Khám thai định kỳ là một việc làm quan trọng và cần thiết trong thai kỳ. Vậy quy trình khám thai gồm những bước nào? Mẹ bầu cần khám ở những mốc thai nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Vì sao cần khám thai định kỳ?
Khám thai định kỳ có vai trò vô cùng quan trọng. Khám thai định kỳ giúp bác sĩ có thể nắm được tình hình sức khỏe của mẹ và theo dõi sự phát triển của thai nhi.
- Đối với mẹ bầu: Khi mang thai, cơ thể mẹ phải trải qua rất nhiều những thay đổi như nội tiết, tâm lý, thể chất,… . Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, những thay đổi này có biểu hiện khác nhau. Có thể đến sớm, đến muộn, không xuất hiện hoặc xuất hiện suốt thai kỳ. Vì vậy, việc khám thai định kỳ giúp các bác sĩ kiểm tra được tình hình sức khỏe của mẹ để có thể đưa ra những lời khuyên dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp.
- Đối với thai nhi: Khám thai định kỳ giúp bác sĩ kiểm tra được tốc độ phát triển của thai nhi có đang diễn ra thuận lợi hay không? Hay thai nhi có gặp những bất thường gì không? Từ đó có những can thiệp và điều trị kịp thời.
Quy trình khám thai định kỳ
Quy trình khám thai định kỳ tại mỗi bệnh viện sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, môi lần khám thai, mẹ bầu sẽ được thực hiện:
- Khám sức khỏe tổng quát, đo chỉ số cân nặng, huyết áp,…;
- Siêu âm thai;
- Tiến hành các xét nghiệm cần thiết theo từng mốc thời gian thai kỳ;
- Bác sĩ tư vấn kết quả và phương hướng điều trị nếu có bất thường.
Mẹ bầu lưu ý những gì khi khám thai định kỳ?
Để quá trình khám thai diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, mẹ bầu cần chú ý những điều sau:
- Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái. như váy bầu
- Mẹ không nên nhịn đói hoặc sử dụng các chất kích thích. Trừ trường hợp mẹ được bác sĩ chỉ định nhịn ăn để đảm bảo tính chính xác cho xét nghiệm.
- Mẹ nên chuẩn bị một chút độ ăn nhẹ để ăn sau khi khám xong.
- Mẹ nên uống nhiều nước và đi vệ sinh trước khi siêu âm: Trong tam cá nguyệt đầu tiên, để hình ảnh siêu âm được rõ nét, mẹ bầu nên uống nhiều nước. Sang thời kỳ tiếp theo, lúc này kích thước thai đã lớn hơn nên mẹ bầu cần đi tiểu trước khi thực hiện siêu âm.
- Mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong những lần khám thai. Đặc biệt khi thực hiện siêu âm đầu dò.
- Cần mang theo hồ sơ khám thai trước đó để bác sĩ có thể theo dõi quá trình phát triển của thai nhi.
- Xin giấy xác nhận khám thai: trong trường hợp mẹ bầu đang tham gia bảo hiểm xã hội đừng quên xin giấy xác nhận khám thai tại cơ sở y tế mà mình thực hiện để được hưởng quyền lợi theo chế độ.
Những mốc khám thai quan trọng
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Hùng – khoa sản – Bệnh viện Quốc tế DoLife, có 9 mốc khám thai rất quan trọng mà mẹ bầu không thể bỏ qua:
𝗟𝗮̂̀𝗻 𝟭: Sau khi chậm kinh 1 tuần hoặc sau khi thử thai lên 2 vạch. Bạn nên khám thai tại thời điểm này để xác định thai trong hay ngoài tử cung và có chỉ định phù hợp từ bác sĩ.
𝗟𝗮̂̀𝗻 𝟮: Khi thai được 6 – 7 tuần tuổi: Là thời điểm xác định tim thai, kích thước túi ối, chiều dài xương. Và đặc biệt đây là thời điểm vàng xác định dị tật thai nhi sớm ở trẻ bằng phương pháp gen di truyền (NIPT).
𝐋𝐚̂̀𝐧 𝟑: Thai đến tuần 12 – 13: Khám, xét nghiệm Double test (với khách chưa sàng lọc dị tật thai nhi sớm hoặc theo chỉ định của bác sĩ nếu cần), siêu âm 4 chiều tìm dị tật về hình thái của thai.
𝐋𝐚̂̀𝐧 𝟒: Thai đến tuần 16 – 17. Kiểm tra sức khỏe thai nhi. Đồng thời đây là thời điểm vàng để làm thêm xét nghiệm Triple test xác định rõ dị tật với trẻ có nguy cơ ở tuần thai sớm. (Trong trường hợp nguy cơ cao có thể chọc ối làm nhiễm sắc đồ. Giúp chẩn đoán chính xác dị tật chính xác dị tật thai nhi ở trẻ)
𝐋𝐚̂̀𝐧 𝟓: Thai đến tuần 20 – 22. Khám và làm các xét nghiệm máu, nước tiểu để kiểm tra HIV, viêm gan B, nhóm máu, yếu tố Rh, lượng đạm trong nước tiểu.
𝐋𝐚̂̀𝐧 𝟔: Thai nhi ở tuần 24. Khám tổng quát cho mẹ. Xét nghiệm sàng lọc tiểu đường thai kỳ, tiêm phòng uốn ván mũi 1 (nếu cần), siêu âm 2D kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.
𝐋𝐚̂̀𝐧 𝟕: Thai nhi ở tuần 28. Tiêm phòng uốn ván mũi 2 (nếu cần). Siêu âm 2D kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.
𝐋𝐚̂̀𝐧 𝟖: Thai nhi ở tuần 31 – 33. Khám tổng thể sức khỏe mẹ và bé. Làm xét nghiệm tổng quát, đăng ký sinh, siêu âm 4D kiểm tra bất thường hình thái xảy ra muộn (động mạch, tim, não, bánh rau, dây râu). Nếu phát hiện bất thường mời hội chẩn xác định.
𝐋𝐚̂̀𝐧 𝟗: Thai nhi ở tuần 35 – 36. Kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi. Khám phụ khoa, xét nghiệm dịch âm đạo, điều trị viêm âm đạo (nếu cần).
Khi nào mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ?
Các thai phụ cần đến bệnh viện ngay để kiểm tra tình trạng của thai nhi khi có các dấu hiệu:
– Xuất hiện đau bụng với tần suất liên tục và đều đặn;
– Đau thành cơn, cường độ đau ngày càng mạnh và dày hơn;
– Ra máu, ra nước âm đạo;
– Ra nhầy hồng âm đạo;
– Bạn đang cảm thấy thai cử động ít hơn hoặc nhiều hơn thường ngày.
Để thai kỳ luôn mạnh khỏe, mẹ bầu cũng cần lựa chọn địa chỉ khám thai định kỳ uy tín. Bệnh viện Quốc tế DoLife với đội ngũ bác sĩ sản đầu ngành cùng với trang thiết bị hiện đại. Tự hào là địa chỉ khám thai uy tín được rất nhiều mẹ bầu “chọn mặt gửi vàng”.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về việc khám thai định kỳ. Mẹ bầu hãy liên hệ đến hotline 1900 1984 để được tư vấn và giải đáp miễn phí!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?
Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]
Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo. “Nằm […]
Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường!
Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]
Đẻ mổ xong có được uống mật ong không?
Sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, sản phụ phải chú ý quan tâm đến sức khỏe để nhanh chóng phục hồi. Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp sản phụ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Liệu bạn đã biết về việc sử dụng mật ong sau đẻ […]