Đứt dây chằng đầu gối: Cách sơ cứu!

13/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Đứt dây chằng đầu gối là tai nạn liên quan đến khớp gối phổ biến. Nếu như không được chẩn đoán và sơ cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ có nguy cơ suy giảm chức năng vận động cũng như tái phát chấn thương.

Tìm hiểu khái quát về hiện tượng đứt dây chằng đầu gối 

Đứt dây chằng đầu gối là tình trạng dây chằng ở đầu gối bị chấn thương do những nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là chuyển động xoay hoặc cắt đột ngột, đây là động tác điển hình ở những bộ môn thể thao có tính đối kháng như là bóng đá, bóng rổ, võ thuật. Bên cạnh đó, tình trạng đứt dây chằng cũng có thể xuất phát từ tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông.

Đứt dây chằng đầu gối là tình trạng dây chằng ở đầu gối bị chấn thương do những nguyên nhân khác nhau.
Đứt dây chằng đầu gối là tình trạng dây chằng ở đầu gối bị chấn thương do những nguyên nhân khác nhau.

Dưới đây là một số tai nạn đứt dây chằng chéo điển hình nhất bao gồm: 

Tai nạn đứt dây chằng chéo trước (ACL)

Dây chằng chéo trước (ACL) nằm ở vị trí trung tâm của đầu gối, có chức năng kết nối xương đùi với xương ống chân và điều khiển chuyển động. Đây là tai nạn dây chằng thường bị đứt nhất ở đầu gối.

Tai nạn đứt dây chằng chéo sau (PCL)

Đây là tình trạng hiếm gặp, ngoại trừ trường hợp bị tai nạn giao thông. Tương tự như dây chằng chéo trước. dây chằng chéo sau (PCL) có chức năng liên kết xương đùi với xương ống chân ở đầu gối. 

Tai nạn đứt dây chằng bên ngoài 

Dây chằng bên ngoài, hay dây chằng bên cạnh (LCL) giúp nối xương đùi với xương mác, đảm nhiệm chức năng ổn định phần mặt ngoài của đầu gối. 

Những dấu hiệu nhận biết khi đầu gối bị đứt dây chằng 

Rất nhiều trường hợp phát hiện đầu gối đứt dây chằng khi nghe tiếng kêu lục cục ở vị trí bị thương. Tuy nhiên, theo chuyên gia, dấu hiệu này đôi khi sẽ không xảy ra với tất cả mọi người. Một số triệu chứng đứt dây chằng phổ biến thường bao gồm: 

– Cảm giác đau đớn: Nếu như chỉ bị thương nhẹ, bạn sẽ không có cảm giác đau đớn. Trái lại, người bệnh sẽ cảm thấy đau dọc theo dây chằng khớp gối. Mặt khác, một số trường hợp cảm thấy bị chèn ép ở đầu gối hoặc khó khăn khi đứng. 

– Tình trạng sưng tấy thường xảy ra trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị chấn thương. Nếu như bạn muốn giảm bớt cảm giác khó chịu, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh hoặc kê gối ở dưới chân. 

– Đi lại, di chuyển khó khăn: Bạn vẫn có thể đi lại khi bị đứt dây chằng ở đầu gối, tuy nhiên, sẽ rất khó khăn nếu di chuyển ở vị trí chân bị thương. Một số người còn có thể cảm nhận được tình trạng khớp gối bị lỏng lẻo. 

– Đầu gối khó có thể uốn cong hay gập lại như bình thường là một trong những biểu hiện bị đứt dây chằng gối.\

Đầu gối có cảm giác đau đớn dữ dội.
Đầu gối có cảm giác đau đớn dữ dội.

Đứt dây chằng ở đầu gối – Nguy hiểm hay không?

Những chấn thương liên quan đến dây chằng chéo sẽ tác động đến những hoạt động bình thường của khớp gối, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và tập luyện. Tuy nhiên, điều đáng lo lắng nhất chính là những biến chứng về lâu dài, như: 

– Nguy cơ bị viêm khớp gối: Nguy cơ này có thể xảy ra ngay khi bạn đã phẫu thuật tái tạo dây chằng. 

– Nguy cơ bị teo cơ đùi: Tình trạng dây chằng gối bị đứt lâu ngày sẽ không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách gây khó khăn cho việc chuyển động, phạm vi chuyển động kém hơn, làm teo cơ đùi.

– Đi lại khập khiễng: Khi mâm chày bị xô lệch sẽ gây ảnh hưởng đến độ vững của khớp gối. Do đó, người bệnh gặp nhiều khó khăn như khi đi lại. 

– Nguy cơ rách sụn chêm: Đây là sụm nằm giữa 2 đầu xương đùi và xương chày, rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là sau khi khớp gối bị vững, gây đau đớn và khiến người bệnh khó đi lại.

– Nguy cơ thoái hóa khớp gối: Đây là tình trạng tổn thương khớp gối dai dẳng gây hiện tượng viêm nhiễm các thành phần cấu tạo nên khớp, khiến khớp gối bị thoái hóa.

Cách sơ cứu khi bị giãn dây chằng là gì? 

Sau khi bị chấn thương, người bệnh nên áp dụng biện pháp RICE để sơ cứu kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng về sau như: 

– REST (NGHỈ NGƠI): Lưu ý cần hạn chế vận động, tạm ngừng những hoạt động thể thao, giảm tối đa thời gian di chuyển để ngăn ngừa triệu chứng chảy máu và phù nền. 

– ICE (CHƯỜM LẠNH): Trong khoảng từ 48 đến 72 giờ sau khi chấn thương, bạn cần phải chườm đá để giảm đau và giảm viêm. Lưu ý hãy sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng, đặt vào khớp gối bị thương, chườm khoảng từ 15 đến 20 phút, tổng thời gian nghỉ ngơi khoảng 120 đến 180 phút. 

– COMPRESSION (BĂNG ÉP): Sử dụng gạc thun, vải sạch và băng lên vùng bị giãn dây để khớp không bị xô lệch, hỗ trợ giảm đau và hạn chế nguy cơ sưng tấy. 

– ELEVATION (KÊ CAO): Lưu ý, cần đặt vùng bị thương vào vị trí cao hơn tim nhằm làm giảm tích tụ máu, tránh những nguy cơ bị sưng phù, bầm tím. Cụ thể, bạn cần kê cao chân ở tư thế nằm trong khoảng hơn 48 giờ đầu. 

Lưu ý, trường hợp sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu, cường độ đâu bị tăng dần, đồng thời người bệnh có những dấu hiệu như: Ớn lạnh, phát sốt… bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng chi tiết và điều trị phục hồi kịp thời. 

Phục hồi đứt dây chằng đầu gối thế nào? 

Thông thường, nếu như chỉ bị giãn dây chằng ở mức độ nhẹ thì thời gian phục hồi thường kéo dài khoảng 3 đến 4 tuần. Ở những trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể mất khoảng thời gian 2 tháng hoặc lâu hơn để có thể hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, việc điều trị khỏi hay không còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị cũng như chế độ tập luyện hàng ngày. 

Trong đó, cách phục hồi hiệu quả nhất là áp dụng vật lý trị liệu từ sớm, sau khi chấn thương đã dần ổn định. Đây được xem là phương pháp phục hồi chức năng toàn diện, có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện linh hoạt các cơ, nhờ đó giúp phục hồi chức năng vận động đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai. 

Áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu.
Áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu.

Trên đây là các thông tin về tai nạn đứt dây chằng đầu gối. Như đã đề cập ở trên, tai nạn này gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, bạn cần nhanh chóng đến các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, mang lại hiệu quả phục hồi cao cũng như để lại ít di chứng. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]