Gãy sụn tiếp hợp: Những thông tin nhất định phải biết

05/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Gãy sụn tăng trưởng là tình trạng cần được xử lý sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị vấn đề này như thế nào? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới!

Tìm hiểu chung về gãy sụn tiếp hợp
Tìm hiểu chung về gãy sụn tiếp hợp

Tổng quan về gãy sụn tiếp hợp

Sụn tiếp hợp (sụn tăng trưởng) là sụn nằm ở khu vực gần các đầu xương lớn, có nhiệm vụ xác định chiều dài và hình dạng của xương khi trưởng thành. Sụn tăng trưởng thường có ở các xương dài trên cơ thể như: xương đùi, xương đòn ở cẳng tay, xương mác, xương bàn tay.

Gãy sụn tăng trưởng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến cong vẹo chi, bất đối xứng hay các chi dài không đều nhau.

Theo phân loại Salter-Harris, gãy sụn tăng trưởng gồm 5 loại phổ biến:

– Gãy Salter-Harris loại 1: gãy ngang qua mảng tăng trưởng, tách đầu xương khỏi trục xương, phá vỡ hoàn toàn đĩa tăng trưởng.

Gãy Salter-Harris loại 2: phá vỡ một phần sụn tăng trưởng, gây nứt xương. Tuy nhiên, phần xương bị nứt không bị tổn thương và có thể lành lại hoàn toàn sau khoảng 3 tuần.

– Gãy Salter-Harris loại 3: một phần của sụn tăng trưởng bị phá vỡ, gãy một phần đầu xương. Loại 3 thường phổ biến ở trẻ lớn.

– Gãy Salter-Harris loại 4: vết gãy xuyên qua trục xương, đĩa tăng trưởng, phần cuối của xương.

– Gãy Salter-Harris loại 5: xảy ra trong đĩa tăng trưởng. Gãy do nén.

Bên cạnh đó, có 4 loại gãy hiếm gặp hơn:

Gãy Salter-Harris loại 6: phần ngoại vi của xương có 1 tổn thương.

– Gãy Salter-Harris loại 7: có tổn thương đĩa đệm.

– Gãy Salter-Harris loại 8: trục xương có 1 chấn thương.

– Gãy Salter-Harris loại 9: quá trình hóa huyết trong màng xương bị suy giảm do một tổn thương màng xương.

Dấu hiệu nhận biết gãy sụn tiếp hợp

Triệu chứng

Gãy sụn tiếp hợp thường xảy ra ở các khu vực xương ngón tay, cẳng tay, vùng thấp của chi dưới với các triệu chứng thường thấy như:

– Đau dai dẳng, đau tăng khi tăng áp lực lên lớp sụn.

– Không thể mang vật nặng hay chịu áp lực tại chi bị tổn thương.

– Không có khả năng di chuyển tại những vị trí của chi bị ảnh hưởng.

– Đầu chi và gần khớp xuất hiện cảm giác ấm, sưng đau.

– Xuất hiện biến dạng có thể nhìn thấy: cong vẹo chi, khập khiễng…

– Di chuyển hạn chế.

– …

Biến chứng

Trong phần lớn các trường hợp gãy sụn tăng trưởng, vết thương có thể tự lành mà không bị biến chứng. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể gặp nguy cơ cong vẹo xương, còi cọc, tăng trưởng chậm nếu:

– Vết gãy sụn tăng trưởng bị vỡ, dập nát hoặc dịch chuyển gây nguy cơ biến dạng chi.

– Với trẻ đang trong giai đoạn phát triển, nếu sụn tăng trưởng bị tổn thương vĩnh viễn gây dị tật. Với trẻ gần phát triển xong, nếu sụn tăng trưởng bị tổn thương vĩnh viễn sẽ gây biến dạng chi tối thiểu.

– Gãy sụn tiếp hợp ở gối gây biến dạng chi, chân ngắn/ dài hơn, cong vẹo.

Chẩn đoán gãy sụn tiếp hợp

Nguyên nhân gãy sụn tiếp hợp

Gãy sụn tiếp hợp thường là hệ quả của việc ngã hoặc do chi chị một cú đánh, va chạm… từ các tình huống như:

– Tai nạn giao thông

– Chơi thể thao: đá bóng, bóng rổ, thể dục dụng cụ, chảy, khiêu vũ…

– Hoạt động giải trí: trượt tuyết, đạp xe, trượt ván…

– Cơ thể hoạt động gắng sức khi tập luyện thể thao, lao động…

Phương pháp chẩn đoán

Để kiểm tra sụn tiếp hợp gãy, bác sĩ thường chỉ định làm các kiểm tra hình ảnh như:

– Chụp Xquang để xác định tình trạng gãy mảng tăng trưởng.

– Chụp cộng hưởng từ MRI và chụp cắt lớp vi tính CT để xem rõ hình ảnh mặt cắt của vùng bị tổn thương và các mô mềm.

Cùng với đó, người bệnh cũng được khám lâm sàng, kiểm tra sức khỏe vùng bị thương để đưa ra chẩn đoán chính xác về cả nguyên nhân và tình trạng bệnh.

Điều trị gãy sụn tiếp hợp

Khi nào cần điều trị

Gãy sụn liên hợp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của xương, đặc biệt là với trẻ đang trong độ tuổi dậy thì. Bởi vậy, việc điều trị cần được tiến hành ngay lập tức để hạn chế biến chứng.

Tùy thuộc vào loại chấn thương cũng như mức độ nghiêm trọng của vết gãy mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

– Nẹp hoặc bó bột với những trường hợp gãy ít nghiêm trọng.

– Phẫu thuật với các trường hợp vết vượt qua sụn tiếp hợp hoặc đi vào khớp, không thẳng hàng. Phẫu thuật giúp phục hình tốt các đĩa sụn tăng trưởng, giúp sụn có cơ hội phục hồi và phát triển tốt hơn.

Phương pháp cụ thể

Các phương pháp điều trị gãy sụn tiếp hợp cụ thể:

– Bó bột, nẹp: để cố định sụn bị gãy, giảm di lệch xương, sụn, cho phép xương nghỉ ngơi. Trong thời gian nẹp, bó bột, người bệnh cần hạn chế hoạt động để tránh gây áp lực lên vùng bị thương.

– Phẫu thuật: tùy vào mức độ và vị trí chấn thương cũng như ảnh hưởng của tổn thương tới mạch máu và dây thân kinh lân cận mà nhu cầu phẫu thuật của từng bệnh nhân là khác nhau. Phẫu thuật cần sử dụng các chốt kim loại nhắn để cố định xương mà không khiến các mảng sụn bị thương diễn ra quá trình hợp nhất sớm. Sau phẫu thuật, người bệnh được bó bột để giữ ổn định vùng xương sụn cho để khi vết thương lành hẳn.

– Vật lý trị liệu để tăng cường cơ hỗ trợ vùng xương sụn bị thương, tăng sức mạnh, cải thiện khả năng cử động.

Tùy vào sự phục hồi mà thời gian phục hồi của trẻ có thể nhanh chậm khác nhau.

Trên đây là những thông tin chung về gãy sụn tiếp hợp. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]