Khô mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

23/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Khô mắt là một tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Bệnh khô mắt nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm mắt. Vậy nguyên nhân của bệnh khô mắt là gì? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau!

Tìm hiểu về bệnh khô mắt

Khô mắt là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay

Nước mắt rất cần thiết để bảo vệ bề mặt nhãn cầu và duy trì thị lực. Với mỗi lần nháy mắt, nước mắt sẽ dàn đều trên bề mặt nhãn cầu giúp bôi trơn bề mặt nhãn cầu. Từ đó làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn mắt, rửa trôi các dị vật trong mắt và giữ cho bề mặt giác mạc, kết mạc phẳng, sạch sẽ. Bệnh khô mắt xảy ra là hậu quả do mất cân bằng giữa tiết nước mắt và thoát đi của nước mắt bao gồm:

  • Số lượng nước mắt tiết không đủ: Nước mắt được tiết ra từ các tuyến trong và quanh mi mắt. Tiết nước mắt sẽ giảm theo tuổi, do các bệnh tại mắt và toàn thân hoặc do tác dụng phụ của dùng thuốc. Điều kiện khí hậu như gió, thời tiết hanh khô cũng làm giảm lượng nước mắt. Vì bốc hơi nước nhanh, dẫn đến khô mắt.
  • Chất lượng nước mắt không tốt: Màng phim nước mắt của chúng ta có 3 lớp: lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy. Mỗi lớp đảm nhiệm một chức năng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng bề mặt nhãn cầu. Lớp mỡ phẳng giúp hạn chế sự bốc hơi nước của lớp nước, trong khi lớp nhầy có chức năng dàn phẳng nước mắt trên bề mặt giác mạc. Nếu nước mắt bốc hơi quá nhanh hoặc dàn không phẳng trên giác mạc sẽ gây ra khô mắt.

Ngoài ra một số bệnh có thể gây nên những xáo trộn ở lớp nhờn và lớp nhầy, cũng sẽ khiến mắt dễ khô. Ví dụ như các bệnh lý viêm bờ mi, trứng cá đỏ gây ngăn cản lớp nhầy sản xuất nước.

Biểu hiện của bệnh khô mắt

Các triệu chứng của căn bệnh này có thể kể đến như:

  • Cảm giác châm chích, bỏng rát hoặc cộm ở mắt;
  • Cảm giác bị ướt ở trong hoặc xung quanh mắt;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Đỏ mắt;
  • Cảm giác có thứ gì đó trong mắt;
  • Khó đeo kính áp tròng;
  • Khó khăn khi lái xe vào ban đêm;
  • Chảy nước mắt là phản ứng của cơ thể đối với sự kích ứng của chứng khô mắt;
  • Nhìn mờ hoặc mỏi mắt.

Nguyên nhân của bệnh khô mắt

Thường xuyên làm việc với máy tính cũng là một nguyên nhân dẫn đến khô mắt

Căn bệnh về mắt này có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Độ tuổi: Chứng khô mắt là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Phần lớn những người có độ tuổi >65 tuổi sẽ có vài triệu chứng của khô mắt.
  • Giới tính: Xét trên phương diện giới tính, nữ giới dễ bị khô mắt hơn do thay đổi hormone sau khi mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, và thời kỳ mãn kinh.
  • Do thuốc: Sử dụng các thuốc kháng histamine, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống viêm và thuốc giảm đau có thể làm giảm số lượng nước mắt tiết ra.
  • Do các bệnh lý toàn thân hoặc tại mắt: Người bị viêm khớp dạng thấp, tổn thương tuyến giáp, đái tháo đường có thể có hội chứng khô mắt. Các chứng viêm nhiễm mi mắt, bề mặt nhãn cầu hoặc bất thường của mi mắt (lật mi, hở mi) cũng là nguyên nhân gây ra khô mắt.
  • Do điều kiện môi trường sống và lao động: Tiếp xúc với khói thuốc lá, nhiều gió hoặc thời tiết hanh khô sẽ làm nước mắt bốc hơi nhanh. Khi làm việc với máy tính trong thời gian dài hoặc làm việc quá tập trung không chớp mắt thường xuyên cũng có thể gây khô mắt.
  • Các yếu tố thuận lợi khác: Sử dụng kính trong thời gian dài cũng là yếu tố phổ biến gây khô mắt. Các phẫu thuật trên bề mắt kết mạc, giác mạc như phẫu thuật Lasik, phẫu thuật phaco…cũng có thể là nguyên nhân khiến khô mắt gia tăng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh khô mắt

Để chuẩn đoán các bệnh về mắt, trước hết cần dựa vào kết quả khám mắt toàn diện cùng với xác định một số chỉ số của màng phim nước mắt như:

  • Kiểm tra tiền sử của bệnh nhân về các biểu hiện về mắt, quá trình sử dụng thuốc, yếu tố môi trường sống và làm việc.
  • Sau đó khám bên ngoài nhãn cầu mắt để kiểm tra các bất thường khi mi mắt hoạt động.
  • Sử dụng kính hiển vi với đèn khe và độ phóng đại hơn. Để đánh giá các tổn thương của mi mắt và kết giác mạc.
  • Kiểm tra chất lượng của nước mắt thông qua việc xác định mắt có khô hay không.
Sử dụng nước mắt nhân tạo có thể giúp cải thiện tình trạng khô mắt

Biện pháp chẩn đoán khô mắt

Để chẩn đoán khô mắt ta phải dựa vào khám mắt một cách toàn diện, cùng với các xét nghiệm xác định số lượng và chất lượng của màng phim nước mắt bao gồm:

  • Kiểm tra bệnh sử của bệnh nhân về các triệu chứng khó chịu, các bệnh hệ thống, quá trình sử dụng thuốc trước đây. Đặc biệt là các thuốc nhỏ mắt. Và các yếu tố môi trường sống và làm việc cũng góp phần khiến mắt khó chịu.
  • Kiểm tra bên ngoài nhãn cầu. Các bất thường khi mi mắt hoạt động (có lật mi ra ngoài, có hở mi khi nhắm mắt …) và tần số chớp mắt.
  • Đánh giá tổn thương của kết giác mạc và mi mắt. Sử dụng sinh hiển vi với đèn khe và độ phóng đại lớn 10 hoặc 16 lần.
  • Đánh giá sự bất thường về số lượng và chất lượng nước mắt: Cần được làm các xét nghiệm kiểm tra bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt để xác định có khô mắt hay không và đưa ra lời khuyên cũng như phương pháp điều trị.

Khô mắt là bệnh lý không hiếm gặp, đặc biệt với dân văn phòng hiện nay. Nếu mắt bị khô kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm: Những thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm: Những thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tình trạng này xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài qua vòng xơ, chèn ép vào các rễ thần […]

Bệnh sởi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh sởi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh sởi ở trẻ em rất dễ lây lan và nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vậy căn bệnh này có nguyên nhân do đâu, triệu chứng thế nào và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu bệnh sởi ở trẻ em Bệnh sởi ở trẻ […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]