HP dạ dày là gì? Cách điều trị?

28/04/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Vi khuẩn HP khi xâm nhập và ở trong dạ dày trong thời gian dài sẽ gây ra những vết loét, thậm chí gây nhiễm trùng và ung thư dạ dày. Cùng tìm hiểu xem HP dạ dày là gì và cách điều trị trong bài viết dưới đây nhé!

HP dạ dày là gì?
HP dạ dày là gì?

HP dạ dày là gì?

HP dạ dày là một loại vi khuẩn có khả năng tồn tại và gây hại trong dạ dày, mang tên Helicobacter pylori. Để sống trong dạ dày, vi khuẩn HP tiết ra enzym Urease để trung hòa nồng độ axit. Helicobacter pylori tồn tại ở cả hai trạng thái là hoạt động và không hoạt động.

Ở trạng thái không hoạt động, vi khuẩn HP không gây hại. Người nhiễm vi khuẩn HP ở trạng thái này có sức khỏe bình thường.

Nhiễm vi khuẩn HP ở trạng thái hoạt động, người nhiễm có thể mắc bệnh về đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày…

Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP

Người nhiễm HP dạ dày thường khó để phát hiện bản thân bị mắc bệnh từ khi nào. Bởi vi khuẩn HP xâm nhập vào đường tiêu hóa, âm thầm gây bệnh mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

Nhờ vào cấu trúc hình xoắn và hoạt động của các tiêu mao, vi khuẩn HP di chuyển và tồn tại trong lớp dưới niêm mạc dạ dày và gây bệnh theo cơ thể:

– Phân hủy ure thành amoniac nhờ tăng tiết ure, tạo môi trường kiềm chống lại acid dịch vị.

– Cùng với các độc chất tế bào cytokine phân hủy các thành phần của chất nhầy dạ dày – yếu tố quan trọng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

– Gây tổn thương các tế bào biểu mô dạ dày trực tiếp qua việc sinh nội độc tố vi khuẩn. Đồng thời gây thoái hóa, long tróc tế bào, hoại tử, tăng tiết acid và pepsin gây viêm loét dạ dày.

– Tạo điều kiện cho acid HCl và pepsin ăn mòn gây loét niêm mạc dạ dày qua việc tăng giải phóng yếu tố trung gian (interleukin – IL, gốc tự do,…) làm viêm, sưng, phù nề niêm mạc.

90% người bị viêm dạ dày có sự xuất hiện của vi khuẩn HP
90% người bị viêm dạ dày có sự xuất hiện của vi khuẩn HP

Con đường lây nhiễm của HP dạ dày

Có nhiều đường lây nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Đường miệng – miệng

Miệng – miệng là đường lây lan chính của vi khuẩn HP khi người khỏe mạnh tiếp xúc với nước bọt hay dịch tiết tiêu hóa của người bệnh.

Thông thường, nếu một thành viên trong gia đình nhiễm vi khuẩn HP, các thành viên khác cũng có khả năng mắc cao bởi hàng ngày sinh hoạt chung: dùng chung bát đũa, nước chấm gia vị, hôn nhau…

Đường phân – miệng

Phân của người nhiễm vi khuẩn HP khi thải ra ngoài có thể vô tình trở thành mầm bệnh lây nhiễm tới nhiều người khi người nhiễm bệnh không rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.

Ngoài ra, người khỏe mạnh cũng có thể nhiễm bệnh qua các loài vật trung gian (ruồi, muỗi, gián, chuột…) hay qua việc sử dụng các thực phẩm sống (rau sống, gỏi sống).

Đường lây nhiễm khác

Ngoài lây nhiễm qua đường miệng, đường phân, có trường hợp người bệnh còn bị lây nhiễm ở chính bệnh viện hay các cơ sở y tế. Nguyên nhân do các thiết bị y tế không được tiệt trùng, khử khuẩn sạch sẽ làm lây nhiễm bệnh qua các hoạt động như: nội soi (dạ dày, tai mũi họng), khám nha khoa…

Triệu chứng nhiễm HP dạ dày

Khi nhiễm vi khuẩn HP, dạ dày của người bệnh sẽ bị tổn thương. Người bệnh có thể bị viêm loét, chảy máu, nhiễm trùng dạ dày… với các triệu chứng:

– Chán ăn, buồn nôn, nôn

– Bụng phình

– Thường xuyên ợ hơi, ợ chua

– Sụt cân

– Đi ngoài phân đen

Làm sao để chẩn đoán HP dạ dày

Vi khuẩn HP tấn công dạ dày âm thầm, không có triệu chứng nhưng lại gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Để xác định tình trạng nhiễm HP dạ dày, người bệnh có thể được thực hiện phương pháp xâm lấn hoặc không xâm lấn:

Phương pháp xâm lấn

Với phương pháp này, người bệnh được chỉ định nội soi dạ dày, đại tràng rồi lấy mô sinh thiết bằng phương pháp sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn. Phương pháp này có thể đánh giá chính xác tình trạng viêm nhiễm, tổn thương và khả năng mắc ung thư dạ dày.

Phương pháp không xâm lấn

Với chẩn đoán HP dạ dày bằng phương pháp không xâm lấn, người bệnh/ nghi ngờ nhiễm bệnh có thể thực hiện một trong ba phương pháp:

– Test hơi thở

– Xét nghiệm phân tích mẫu phân

– Xét nghiệm tìm kháng thể HP trong máu

Vi khuẩn Hp dạ dày
Vi khuẩn Hp dạ dày

Cách điều trị HP dạ dày hiệu quả

Trong điều trị HP dạ dày, người bệnh cần từ 1 đến 2 tuần để các phương pháp bắt đầu có hiệu quả. Các phương pháp đều tập trung vào mục tiêu:

– Loại bỏ vi khuẩn gây bệnh

– Chữa lành niêm mạc dạ dày

– Ngăn ngừa viêm loét

– Giảm nguy cơ phát triển ung thư

Điều trị HP dạ dày tại nhà

Xây dựng lối sống lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp điều trị HP dạ dày hiệu quả. Người bệnh điều trị HP tại nhà cần:

– Nghỉ ngơi điều độ, ngủ sớm

– Không sử dụng rượu, bia, nước có ga, cà phê, chất kích thích

– Hạn chế thực phẩm cay nóng, chiên rán, dầu mỡ, chứa nhiều axit

– Giảm căng thẳng, mệt mỏi

– Không tự ý dùng thuốc giảm đau (đặc biệt là NSAID) mà không có chỉ định của bác sĩ.

>> Đọc thêm: Chữa đau dạ dày tại nhà<<

Dùng thuốc điều trị HP dạ dày

Lưu ý: Phải có chỉ định từ bác sĩ. Không tự ý sử dụng.

Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị HP dạ dày:

– Thuốc ức chế bơm proton (PPI) giúp giảm sản xuất axit dạ dày: omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole…

– Bismuth subsalicylate giúp bao phủ và bảo vệ vết loét trong dạ dày khỏi axit

– Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn:  amoxicillin, clarithromycin, metronidazole hoặc tinidazol, tetracycline, levofloxacin.

Việc sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ:

– Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, thay đổi vị giác tạm thời

– Đau bụng, đầy hơi, khó chịu thượng vị

– Táo bón, khó tiêu, phân đen

Nhiễm khuẩn HP dạ dày không thể tự khỏi. Bệnh cần được điều trị theo phác đồ của bác sĩ tùy theo tình trạng và thể trạng từng người. Bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, kiên trì điều trị đúng cách.

Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phòng tránh và phát hiện nhiễm khuẩn HP dạ dày sớm. Đồng thời, khi có triệu chứng bất thường, người bệnh cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn tốt nhất.

Hi vọng những thông tin cung cấp trong bài viết hữu ích cho bạn trong việc tìm hiểu thông tin “HP dạ dày là gì?” và cách điều trị. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Bệnh viện Quốc tế DoLife để được hỗ trợ tận tình ngay!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]