Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

21/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ, có xu hướng bùng phát thành dịch vào khoảng tháng 3 – 5 và 9 – 12 hàng năm. Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà, ba mẹ cần lưu ý những gì? Theo dõi ngay trong bài viết bên dưới.

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ

Tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi với đặc trưng là các vết phồng rộp ở miệng, bàn tay, bàn chân, cổ họng… Đây là bệnh lý lành tính nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, điều trị phù hợp, bệnh có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến não, phổi… của trẻ.

Bệnh thường phát triển qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh

Virus tấn công, xâm nhập vào cơ thể và ủ bệnh trong khoảng 3 – 7 ngày. Ở giai đoạn này, trẻ thường không xuất hiện triệu chứng.

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như:

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 – 40 độ C

– Mệt mỏi, chán ăn

– Đau họng

Tiêu chảy

Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn bệnh biểu hiện rõ các triệu chứng, kéo dài từ 3 – 10 ngày:

– Loét miệng: niêm mạc miệng, lưỡi, lợi xuất hiện các vết loét đỏ như phỏng nước có đường kính khoảng 2 – 3 mm.

– Tăng tiết nước bọt, trẻ bỏ ăn, đau miệng.

– Xuất hiện các nốt phát ban như phỏng nước có đường kính 2 – 10mm màu xám ở lòng bàn tay, lòng bàn chân… Các nốt phát ban thường tự biến mất sau khoảng 7 ngày, sau đó để lại vết thâm và ít khi bị bội nhiễm

Thông thường, trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ sẽ phục hồi hoàn toàn sau khoảng 8 – 10 ngày. Ở các trường hợp xuất hiện biến chứng, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị phù hợp.

Phát ban trên tay, chân, miệng ở trẻ mắc bệnh
Phát ban trên tay, chân, miệng ở trẻ mắc bệnh

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Ba mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ tại nhà. Trong đó, ba mẹ lưu ý đến các vấn đề:

Dinh dưỡng

– Cho con uống nhiều nước

– Ưu tiên các loại thức ăn mềm, dễ tiêu

– Không ăn các loại thực phẩm cay nóng, chua.

– Không cho trẻ ngậm vú nhựa

Thuốc điều trị

Trẻ cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, lưu ý:

– Có thể cho trẻ dùng paracetamol theo liều lượng phù hợp để hạ sốt, giảm đau

– Bù đủ nước

– Vệ sinh miệng bằng dung dịch sát khuẩn thường xuyên

– Bôi dung dịch sát khuẩn tại các vị trí tổn thương ngoài da để tránh bội nhiễm

Cách ly và vệ sinh thân thể cho trẻ

Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm nên để tránh lây sang các trẻ khác, trẻ bị bệnh nên được cách ly và đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.

Ba mẹ lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh:

– Rửa tay với xà phòng và nước sạch sau khi chăm sóc trẻ

– Ngâm quần áo, tã lót của trẻ với dung dịch sát khuẩn hoặc luộc nước sôi trước khi giặt với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn.

– Luộc sôi và cho trẻ dùng riêng biệt các vật dụng cá nhân như: bình sữa, bát ăn, cốc uống nước….

– Tắm rửa cho trẻ nhẹ nhàng với nước sạch hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn.

Theo dõi bệnh lý

Trong thời gian trẻ mắc bệnh, ba mẹ cần theo dõi trẻ sát sao để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu con xuất hiện các triệu chứng như:

– Sốt cao trên 39 độ C, kéo dài trên 48 giờ

– Quấy khóc, nôn nhiều, mệt mỏi, ngủ lịm

– Dễ hoảng hốt

– Tay chân run

– Đi lại loạng choạng

– Mạch nhanh, khó thở/ thở nhanh

– …

Trong thời gian trẻ mắc bệnh, ba mẹ cần theo dõi trẻ sát sao để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường
Trong thời gian trẻ mắc bệnh, ba mẹ cần theo dõi trẻ sát sao để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Để trẻ sớm phục hồi sức khỏe, ba mẹ lưu ý trong việc chăm sóc bé:

– Tắm rửa, vệ sinh thân thể cho con thường xuyên

Không ít phụ huynh nghĩ rằng, trẻ bị tay chân miệng cần phải kiêng gió, kiêng nước. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế, trẻ bị tay chân miệng, dễ bị sốt, đổ mồ hôi hay tiết dịch khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Hàng ngày, ba mẹ nên tắm rửa sạch sẽ cho con bằng xà phòng và nước sạch, rồi lau khô và cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.

– Cho trẻ ở nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, thoải mái. 

– Không lạm dụng thuốc hạ sốt. Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38.5 độ C.

– Không ép con ăn quá nhiều. Nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày.

– Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.

– Không nên làm vỡ các vết phồng rộp, mụn nước. Nên để chúng khô tự nhiên.

– Cho trẻ uống đủ nước hoặc dùng dung dịch bù nước và điện giải. 

– Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ.

– Khử khuẩn đồ chơi, vật dụng cá nhân và môi trường sống của trẻ thường xuyên.

– Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch.

Đặc biệt, ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, ba mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được chăm sóc phù hợp. 

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn vàng da là phương pháp đơn giản, hiệu quả và phổ biến trong điều trị vàng da do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh. Vậy phương pháp này có gây tác dụng phụ gì không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Thông tin cơ bản về tình trạng vàng da ở […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là phương pháp sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ: bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh… Nhưng xét nghiệm máu gót chân có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Để DoLife giải quyết cho mẹ qua bài […]

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử […]