Trẻ sơ sinh khóc dạ đề là tình trạng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi bé quấy khóc không ngừng vào buổi tối mà không rõ nguyên nhân. Hiện tượng này thường xuất hiện từ tuần thứ 2 đến tháng thứ 3 sau sinh và có thể kéo dài hàng giờ liền. Vậy khóc dạ đề là gì? Nguyên nhân do đâu và cha mẹ có thể làm gì để giúp bé dễ chịu hơn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh có phải bệnh lý không?
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé quấy khóc dai dẳng vào buổi tối hoặc ban đêm mà không rõ nguyên nhân. Thường gặp ở trẻ từ 2 tuần tuổi đến khoảng 3 – 4 tháng tuổi. Khóc dạ đề có đặc điểm là bé khóc kéo dài từ vài chục phút đến vài giờ. Thường vào cùng một khung giờ mỗi ngày, dù đã được dỗ dành, bú no và thay tã sạch sẽ.
Tình trạng này không phải bệnh lý mà là hiện tượng sinh lý bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu bé khóc quá lâu, kèm theo các dấu hiệu bất thường như sốt, bỏ bú, quấy khóc cả ngày, cha mẹ nên đưa bé đi khám để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh khóc dạ đề
Trẻ khóc dạ đề thường có những biểu hiện đặc trưng sau:
– Khóc dai dẳng vào buổi tối. Bé khóc kéo dài từ 15 phút đến vài giờ, thường vào một khung giờ cố định trong ngày, chủ yếu vào chiều tối hoặc ban đêm.
– Không rõ nguyên nhân. Bé vẫn khỏe mạnh, không sốt, không đầy bụng, tã khô ráo, bú no nhưng vẫn quấy khóc và khó dỗ dành.
– Khóc dữ dội, gào thét. Bé có thể khóc to, mặt đỏ bừng, chân tay co rúm hoặc đạp mạnh, lưng cong lên khi khóc.
– Không phản ứng với các biện pháp dỗ dành thông thường: Bế ẵm, vỗ về, ru ngủ hoặc cho bú cũng không làm bé nín ngay.
– Có thể kéo dài trong vài tuần đến vài tháng. Khóc dạ đề thường xuất hiện khi bé khoảng 2 tuần tuổi và tự hết sau 3 – 4 tháng.
Nếu bé khóc kèm theo các dấu hiệu bất thường như sốt, tiêu chảy, bỏ bú hoặc quấy khóc cả ngày, cha mẹ nên đưa bé đi khám để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý.
Vì sao trẻ sơ sinh khóc dạ đề?
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh chưa có nguyên nhân cụ thể, nhưng các chuyên gia cho rằng tình trạng này có thể liên quan đến một số yếu tố sau:
Hệ thần kinh chưa hoàn thiện
Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Hệ thần kinh của bé còn non nớt, dễ bị kích thích quá mức bởi âm thanh, ánh sáng hoặc thay đổi môi trường, dẫn đến quấy khóc vào buổi tối.
Hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh
Dạ dày của trẻ còn nhỏ và nhạy cảm, dễ bị đầy hơi, khó tiêu hoặc rối loạn co bóp ruột. Từ đó gây cảm giác khó chịu, đau bụng nhẹ dẫn đến quấy khóc.
Nhịp sinh học chưa ổn định
Bé chưa phân biệt được ngày và đêm, cộng thêm việc giấc ngủ chưa đi vào ổn định khiến bé khóc nhiều hơn vào buổi tối.
Ảnh hưởng từ mẹ trong thai kỳ
Một số nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bầu gặp căng thẳng, lo âu hoặc có chế độ ăn uống không hợp lý khi mang thai. Khi đó bé sinh ra có thể nhạy cảm hơn và dễ quấy khóc.
Tác động từ môi trường xung quanh
Không gian ngủ quá sáng, quá ồn, nhiệt độ không phù hợp hoặc có quá nhiều kích thích từ bên ngoài. Điều này có thể khiến bé khó chịu và khóc dạ đề.

Phương pháp giúp trẻ giảm khóc dạ đề hiệu quả
Khóc dạ đề không phải là bệnh lý nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và giảm quấy khóc:
Tạo không gian yên tĩnh, thoải mái
– Giữ phòng ngủ tối, yên tĩnh và có nhiệt độ phù hợp (khoảng 26 – 28°C).
– Tránh ánh sáng mạnh, tiếng ồn lớn hoặc quá nhiều người đến gần khi bé ngủ.
– Dùng tiếng ồn trắng (white noise) như tiếng quạt, tiếng mưa rơi hoặc nhạc ru nhẹ nhàng để giúp bé dễ chịu hơn.
Ôm ấp và vỗ về bé

– Bế bé sát vào người để bé cảm nhận hơi ấm từ mẹ, giúp bé an tâm hơn.
– Quấn bé trong khăn mỏng để tạo cảm giác an toàn như trong bụng mẹ.
– Đung đưa nhẹ nhàng. Hoặc đặt bé lên ngực cha mẹ để cảm nhận nhịp tim, giúp bé bình tĩnh hơn.
Massage bụng và giúp bé xì hơi
– Xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ để giảm đầy hơi, hỗ trợ tiêu hóa.
– Co duỗi nhẹ nhàng hai chân bé theo động tác “đạp xe” để giúp bé xì hơi dễ dàng hơn.
Điều chỉnh tư thế bú và giúp bé ợ hơi
– Đảm bảo bé ngậm đúng khớp ngậm khi bú để hạn chế nuốt hơi vào bụng.
– Sau khi bú, bế bé tựa vào vai, vỗ nhẹ lưng để giúp bé ợ hơi, tránh đầy bụng.
Thiết lập thói quen ngủ khoa học
– Tập cho bé phân biệt ngày và đêm. Mẹ nên giữ không gian sáng vào ban ngày và tối dần vào buổi tối.
– Cho bé đi ngủ đúng giờ, tránh để bé quá mệt hoặc ngủ quá nhiều vào ban ngày.
Chăm sóc mẹ tốt hơn
– Mẹ cần giữ tâm lý thoải mái. Đặc biệt tránh căng thẳng vì bé có thể cảm nhận được cảm xúc của mẹ.
– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế các thực phẩm gây kích thích như cà phê, đồ cay nóng nếu đang cho con bú.
Khi nào cần đưa bé đi khám?
– Nếu bé quấy khóc kèm theo các dấu hiệu bất thường như:
– Sốt cao, nôn trớ nhiều
– Tiêu chảy, táo bón kéo dài
– Bỏ bú, sụt cân
– Khóc cả ngày, không chỉ vào buổi tối
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến. Đây không phải bệnh lý và thường tự hết sau 3 – 4 tháng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể khiến cha mẹ lo lắng. Từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ của cả gia đình. Việc hiểu rõ nguyên nhân, áp dụng các biện pháp dỗ dành phù hợp như massage, quấn khăn, tạo không gian yên tĩnh và thiết lập thói quen ngủ khoa học sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu bé quấy khóc kéo dài kèm theo các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa bé đi khám. Điều này để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cha mẹ chăm sóc bé tốt hơn và giảm bớt căng thẳng trong giai đoạn đầu đời của con!
Bài viết liên quan

Trẻ sinh non 8 tháng có phát triển bình thường được không?
Một thai kỳ đầy đủ để trẻ sinh ra an toàn, khỏe mạnh là thai đạt khoảng đủ 40 tuần tuổi. Việc sinh sớm từ 3 – 6 tuần có thể mang đến những rủi ro nhất định cho mẹ và bé. Vậy trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Để DoLife giúp bạn […]

Chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần: Những điều mẹ cần biết
Trẻ sinh non 36 tuần thường có sức đề kháng yếu. Vì vậy cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Cùng DoLife tìm hiểu những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần nhé! Phân nhóm sinh non cơ bản Theo thông tin […]

Trẻ bị chân tay miệng nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hồi phục?
Trẻ bị chân tay miệng nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hồi phục? Đây là câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi con mắc bệnh. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé giảm đau, tăng cường đề kháng và rút ngắn thời gian hồi phục. […]

Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?
Viêm amidan là tình trạng thường gặp ở trẻ. Việc cắt amidan không những không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ mà còn giúp loại bỏ ổ viêm, tránh những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra. Amidan là gì? Amidan là một tổ chức lympho của cơ thể nằm […]