Khám phá những dấu hiệu mang thai sớm mẹ bầu thường gặp 

23/06/2023
Tác giả: Đào Thư
Chia sẻ

Những thay đổi của cơ thể thường khiến cho chị em phụ nữ lo lắng và bồn chồn không biết rằng mình đã mang thai hay chưa. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu mang thai dưới đây sẽ giúp các chị em có thể chủ động hơn trong kế hoạch chăm sóc thai kỳ. 

1. Những dấu hiệu báo hiệu mang thai trong tuần đầu 

Do khó có thể xác định chính xác ngày thụ thai nên thông thường. tuổi thai sẽ được tính từ ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt gần nhất. Do đó, tuổi thai thường có thể có chênh lệch nhiều giữa các mẹ bầu do ngày quan hệ và ngày thụ thai ở mỗi người là khác nhau. 

Thông thường, ở tuần đầu mang thai, mẹ thường có những biểu hiện như: 

1.1. Máu báo thai

Thông thường, mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt, chị em sẽ có các dấu hiệu như đau tức bụng hoặc ra máu âm đạo. Đây cũng chính là lý do vì sao dấu hiệu mang thai ban đầu thường bị nhầm tưởng sang máu kinh nguyệt. Tuy nhiên chị em cần lưu ý, máu báo thai thường xuất hiện rất ít, chỉ làm hồng dịch âm đạo hoặc thay đổi màu sắc trên quần nhỏ. Trong khi đó, nếu là máu kinh nguyệt thì sẽ ra ào ạt với số lượng rất nhiều. 

Thời điểm chính xác ra máu báo thai thường xuất hiện vào khoảng ngày thứ 10 đến ngày thứ 14 sau khi trứng được thụ tinh, chị em có thể căn khoảng thời gian này so sánh với ngày quan hệ để kiểm tra. Nguyên nhân xuất hiện máu báo thai thường là do sau khi thụ tinh, phôi nang di chuyển đến tử cung và bám vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ. Quá trình này sẽ khiến niêm mạc tử cung bị bong nhẹ, làm máu chảy ra ngoài âm đạo với lượng nhỏ. 

Máu báo thai là một trong những dấu hiệu mang thai phổ biến nhất
Máu báo thai là một trong những dấu hiệu mang thai phổ biến nhất

1.2. Cơn đau bụng âm ỉ 

Sau khi được thụ tinh, trứng di chuyển vào phía tử cung làm tổ, đây là nguyên nhân dẫn đến đau bụng âm ỉ. Ngoài ra, lúc này sự thay đổi của hormone cũng có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa. Thời điểm đau bụng dưới do mang thai thường sẽ xảy ra sau khoảng từ 6 đến 12 ngày kể từ khi trứng được thụ tinh. Nhìn chung, triệu chứng đau bụng do mang thai cũng rất dễ nhầm lẫn với đau bụng do rối loạn tiêu hóa. Do đó, chị em vẫn cần theo dõi thêm các dấu hiệu để khẳng định bản thân có mang thai không. 

1.3. Bị chậm kinh

Bởi khi đã mang thai, trứng sẽ làm tổ trong tử cung nên bạn thường không thấy kinh nguyệt xuất hiện như chu kỳ bình thường. Thay vào đó, lúc này cơ thể sẽ sản sinh ra lượng hormone hCG để làm dày niêm mạc tử cung nhằm nuôi dưỡng thai nhi và duy trì thai kỳ. Có thể thấy chậm kinh là dấu hiệu phổ biến mà hầu như bất cứ chị em nào trước khi mang thai cũng có. Nếu có những ngày bị chậm kinh, bạn có thể thử thai tại nhà để kiểm tra  hormone hCG trong nước tiểu. Nếu như nhận được kết quả là dương tính, chị em cần sớm đi khám y khoa để xác định chính xác mình có mang thai hay không. 

1.4. Vùng ngực có sự thay đổi 

Dấu hiệu thụ thai sớm nhất ở hầu hết mọi người là sự thay đổi rõ ràng ở vùng ngực. Nguyên nhân thường là do sau khi trứng thụ tinh và làm tổ ở tử cung, cơ thể của người phụ nữ sẽ có sự thay đổi lớn, làm lượng máu dẫn đến bầu ngực tăng lên, đồng thời lượng hormone trong cơ thể tăng lên cũng gây kích thích đến ngực. 

1.5. Lượng hormone tăng gây ảnh hưởng đến tâm trạng

Cùng với những dấu hiệu mang thai khác, nếu như chị em nhận thấy tâm trạng thay đổi thất thường, khó kiểm soát và tiết chế cảm xúc thì cũng nên cân nhắc đến khả năng đã mang thai. Bởi giống như với chu kỳ kinh nguyệt, việc thay đổi hormone khiến cho chị em phụ nữ thường rất khó chịu, dễ bị nổi cáu hơn so với khi mang thai. 

Nguyên nhân là bởi để nuôi dưỡng thai, cơ thể sẽ tự sản xuất ra khối lượng estrogen và progesterone nhiều hơn, gây ảnh hưởng tới cảm xúc và khiến mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Nhiều chị em lúc này sẽ thường xuyên ở trong trạng thái khó chịu, buồn bực hoặc đôi khi là vui vẻ, bồn chồn thái quá.

1.6. Nôn nao, ốm nghén 

Buồn nôn hay ốm nghén không phải là những dấu hiệu mang thai sớm ở tuần đầu mà thường đối với thai đã được trên 1 tháng tuổi. Tuy nhiên, với những chị em lần đầu làm mẹ thường không chú ý đến dấu hiệu mang thai sớm mà chỉ phát hiện khi bản thân có triệu chứng ốm nghén. 

2. Thời điểm phù hợp để dùng que thử thai?

Để xác định chính xác bản thân có mang thai hay không, chị em cần đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện siêu âm, xét nghiệm. Việc xét nghiệm mang thai sớm là vô cùng quan trọng, giúp chị em có thể điều chỉnh được chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, đặc biệt là quan tâm đến sức khỏe thai nhi. Bởi ở thời điểm 3 tháng đầu, thai nhi mới phát triển, đây cũng là giai đoạn dễ xảy ra hiện tượng sảy thai, sinh non

Do đó, nếu như nghi ngờ có dấu hiệu mang thai thì mẹ nên đi thăm khám sớm. Lưu ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng, kỹ thuật viên có trình độ nhằm có kết quả chính xác nhất. Ngoài ra chị em phụ nữ cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng về thời điểm thử thai thích hợp. Nếu như việc quan hệ và thụ thai diễn ra một cách tự nhiên, thì cách kiểm tra phổ biến nhất vẫn là dùng que. Phương pháp này giúp phát hiện hormone hCG tiết ra từ nước tiểu, và cho chị em biết chính xác mình đã mang thai hay chưa. Về thời điểm thích hợp, chị em có thể thử thai ngay sau khi quan hệ 2 tuần là thích hợp.

Trường hợp chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra đều đặn, ổn định không cần sử dụng que thử thai. Lưu ý dùng que vào sáng sớm, bởi lúc này nước tiểu có nồng độ hCG cao nhất. 

Thời điểm sử dụng que thử thai thích hợp nhất là vào sáng sớm
Thời điểm sử dụng que thử thai thích hợp nhất là vào sáng sớm

3. Một số lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu

Ở giai đoạn đầu khi mang thai, thai nhi vừa hình thành nên cần được bảo vệ và chăm sóc hết sức cẩn thận. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý đến một số vấn đề quan trọng như: 

– Hạn chế nhuộm tóc, sơn móng tay hoặc đi giày cao gót 

– Không được sử dụng hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ dẫn đến các nguy cơ gây hại cho thai nhi 

– Hạn chế đứng và ngồi trong thời gian dài để tránh tình trạng đau đầu gối hoặc phù nề chân 

– Không chơi những trò cảm giác mạnh bởi có thể tác động không tốt đến tinh thần mẹ 

– Tránh vận động quá mạnh, làm việc quá sức bởi có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi 

– Không ăn các thực phẩm chưa nấu chín, đồ uống chứa nhiều chất kích thích hoặc các loại thực phẩm gây co thắt tử cung như là mướp đắng, rau ngót hoặc rau răm…

Để tăng cường sức khỏe thai kỳ, mẹ đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Để tăng cường sức khỏe thai kỳ, mẹ đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các chị em nắm vững những dấu hiệu khi mang thai. Nếu có bất cứ thắc mắc cần giải đáp, chị em có thể liên lạc với Bệnh viện Quốc tế Dolife qua HOTLINE 1900 1984 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Cách thụ thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt 

Cách thụ thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt 

Thụ thai là quá trình phức tạp sẽ được hoàn thành nếu trứng sau khi rụng gặp được tinh trùng và trở về tử cung nhằm hình thành phôi thai. Như vậy, chị em hoàn toàn có thể tính toán thời gian mang thai dựa vào thời gian hành kinh. Vậy thụ thai dựa trên […]

Chăm sóc sản phụ thai lưu như thế nào?

Chăm sóc sản phụ thai lưu như thế nào?

Sau khi trải qua biến cố thai lưu, cơ thể của người phụ nữ cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi. Nếu như muốn mang thai lại, sản phụ bị lưu thai cần được thăm khám và có chế độ chăm sóc đặc biệt. Vậy chăm sóc sản phụ thai lưu cần […]

Tất cả những điều cần biết về thai lưu 7 tuần

Tất cả những điều cần biết về thai lưu 7 tuần

6 tuần là thời điểm em bé bắt đầu có tim thai, khi thai nhi 7 tuần tuổi tim thai sẽ khoảng 150 nhịp/phút. Vậy tình trạng thai lưu 7 tuần tuổi có những dấu hiệu gì? Cần lưu ý những điều gì? Hãy xem bài viết dưới đây. Sự phát triển của thai nhi […]

Những điều cần biết về thai chết lưu 

Những điều cần biết về thai chết lưu 

Cùng với hiện tượng sảy thai, thai chết lưu (hay còn gọi thai lưu) luôn là “cơn ác mộng” của mọi phụ nữ khi mang thai. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi tiết bạn nhé.  Khái quát những […]