Đột quỵ ở người trẻ: Triệu chứng và cách phòng ngừa

13/01/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Hiện nay có khoảng 25% các ca đột quỵ xảy ra ở người trẻ và con số này đang có dấu hiệu gia tăng. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết.

Tình trạng đột quỵ ở người trẻ hiện nay

Đột quỵ ở người trẻ là tình trạng tắc nghẽn mạch máu não hoặc xuất huyết não ở nhóm đối tượng dưới 45 tuổi. Đột quỵ trước đây thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay đột quỵ đang có dấu hiệu trẻ hóa. Ghi nhận có những trường hợp đột quỵ dưới 20 tuổi.

Đột quỵ có xu hướng gia tăng ở người trẻ

Tỷ lệ đột quỵ ở người trung niên và người trẻ chiếm ⅓ tổng số ca đột quỵ (Theo thống kê của Bộ Y tế). Đáng báo động hơn tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ mỗi năm tăng thêm 2%. Trong đó, nam giới có tỷ lệ đột quỵ cao gấp 4 lần so với nữ giới.

Theo thống kê của Hội đột quỵ thế giới năm 2022 cho biết:

  • Hàng năm có tới hơn 16% các ca bệnh bị đột quỵ mới nằm trong độ tuổi từ 15 – 49 (trên tổng số 12,2 triệu trường hợp bị đột quỵ mới). 
  • Theo đó, trong số 6,5 triệu trường hợp tử vong do bị đột quỵ mỗi năm thì có tới 6% là người trẻ tuổi.

Có thể thấy, mặc dù nguy cơ bị đột quỵ tăng cao khi chúng ta già đi. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc những người trẻ không có nguy cơ bị đột quỵ. Vì thế, bất kể là ai, dù trẻ hay già đều có nguy cơ bị đột quỵ tấn công bất cứ lúc nào.

Có mấy loại đột quỵ ở người trẻ?

Đột quỵ ở người trẻ được chia thành các dạng sau:

  • Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ chiếm khoảng 85%. Xảy ra khi cục máu đông từ tim di chuyển lên não hoặc Cholesterol tích tụ làm ngưng trệ quá trình cung cấp máu.
  • Đột quỵ do xuất huyết chỉ chiếm 15%. Nhưng nguy cơ khiến người bệnh tử vong thường rất cao. Dạng này xảy ra khi thành động mạch bị xơ cứng có vết nứt. Từ đó làm rò rỉ máu ra ngoài dẫn đến tình trạng xuất huyết não.
  • Đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua, xảy ra khi nguồn máu cung cấp lên não bị suy giảm đột ngột. Trong một thời gian ngắn, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bất thường. Đây là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ mà bạn không nên chủ quan.

Nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ

Nguyên nhân gây đột quỵ

Có rất nhiều nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ. Những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

  • Các bệnh mạn tính như: tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp,… đều làm tăng quá trình hình thành cục máu đông, mảng xơ vữa gây tắc mạch máu.
  • Nếu tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ. Thì nguy cơ bạn mắc phải bệnh này cũng rất cao.
  • Đồ ăn nhanh là món ăn quen thuộc của giới trẻ. Bên cạnh sự tiện lợi thì chúng chứa nhiều chất bảo quản và dầu mỡ. Nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng lượng Cholesterol tích tụ vào thành mạch. Từ đó cản trở đường đi của dòng máu lên não.
  • Làm việc quá sức: Người trẻ hiện nay rất chú trọng đến sự nghiệp. Họ luôn bị vắt kiệt sức lực bởi những stress, áp lực căng thẳng trong công việc. Điều này dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, huyết áp tăng cao, tim co bóp mạnh,… Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, nhất là đột quỵ.
  • Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá sẽ làm tổn thương thành mạch máu. Làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch.
  • Bệnh béo phì, lười vận động hiện nay khá phổ biến ở giới trẻ. Có khoảng 10% người trẻ bị đột quỵ có tình trạng thừa cân. Chỉ số cơ thể BMI lớn hơn 30. 

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ ở người trẻ

Cũng giống như người già, người trẻ khi bị đột quỵ cũng có những dấu hiệu sau:

  • Tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay, hoặc chân, thường ở một bên cơ thể.
  • Khó nói hoặc khó hiểu lời nói của người khác.
  • Chóng mặt hoặc mất thăng bằng.
  • Đau đầu dữ dội, đột ngột.
  • Rối loạn thị giác, chẳng hạn như nhìn mờ hoặc nhìn đôi.
  • Khó nuốt.
  • Co giật.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Rối loạn ý thức và hôn mê.

Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115 khi xuất hiện các triệu chứng trên.

Biến chứng nguy hiểm khi người trẻ bị đột quỵ

Tuy người trẻ có cơ địa khỏe hơn, khả năng phục hồi nhanh hơn người già. Thế nhưng, khi bị đột quỵ, người trẻ cũng không tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm như:

– Người bệnh có thể bị mất khả năng vận động tại một số cơ quan. Có thể bị tê liệt tay chân, liệt nửa người, không thể đi lại bình thường.

– Mất chức năng ngôn ngữ, rối loạn ngôn ngữ, không thể nói chuyện, hay nói rõ chữ…

– Những ảnh hưởng xảy ra tại phổi, tim như viêm phổi, đau tim, nhồi máu cơ tim.

– Biến chứng khác nữa có thể kể đến là suy giảm nhận thức, động kinh, trầm cảm. Trầm cảm là một biến chứng phổ biến xảy ra khi gặp tình trạng đột quỵ.

– Viêm loét hoại tử do nằm liệt giường hoặc ngồi yên một chỗ trong thời gian dài.

– Sưng, phù nề não sau đột quỵ. Đây là một biến chứng nguy hiểm có thể làm bệnh nhân tử vong nhanh chóng nếu không được kịp thời điều trị.

– Nghiêm trọng nhất là nhiều người còn trẻ tuổi nhưng khi mắc đột quỵ không được cấp cứu kịp thời. Hậu quả có thể phải sống thực vật vĩnh viễn. Hoặc nặng nhất đã có trường hợp đã tử vong.

Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ bằng cách thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng

Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ

Để phòng ngừa đột quỵ, người trẻ không nên chủ quan mà cần lưu ý những biện pháp sau:

  • Hình thành các thói quen lành mạnh, ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc.
  • Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng stress, áp lực công việc.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. 
  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh. Hạn chế ăn đồ dầu mỡ như: nội tạng, đồ ăn nhanh,…
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, sử dụng thức uống có cồn hay chất kích thích.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ. Để giảm bớt áp lực và căng thẳng bạn có thể chia sẻ với người thân hoặc đi du lịch.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm soát các chỉ số về huyết áp, nhịp tim, lượng đường và mỡ trong máu.

Trên đây là những thông tin về tình trạng đột quỵ ở người trẻ. Lưu ý bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tuyệt đối không thể thay thế những chỉ định điều trị hoặc dùng thuốc. Khi xuất hiện các biểu hiện sớm của bệnh đột quỵ, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám. Bên cạnh đó, khám sức khỏe định kỳ cũng giúp tầm soát và phát hiện nguy cơ đột quỵ sớm. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]