Triệu chứng thường là đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn. Cơn đau có thể tạm thời giảm khi dùng thuốc giảm đau. Nhưng sẽ đau trở lại sau khi thuốc giảm đau hết tác dụng. Đặc biệt, khi có tình trạng vỡ vòi trứng, người bệnh sẽ đau dữ dội, da xanh xao và cảm giác mệt lả người. Tình trạng này sẽ ngày càng trầm trọng. Do máu chảy nhiều trong ổ bụng và không thể tự cầm được, có thể dẫn đến tử vong.

Các dấu hiệu cánh báo mang thai ngoài tử cung mẹ cần biết

Xử lý thế nào khi chửa ngoài tử cung?

Có thai ngoài tử cung nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

– Ống dẫn trứng bị tổn thương. Từ đó làm tăng đáng kể nguy cơ chửa ngoài tử cung ở lần mang thai tiếp theo.

– Chảy máu trong nguy hiểm. Đây là biến chứng nặng của chửa ngoài tử cung. Máu chảy ồ ạt trong ổ bụng có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ nếu không được xử trí kịp thời.

Khi nghi ngờ hoặc phát hiện mang thai ngoài tử cung, sản phụ cần đến ngay bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Từ đó giúp hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm tính mạng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Tùy vào tình trạng hiện tại của túi thai, các bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn sản phụ phương án điều trị phù hợp nhất.

– Điều trị bằng cách tiêm thuốc: Thuốc Methotrexate (MTX) là thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị thai ngoài tử cung. Loại thuốc này có tác dụng ngăn bào thai tiếp tục phát triển. Chấm dứt thai kỳ, bảo tồn được vòi trứng.

– Điều trị bằng phẫu thuật nội soi: Phương pháp được áp dụng trong trường hợp khối thai có kích thước lớn. Nhưng chưa bị vỡ. Hiện có hai hình thức phẫu thuật nội soi phổ biến là phẫu thuật mở thông vòi trứng (bảo tồn vòi trứng). Và phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng. Phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng sản phụ vẫn có thể mang thai bình thường nếu vòi trứng còn lại vẫn khỏe mạnh.

– Điều trị bằng phẫu thuật mổ mở. Phương pháp được chỉ định trong trường hợp thai ngoài tử cung phát triển lớn, bị vỡ và khiến máu chảy ồ ạt trong ổ bụng. Trường hợp này cần được phẫu thuật khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho sản phụ.

Trên đây là những thông tin về vấn đề thai ngoài tử cung. Sản phụ nên đi khám thai sớm khi bị đau bụng hay ra máu thất thường vào giai đoạn sớm của thai kỳ. Đặc biệt là những sản phụ đã từng bị thai ngoài tử cung hay có tình trạng viêm nhiễm sinh dục trước đó. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy căn bệnh này có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Đa nang buồng trứng là gì? Buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối […]

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo.  “Nằm […]

Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

  Khám sức khỏe sinh sản chính là bước tiền đề cho một hạnh phúc bền chặt của các cặp đôi trước khi bước vào hôn nhân. Thông qua đây, các cặp đôi sẽ biết được tình trạng sức khỏe của mình và có kế hoạch khoa học đảm bảo cho việc sinh con sau […]