Hẹp van động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

12/12/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Hẹp van động mạch chủ có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Chức năng của động mạch chủ

Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất trong cơ thể. Nhiệm vụ của động mạch chủ đó là đưa máu từ tim đi cung cấp cho toàn bộ cơ thể. Động mạch chủ thường nằm ở phía trước cột sống trong ngực và cung cấp máu cho tim, não, đầu cổ và cột sống. Kích thước thông thường của động mạch chủ trong ngực tăng theo tuổi, khoảng từ 2 – 3,5 cm.

Van động mạch chủ là lá van nằm giữa động mạch chủ và tâm thất trái. Nhiệm vụ của nó là đóng trong giai đoạn tâm trương để ngăn máu trở lại từ động mạch chủ vào tâm thất trái. Và mở trong giai đoạn tâm thu để đẩy máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ. Từ đó cung cấp máu vào hệ tuần hoàn. Nếu van bị tổn thương, điều này có thể dẫn đến không đóng kín trong giai đoạn tâm trương gây suy van động mạch chủ. Hoặc không mở hết trong giai đoạn tâm thu gây hẹp van động mạch chủ.

Hẹp van động mạch chủ là gì?

Hẹp van động mạch chủ làm cản trở lưu thông máu chứa oxy và dưỡng chất đến các cơ quan trong cơ thể.

Hẹp van động mạch chủ là một bệnh lý xảy ra khi cửa van động mạch chủ không mở ra hoàn toàn. Từ đó khiến lỗ mở giữa tâm thất trái và động mạch chủ bị thu hẹp. Lúc này để bơm được máu qua lỗ nhỏ hơn thì tim sẽ phải làm việc vất vả hơn rất nhiều.Từ đó khiến cho buồng thất giãn ra, thành thất dày hơn còn tim thì bị yếu đi. 

Khi van động mạch chủ càng hẹp thì máu càng khó đi qua. Khi đó, lượng máu không được đẩy hết vào lòng động mạch sẽ bị ứ lại ở tâm thất. Gây ra tình trạng thiếu máu trầm trọng. Và cản trở việc cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể của động mạch chủ. 

Trong một số trường hợp nhất định, hẹp van động mạch chủ xảy ra cùng lúc với tình trạng hở van động mạch chủ.

Triệu chứng khi van động mạch chủ bị hẹp

Bệnh hẹp van động mạch chủ có thể gây ra 2 nhóm triệu chứng chính, đó là:

  • Triệu chứng cơ năng
  • Triệu chứng thực thể

Triệu chứng cơ năng

Những triệu chứng này thường xuất hiện khi hẹp van động mạch chủ ở mức độ nặng:

  • Đau ngực: Khi cơ tim cần nhiều oxy hơn để làm việc, cơ tim sẽ suy yếu theo thời gian vì phải bơm máu mạnh hơn thông qua van tim hẹp. Đau ngực thường do xơ vữa mạch vành.
  • Choáng váng và ngất: Đây là triệu chứng do tắc nghẽn cố định của đường tống máu từ thất trái. Từ đó gây giảm khả năng cung cấp lượng máu đủ cho cơ thể. Người bệnh có thể gặp tình trạng tụt huyết áp nặng dẫn đến choáng váng hoặc ngất.
  • Suy tim: Có thể xuất hiện do rối loạn chức năng tâm thu hoặc tâm trương. Xơ hóa tim dẫn đến giảm khả năng co bóp của tim. Cơ chế bù trừ nhằm tăng thể tích lưu thông máu sẽ làm tăng áp lực trong thất trái và mao mạch phổi. Gây ra tình trạng ứ huyết phổi.
Hẹp van động mạch chủ có thể gây ra triệu chứng đau ngực

Triệu chứng thực thể

Một số biểu hiện xuất hiện bên ngoài ở những người mắc bệnh hẹp van động mạch chủ đó là:

  • Bắt mạch: Một triệu chứng rõ ràng là mạch cảnh nảy yếu và chậm.
  • Kiểm tra sờ bằng tay, có thể cảm nhận được rung miu tâm thu ở khoang liên sườn II bên phải. Ngoài ra, có thể thấy mỏm tim đập rộng và lan tỏa nếu thất trái phì đại.
  • Nghe tim: Có một số tiếng bệnh lý ghi nhận: Tiếng thổi tâm thu tống máu phát ra từ phía trên bên phải xương ức, lan lên cổ. Và đạt độ cường độ cao nhất vào đầu và giữa giai đoạn tâm thu. 
  • Nhịp tim nhanh khi nghỉ: Đây là một trong những dấu hiệu sớm nhất của cơ thể khi cung cấp máu kém. Nhịp tim tăng nhanh khi ngồi hoặc nằm yên là biểu hiện của cung lượng tim giảm.

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh hẹp van động mạch chủ. Tuy nhiên một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:

Dị tật tim bẩm sinh

Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã có bất thường về cấu tạo van tim, chẳng hạn như van hai lá,… Những dị tật tim bẩm sinh này có thể dẫn tới hẹp van tim và gây thoái hóa làm tăng nguy cơ hẹp van động mạch chủ.

Vôi hóa hay xuất hiện mảng cholesterol đóng ở van tim

Tuổi cao là yếu tố dẫn đến vôi hóa động mạch chủ. Và từ đó gây ra nhiều loại bệnh tật khác nhau.

Sốt thấp khớp

Sốt thấp khớp là hiện tượng rất nguy hiểm. Đặc biệt gây hại cho van tim và làm tăng nguy cơ suy tim. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể tạo ra các mô sẹo ở van động mạch chủ. Khiến van hẹp lại. Đồng thời dễ tích tụ những mảng vôi hóa tại đây. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Do thấp tim

Thấp tim có thể kéo theo rất nhiều vấn đề sức khỏe khác chẳng hạn như vôi hóa, xơ hóa hay tình trạng dính các mép van, hẹp van ở động mạch chủ,…

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp van của động mạch chủ có thể kể đến như sau:

– Do yếu tố di truyền.

– Trường hợp bị thoái hóa van động mạch chủ.

– Càng cao tuổi thì nguy cơ vôi bám ở tim càng cao.

– Người mắc một số bệnh như sốt thấp khớp, thận mạn tính, tiểu đường, cao huyết áp, người nghiện thuốc lá,…

Biến chứng khi van động mạch chủ bị hẹp

Hẹp van động mạch chủ có nguy hiểm không? Câu trả lời là “CÓ”

Căn bệnh này có thể kéo theo hàng loạt biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Có thể kể đến như:

  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
  • Rối loạn nhịp thất, bao gồm ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất và rung thất.
  • Rối loạn nhịp nhĩ, gây ra các đợt suy tim cấp do mất cơ chế bóp bù của tâm nhĩ, làm giảm lưu lượng máu từ nhĩ đến thất và giảm cung lượng tim.
  • Đột tử.
  • Tắc mạch do mảng vôi hóa, xơ vữa, hoặc mảnh sùi gây ra.
  • Hội chứng mạch vành cấp.

Căn bệnh này thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm trước khi có những triệu chứng rõ ràng. Nguy cơ tử vong cao với các triệu chứng sau:

  • Đau tức ngực: Tỷ lệ sống chỉ còn 50% sau 5 năm.
  • Ngất, choáng váng: Tỷ lệ sống chỉ còn 50% sau 3 năm.
  • Suy tim: Thời gian sống còn dưới 2 năm.

Chẩn đoán và điều trị hẹp van động mạch chủ

So sánh giữa van động mạch chủ bình thường và van động mạch chủ bị hẹp

Phương pháp chẩn đoán

Ngoài thăm khám lâm sàng, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện những xét nghiệm sau để có được kết luận bệnh chính xác nhất:

– Điện tâm đồ.

– Chụp X-quang lồng ngực.

Siêu âm Doppler tim.

– Thông tim.

– Nghiệm pháp gắng sức.

Phương pháp điều trị

Sau khi chẩn đoán, tùy thuộc vào từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Có thể kết hợp nhiều phương pháp để mang lại kết quả cao nhất. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất:

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc được chỉ định là thuốc giúp cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tình trạng suy tim, chẳng hạn như thuốc chống loạn nhịp, thuốc chẹn beta, thuốc chống đông máu,… Với một số trường hợp khác có thể được chỉ định dùng kháng sinh để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng và viêm cơ tim.

Nong van bằng bóng

Đây là phương pháp chỉ phù hợp với trẻ em và một số bệnh nhân cao tuổi không đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật thay van.

Phẫu thuật mổ hở thay van

Phương pháp này có tỉ lệ thành công cao. Tuy nhiên tuổi thọ của van và sự ảnh hưởng của van với người bệnh còn phụ thuộc vào một số yếu tố. Có 2 loại van thường được sử dụng là:

+ Van sinh học: Phù hợp với những bệnh nhân có sức khỏe yếu, tuổi thọ của van thường khá ngắn và có thể gây ra biến chứng hở hoặc hẹp van trong khoảng 10 năm.

+ Van cơ học: Đây là loại van bằng kim loại và có tuổi thọ cao. Nhưng khi lựa chọn loại van này, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc chống đông máu suốt đời để tránh nguy cơ tắc mạch và hình thành cục máu đông.

Trên đây là những thông tin về bệnh hẹp van động mạch chủ. Lưu ý bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để hiểu rõ về tình trạng của mình, người bệnh cần gặp bác sĩ để được thăm khám và lên kế hoạch điều trị. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]