Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi. Trong đó, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng khô mắt gây khó chịu, giảm thị lực. Mẹ theo dõi bài viết để tìm giải pháp cải thiện tình trạng ngay nhé!
Chứng khô mắt ở phụ nữ mang thai là gì?
Khô mắt thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất. Tình trạng này có thể kéo dài trong suốt cả thai kỳ. Thậm chi, sau khi sinh em bé, khô mắt ở một số mẹ bỉm vẫn chưa được cải thiện.
Khi bị khô mắt, mẹ thường thấy một số dấu hiệu như:
– Mắt đỏ, có thể sưng lên.
– Đôi lúc mắt bị mờ mà không rõ nguyên nhân.
– Cảm giác như có dị vật trong mắt gây khó chịu.
– Buổi sáng khi thức dậy, mí mắt thường dính vào nhau.
– Cảm giác mắt khô rát, ngứa ngáy.
– Thị lực giảm
– Khó nhìn rõ mọi vật xung quanh.
– Có thể xuất hiện tình trạng song thị – nhìn thấy 2 hình của cùng 1 vật.
Nếu được chăm sóc đúng cách, tình trạng khô mắt sẽ dần thuyên giảm và biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng này đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu trong thai kỳ.
Nguyên nhân gây khô mắt ở bà bầu
Cơ thể phụ nữ khi mang thai cực kỳ nhạy cảm. Bất cứ sự thay đổi nào ở bên ngoài hay bên trong cơ thể đều tác động trực tiếp đến sức khỏe.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô mắt ở mẹ bầu:
Nội tiết tố thay đổi
Trong thời gian mang thai, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi. Đặc biệt, nội tiết tố nam androgen sụt giảm mạnh. Đây là một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng khô mắt ở mẹ bầu.
Thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng tới khả năng tiết nước mắt của cơ thể. Khi việc sản xuất nước mắt không được hiệu quả, mắt sẽ khô đi đáng kể.
Tuyến dầu bôi trơn cho mắt bị tắc nghẽn
Hoạt động của tuyến dầu trong thời gian mang thai của phụ nữ có nhiều thay đổi so với bình thường. Sự thay đổi này có thể ngăn chặn việc sản xuất lipid và các loại dầu có chức năng bôi trơn mắt. Độ đặc của nước mắt từ đó cũng bị thay đổi. Mẹ cảm nhận rõ độ khô trên mắt.
Mắt tiết quá nhiều nước mắt
Trong thời gian mang thai, lượng nước mắt ở mẹ bầu thay đổi đột ngột. Sự gia tăng bất thường của nước mắt khiến cơ thể tạo ra nước mắt kém chất lượng, Khi bề mặt nhãn cầu bị kích thích để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng, nước mắt được tiết ra nhiều hơn. Việc này giúp bôi trơn mắt tuy nhiên cũng khiến nước mắt nhanh chóng mất đi, gây khô mắt.
Biện pháp cải thiện chứng khô mắt ở phụ nữ mang thai
Khô mắt là một trong những thay đổi hoàn toàn bình thường ở cơ thể mẹ bầu. Điều này không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Để cải thiện tình trạng khô mắt, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp:
Sử dụng nước mắt nhân tạo
Mẹ có thể cân nhắc việc sử dụng nước mắt nhân tạo để giảm bớt kích thích và khó chịu do khô mắt gây ra. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để lựa chọn được sản phẩm phù hợp.
Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế đeo kính áp tròng. Bởi đeo kính áp tròng có thể làm gia tăng tình trạng khô mắt, tăng nguy cơ trầy xước, nhiễm trùng giác mạc.
Chườm ấm, massage mắt
Việc chườm ấm sẽ giúp tuyến nước mắt được mở ra. Việc này giúp tăng khả năng tuần hoàn máu và vận chuyển nước mắt, giảm tình trạng khô mắt hiệu quả.
Song song với đó, mẹ nên massage mắt thường xuyên. Massage giúp kích thích tuyến dầu hoạt động hiệu quả, giảm tình trạng tắc nghẽn.
Hạn chế tiếp xúc nhiều với màn hình điện tử
Trung bình, mỗi người chớp mắt khoảng 14 lần/phút. Tuy nhiên, khi sử dụng máy vi tính, điện thoại, máy tính bảng, tivi… mắt chỉ chớp 6 lần/phút. Điều này khiến mắt dễ bị khô và kích ứng hơn do không được cung cấp đủ nước.
Đặc biệt, khi mang thai, cơ thể mẹ bầu trở nên nhạy cảm khiến tình trạng khô mắt nghiêm trọng hơn.
Cho mắt được nghỉ ngơi
Khi làm việc trong thời gian dài, mẹ nên cho mắt được nghỉ ngơi trong khoảng 30 giây bằng cách nhắm nhẹ mắt hoặc chớp mắt. Điều này giúp mặt tự điều tiết, cấp ẩm, chống khô, chống mỏi hiệu quả.
Phụ nữ mang thai nên bổ sung những thực phẩm nào để tốt cho mắt
Việc cung cấp đầy đủ, đa dạng các dưỡng chất đóng vai trò quan trọng với sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Để tăng cường sức khỏe đôi mắt, hạn chế tình trạng khô mắt, mẹ bầu nên tăng cường các loại thực phẩm bổ dưỡng:
– Các loại rau có màu xanh đậm: súp lơ, cải bó xôi, cải xoăn.. chứa lutein và zeaxanthin hỗ trợ hoạt động của mắt, cải thiện thị lực.
– Thịt bò
Thịt bò được biết đến như một thực phẩm bổ sung sắt hiệu quả. Bổ sung thịt bò trong thực đơn hàng ngày giúp hạn chế tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, thịt bò còn chứa hàm lượng kẽm cao, góp phần bảo vệ mắt hiệu quả.
– Cá: Cá ngừ, cá chép, cá basa, cá hồi… giàu omega-3. Đây chính là dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường sức khỏe thị lực, cải thiện tình trạng mắt mờ hiệu quả.
– Cà rốt chứa giàu vitamin A: Bảo vệ mặt, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa nhiễm trùng hiệu quả. Ngoài ra, bổ sung cà rốt trong chế độ ăn hàng ngày cũng giúp mẹ bầu hạn chế táo bón, tốt cho tiêu hóa.
– Trái cây họ cam, quýt giàu vitamin C: Giúp tăng khả năng kháng viêm, chữa lành các tổn thương ở mắt.
– Các loại hạt (óc chó, hạt điều, hạt dẻ, bí…) giàu vitamin và khoáng chất. Đây không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng, dinh dưỡng tốt mà còn giúp giảm thiểu tổn thương mắt, nâng cao sức khỏe thị lực hiệu quả.
Khô mắt không phải là tình trạng nghiêm trọng. Nhưng vấn đề này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của mẹ bầu. Mẹ lưu ý khi mang thai, không tự ý và lạm dụng thuốc nhỏ mắt. Bởi việc này có thể đem lại phản ứng phụ không mong muốn.
Nếu tình trạng khô mắt kéo dài, xuất hiện thêm những triệu chứng bất thường, mẹ nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra cách điều trị phù hợp, tránh biến chứng.
Hi vọng bài viết của DoLife giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng khô mắt ở phụ nữ mang thai. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ liên hệ hotline 1900 1984 để được DoLife tư vấn ngay nhé!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Trẻ bị quai bị: bố mẹ lưu ý những gì để con nhanh khỏi?
Quai bị ở trẻ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách, căn bệnh này dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu xem những điều nên làm và không nên làm khi chăm sóc trẻ bị quai bị trong bài viết dưới […]
Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?
Đẻ mổ có chườm nóng được không là câu hỏi mà rất nhiều chị em đặt ra. Bởi sau khi sinh, ai cũng nôn nóng muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Vì vậy, hãy cùng DoLife tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! Chườm nóng có tác dụng gì? Chườm nóng […]
Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?
Tầm soát ung thư phổi giúp sớm phát hiện ra các dấu hiệu ung thư, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời làm tăng cơ hội được điều trị khỏi và kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Vậy có thể tầm soát ung thư phổi bằng cách nào? Ai nên tầm soát […]
Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi
Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]