Không có phôi thai: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng ngừa

20/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Không có phôi thai là một hình thức của sảy thai nhưng cơ thể vẫn có các dấu hiệu của việc mang thai. Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân của tình trạng này là gì? Tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết!

Thông tin chung về tình trạng không có phôi thai

Theo thống kê, không có phôi thai (trứng trống/ trứng rỗng) chiếm khoảng 5% trong tổng số các trường hợp thai trong tử cung. 

Không có phôi thai là gì?

Không có phôi thai là hiện tượng trứng đã thụ tinh tự làm tổ trong  tử cung nhưng lại không phát triển thành phôi thai. Dù không có phôi thai nhưng nhau thai và túi phôi vẫn hình thành. Việc này khiến lượng hormone hCG tăng khiến phụ nữ vẫn xuất hiện các dấu hiệu thường thấy khi mang thai như: buồn nôn, đau ngực, chóng mặt, trễ kinh…

Phụ nữ không có phôi thai khi tiến hành xét nghiệm máu hay sử dụng que thử thai vẫn nhận được kết quả đang mang thai. Tuy nhiên, thực tế, noãn bị hư khiến phôi không hình thành và cuối cùng là sảy thai.

Sảy thai thường diễn ra ở khoảng tuần thai thứ 8 đến 13. Các dấu hiệu xuất hiện khi đó thường là: đau vùng bụng dưới, âm đạo ra máu, không còn cảm giác căng tức ngực..

Nguyên nhân

Các trường hợp không có phôi thai thường khó xác định nguyên nhân cụ thể. Ghi nhận của y văn cho thấy, 90% trường hợp sảy thai tự nhiên liên quan đến những bất thường của nhiễm sắc thể.

Theo các nghiên cứu trước đó, một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rỗng thai như:

– Sự bất thường nhiễm sắc thể của vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng.

– Quá trình phân chia tế bào hợp tử tạo thành phôi không ổn định.

– Chất lượng trứng và tinh trùng khiến quá trình phát triển phôi thai bị ảnh hưởng.

Phôi thai của trứng rỗng nếu phát triển có thể tạo ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Bởi vậy, không có phôi thai cũng được xem là hiện tượng đào thải tự nhiên với những phôi thai khiếm khuyết.

Dấu hiệu nhận biết không có phôi thai

Nếu không được thăm khám, siêu âm thì không có phôi thai khó để phát hiện từ sớm. Bởi lẽ, trong giai đoạn đầu, người mẹ vẫn xuất hiện những dấu hiệu thường gặp của mang thai như: buồn nôn, trễ kinh, đau ngực, chóng mặt… Phải đến tuần thai 8 – 13, trứng rỗng mới gây ra hiện tượng xảy thai với các dấu hiệu như:

– Đau vùng bụng dưới.

– Chảy máu vùng âm đạo.

– Mất dần các dấu hiệu của mang thai thông thường.

Để xác định rõ tình trạng túi thai, mẹ bầu cần được siêu âm. 

Hiện tượng trứng rỗng có thể diễn ra nhiều lần do ảnh hưởng của nhiễm sắc thể. Khi phải đối mặt với tình trạng này, chị em cần vững tinh thần để có thể chuẩn bị tốt nhất cho hành trình mang thai tiếp theo.

Phương pháp điều trị không có phôi thai

Không có phôi thai có thể không cần điều trị nếu cơ thể sớm đào thải phôi rỗng ra khỏi cơ thể. Đó là khi trứng được thụ tinh nhưng không phát triển thành phôi sẽ dần tàn lụi và được cơ thể trục xuất ra ngoài. Nếu sự đào thải diễn ra sớm, phụ nữ có thể còn không phát hiện ra rằng mình đã xảy thai.

Với trường hợp quá trình sảy thai không diễn ra sớm, bác sĩ thường một trong 3 phương pháp:

Đợi quá trình sảy thai diễn ra tự nhiên

Đây là phương pháp tự nhiên, an toàn dựa trên cơ chế đào thải tự nhiên từ cơ thể. Khi thai “tàn lụi”, cơ thể sẽ tự đưa các mô ra ngoài. Trong quá trình chờ đợi này, chị em có thể cảm thấy căng thẳng. Nhưng đừng quá lo lắng bởi mọi việc sẽ diễn ra một cách nhẹ nhàng mà thôi.

Tuy nhiên, phương pháp này lại không phù hợp nếu thai đã ngừng phát triển trên 10 ngày.

Sử dụng thuốc kích thích co bóp tử cung

Để thúc đẩy quá trình xảy sảy, loại bỏ trứng rỗng ra khỏi cơ thể, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc giúp kích thích co bóp tử cung như Misoprostol.

Nong, nạo tử cung

Để loại bỏ tất cả nhau thai ra khỏi tử cung, bác sĩ tiến hành nong, nạo tử cung. Đặc biệt, phương pháp này thường được chỉ định với những trường hợp phụ nữ muốn xác định nguyên nhân sảy thai.

Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, nong, nạo tử cung để giải quyết thai rỗng thường không được khuyến khích thực hiện ở những tuần thai đầu tiên. Bởi lẽ, cơ thể thường sẽ tự có cơ chế loại bỏ các mô mà không cần can thiệp.

Cách phòng ngừa không có phôi thai

Trứng rỗng là hiện tượng tự nhiên của cơ thể và gần như không có cách phòng ngừa. Đa số các trường hợp, không có phôi thai chỉ diễn ra một lần và chị em có thể mang thai bình thường ở những lần mang thai tiếp theo. 

Với những trường hợp đặc biệt, gặp tình trạng trứng rỗng nhiều lần, bố và mẹ nên thực hiện việc thăm khám để tìm rõ nguyên nhân:

– Xét nghiệm sàng lọc di truyền tiền sản.

– Tinh dịch đồ để xác định chất lượng tinh trùng.

– Xét nghiệm hormone (FSH – kích thích nang trứng, AMH – cải thiện chất lượng trứng) để giảm tỉ lệ không có phôi thai.

Để hạn chế nguy cơ không có phôi thai, người mẹ lưu ý:

– Tạo môi trường sống trong lành, sạch sẽ, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại.

– Ăn uống hợp lý, cân bằng dinh dưỡng.

– Tránh căng thẳng, giữ tâm trạng thoải mái.

– Bổ sung axit folic cho cơ thể để hạn chế thai nhi có dị tật không mong muốn.

– Tránh mang thai từ 4 – 6 tháng sau khi gặp tình trạng trứng rỗng để cơ thể có thể phục hồi sau mang thai.

Trên đây là những thông khoa học về tình trạng không có phôi thai. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]