Tình trạng trẻ em mắc hen phế quản ở nước ta ngày một tăng cao. Vậy nguyên nhân của căn bệnh này do đâu? Cách điều trị như nào cho hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!
Bệnh hen phế quản ở trẻ là gì?
Hen phế quản hay còn có tên gọi khác là hen suyễn. Đây là một bệnh lý đặc trưng của đường hô hấp. Hen phế quản gây nên tình trạng viêm mãn tính đường thở, tăng tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết đờm,… Từ đó, gây nên những cơn khò khè, khó thở, tức ngực và ho kéo dài dai dẳng từ nhỏ đến lớn thường xuất hiện về đêm và sáng sớm.
Theo thống kê, ở trẻ em, hen phế quản là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mãn tính. Tỷ lệ trẻ em mắc hen phế quản chiếm đến 8-12% tổng số ca bệnh. Đối tượng có tỉ lệ mắc cao nhất là trẻ em từ 12-13 tuổi.

Nguyên nhân của bệnh hen phế quản ở trẻ
Hen suyễn ở trẻ em xảy ra do nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến 3 nguyên nhân chính sau:
1.Virus:
Là nguyên nhân phổ biến nhất gặp trong 85% các trường hợp cơn hen cấp đó là Rhinovirus, Coronavirus, Influenza virus, virus hợp bào hô hấp RSV.
2. Các nguyên nhân khác:
- Môi trường: Bụi, bọ nhà, phấn hoa, vật nuôi, mốc, khói thuốc lá, than tổ ong,…
- Dị ứng thực phẩm như trứng, sữa bò, đậu nành, cá, tôm,…
- Biến chứng của những bệnh khác: Trào ngược dạ dày thực quản, sốt, mất nước,…
3. Yếu tố di truyền:
Nếu bố hoặc mẹ có tiền sử hen hoặc dị ứng thì trẻ có nguy cơ cao cũng mắc hen phế quản.
Biểu hiện của hen phế quản ở trẻ

Không phải tất cả trẻ em mắc hen suyễn đều xuất hiện triệu chứng giống nhau. Thâm chí, trên cùng một đứa tre, các triệu chứng giữa các đợt hen cũng khác nhau. Tuy nhiên, có thể kể đến những biểu hiện chung nhất của căn bệnh này như:
- Các cơn ho kéo dài, lâu ngày, ho nhiều về đêm: do đường thở bị thu hẹp khiến trẻ khó thở, thiếu oxy gây ra những cơn ho dài, dai dẳng.
- Khó thở, thở khò khè: tiếng rít khi thở vào hoặc thở ra.
- Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, thở gấp.
- Hen phế quản ảnh hưởng tới sinh hoạt của trẻ hàng ngày, trẻ mệt mỏi, chán ăn, không muốn hoạt động.
- Sức đề kháng kém: khi thay đổi thời tiết hoặc gặp thời tiết lạnh các triệu chứng của bệnh có biểu hiện rõ hơn như sổ mũi, ho, khó thở…
- Gây khó khăn trong quá trình ăn uống hoặc uống nước do đường thở bị co thắt.
Hậu quả của viêm phế quản
Bệnh hen phế quản ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:
- Xẹp phổi: Đây là một trong những biến chứng khá phổ biến, xuất hiện ở khoảng 1/3 trẻ em bị bệnh hen phế quản. Phụ huynh nên chủ động cho trẻ đi khám, kiểm soát giúp cải thiện và tránh tình trạng phổi bị xẹp.
- Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: do phế nang giãn rộng gây ra mạch máu thưa, nuôi dưỡng kém dẫn đến áp lực trong phế nang tăng. Khi ho mạnh hoặc kéo dài thành phế nang dễ bị bục vỡ.
- Giãn phế nang đa tiểu thùy: sự đàn hồi của các phế nang ở trẻ bị hen phế quản sẽ giảm dầm, thở ra ít dẫn đến thể tích khí cặn tăng.
- Gây ra tình trạng suy hô hấp: một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh hen phế quản là khiến trẻ khó thở, tím tái, đôi khi phải dùng máy thở để hỗ trợ.
- Tình trạng ngừng hô hấp ảnh hưởng tổn thương não bộ do suy hô hấp kéo dài khiến trẻ bị thiếu oxy não.
Cách điều trị hen phế quản ở trẻ
Tùy vào tình trạng hen phế quản của trẻ mà bố mẹ sẽ áp dụng phương thức điều trị phù hợp:
- Cơn hen nhẹ: Khí dung Ventolin 0,05-0,15mg/kg/ nhắc lại sau 30 phút hoặc cho uống thuốc mở phế quản nhóm salbutamon (Ventolin, Solmux Broncho,…), Terbutaline sunphate ( Bricanyl,…) làm sạch mũi, thông thoáng đường thở ( Sterimar, sofmer,…) .
- Cơn hen vừa: Khí dung kết hợp giữa ventolin làm mở phế quản với thuốc nhóm corticoid dạng phun sương như Fluticason propionate ( Flixotide), Budesonide (Pulmicort, Symbicort,…)
- Cơn hen nặng: Khí dung và thở oxy , cho kháng sinh nếu có bội nhiễm.
- Cơn hen ác tính: Phải nằm cấp cứu tại bệnh viện, thở oxy, khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc giãn phế quản và corticoid, nặng hơn có thể phải đặt nội khí quản và thở máy.

Cách phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bố mẹ cần lưu ý những điều sau để phòng ngừa viêm phế quản cho con:
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại khói, bụi như: bếp than, bếp củi, khói thuốc lá, thuốc lào.
- Không để vật nuôi chó mèo trong nhà, lông, len trải thảm,..
- Chú ý các loại thức ăn có thành phần dễ gây dị ứng cho trẻ. Đặc biệt chú ý các đồ hải sản như tôm, cua, ghẹ, ốc dễ gây dị ứng và phát sinh cơn hen.
- Không để trẻ chơi đùa, nghịch ngợm quá sức trong thời gian điều trị dự phòng hen phế quản.
- Giữ ấm cho trẻ khi mùa lạnh, tắm nước ấm và tắm nhanh.
- Theo dõi cân nặng của trẻ. Tránh tình trạng trẻ béo phì, tăng cân quá mức. Bởi đó vốn là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc hen phế quản.
- Tập cho trẻ thói quen ăn đa dạng rau củ quả, … . Từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng đề kháng.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bố mẹ đầy đủ thông tin về căn bệnh hen phế quản ở trẻ. Bố mẹ liên hệ ngay đến hotline 1900 1984 của BVQT DoLife để được tư vấn miễn phí các vấn đề sức khỏe của con!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Lao phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh lao phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả bệnh lao phổi trong bài […]

Bệnh lao: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Bệnh lao là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vậy nguyên nhân gây bệnh lao là gì? Triệu chứng nhận biết ra sao? Điều trị như thế nào để đạt hiệu […]

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?
Bạch hầu là căn bệnh dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh là gì? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch […]

Bệnh ho gà ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh ho gà thường gặp phải ở trẻ dưới 10 tuổi, chiếm tới 90% tổng số ca bệnh. Vậy căn bệnh này có triệu chứng thế nào? Các biến chứng có thể gặp phải là gì? Điều trị bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Ho gà ở trẻ em là […]