Động kinh toàn thể: Nguyên nhân và cách điều trị

13/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Động kinh toàn thể là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Động kinh toàn thể là bệnh gì?

Trong cơn động kinh toàn thể, người bệnh có thể gặp tình trạng co giật, cứng cơ, mất trương cơ lực trong những khoảng thời gian nhất định

Sự kích thích điện và hóa chất trong não một cách quá mức được cho là nguyên nhân gây ra các cơn động kinh.

Động kinh thường được chia làm 2 loại là động kinh toàn thể và động kinh cục bộ. Trong đó, động kinh dạng toàn thể là tình trạng xảy ra các cơn động kinh có liên quan đến toàn bộ khu vực não bộ. Động kinh thể này tiếp tục được chia thành các dạng nhỏ hơn với biểu hiện lâm sàng đặc trưng. 

Phân loại các loại động kinh toàn thể

Động kinh toàn thể có nhiều tuýp khác nhau. Sau đây là một số tuýp của cơn động kinh toàn thể.

Cơn động kinh vắng ý thức

Cơn động kinh ‘cơn nhỏ’. Biểu hiện bằng các cơn nhìn chằm chằm khởi phát đột ngột. Và có thể bị nhầm lẫn với cơn mơ mộng đơn giản. Những dấu hiệu điển hình của cơn động kinh vắng ý thức là đột nhiên ngừng cử động. Và nhìn chằm chằm về một phía trong khoảng 15 giây hoặc ít hơn.

Thông thường những cơn động kinh vắng ý thức sẽ tự giới hạn. Và người bệnh có thể không nhớ gì trong lúc lên cơn động kinh. Sau khi cơn động kinh qua đi, ý thức của người bệnh có thể trở về bình thường.

Cơn động kinh mất trương lực cơ

Cơn động kinh loại này thường liên quan đến mất trương lực cơ đột ngột (mất sức cơ đột ngột) . Điều này khiến cho cơ thể của bệnh nhân đột ngột ngã khụy hoặc tướng đi khập khiễng. Đôi khi có thể gây nên chấn thương.

Các triệu chứng khác của cơn động kinh mất trương lực cơ

  • Đi khập khiễng và ngã xuống đất
  • Đang cầm nắm đồ vật gì đó, bạn đột nhiên làm rơi nó
  • Vẫn duy trì được ý thức tức là trong cơn người bệnh vẫn còn tỉnh táo
  • Có thể mất ý thức ngắn thoáng qua
  • Sụp mi mắt
  • Giật mình

Bởi vì những cơn động kinh mất trương lực cơ thường dẫn đến té ngã. Nên những bệnh nhân này cần được sơ cứu khi cơn động kinh kết thúc. Một số người bị những cơn động kinh này thường có thể mặc đồ bảo hộ hoặc đội mũ bảo hiểm để tránh chấn thương.

Cơn giật cơ 

Hình ảnh cơn co giật cơ

Cơn giật cơ thường đặc trưng bởi đột ngột giật cơ hoặc gia tăng tương lực cơ giống như là một người bị co giật khi bị điện giật. Cơn giật cơ có thể tương tự như bị giật cơ mỗi lúc đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, giật cơ khi ngủ là lành tính. Trong khi đó những người mắc cơn giật cơ, trong cơn có thể giật rất mạnh.

Co thắt ở trẻ nhũ nhi

Co thắt ở trẻ nhũ nhi là một thể của cơn động kinh co giật. Co thắt thường khởi phát ở độ tuổi khoảng từ 3 đến 12 tháng tuổi. Và có thể kéo dài trong nhiều năm. Trẻ thường có các dấu hiệu như đột ngột co giật. Và sau đó cứng. Cánh tay của trẻ sẽ vung ra hai bên cũng như co đầu gối. Cơ thể trẻ uốn cong về phía trước. Mỗi cơn chỉ kéo dài khoảng một đến hai giây. Nhưng các cơn co giật thường xảy ra gần nhau. Thi thoảng các cơ co thắt bị nhầm là những cơn đau bụng. Nhưng những cơn đau bụng của trẻ thông thường sẽ không xảy ra liên tiếp nhau. Dạng động kinh này có thể có ảnh hưởng kéo dài đối với trẻ. Do đó, cần được đánh giá và điều trị kịp thời.

Bệnh động kinh giật cơ thanh thiếu niên

Các cơn động kinh thường liên quan đến cổ, vai và cánh tay. Ở nhiều bệnh nhân, cơn động kinh xảy ra ngay sau khi thức dậy. Cơn động kinh này thường khởi phát vào tuổi dậy thì hoặc giai đoạn sớm của tuổi trưởng thành với những người có trí năng phát triển bình thường. Trong hầu hết các trường hợp, những cơn động kinh này có thể kiểm soát tốt với thuốc.

Hội chứng Lennox – Gastaut

Đây là một hội chứng không phổ biến. Thường bao gồm các thể cơn động kinh khác. Hội chứng này thường khởi phát ở giai đoạn thơ ấu. Cơn động kinh giật cơ thường liên quan đến vùng cổ, vai và cánh tay trên. Trong cơn, giật cơ có thể khá mạnh và khó kiểm soát với thuốc.

Bệnh động kinh giật cơ tiến triển

Hội chứng này khá hiếm gặp và thường gặp trong bệnh cảnh kết hợp cả cơn giật cơ và cơn co cứng (co giật). Điều trị thường không thành công vì bệnh sẽ diễn tiến nặng dần theo thời gian.

Cơn động kinh co cứng, co giật

Cơn động kinh co cứng

Trong cơn co cứng , các cơ thường co cứng lại và người bệnh bị mất ý thức. Việc co thắt các cơ vùng ngực sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở và môi, mặt có thể trở nên tím tái.

Cơn động kinh co giật

Cơn động kinh co giật sẽ khiến cho các cơ của người đó bị giật và co thắt. Các cơ ở khuỷu tay, chân, cổ bị co lại và sau đó dãn ra nhanh chóng. Khi cơn động kinh giảm dần thì sự giật cơ chậm dần. Và cuối cùng ngừng hẳn. Sau khi giật cơ ngừng hẳn, người bệnh thường thở sâu trước khi thở lại như bình thường.

Cơn co cứng, co giật

Cơn động kinh co cứng – co giật xảy ra khi co cứng và co giật xảy ra cùng lúc. Nếu bạn bị cơn co cứng – co giật, một số hoặc tất cả các triệu chứng sau có thể xảy ra cùng một lúc

  • Có một cảm giác lạ thoáng qua ví dụ như đột nhiên la hét hoặc khóc
  • Tiêu tiểu không tự chủ trong hoặc sau cơn động kinh
  • Sau cơn có thể cảm thấy lú lẫn hoặc buồn ngủ
  • Đau đầu dữ dội sau cơn động kinh

Thông thường, một người có cơn động kinh co cứng – co giật sẽ bị cứng và té ngã trong pha cứng. Tứ chi và mặt sẽ giật nhanh và co cơ trong pha co giật.

Sau cơn động kinh co cứng co giật

Một cơn động kinh điển hình thường kéo dài một vài phút hoặc ít hơn. Sau đó người bệnh có thể chưa tỉnh trong vài phút hoặc hơn tùy thuộc vào cường độ của cơn động kinh. Đây gọi là giai đoạn hậu cơn động kinh. Trong giai đoạn này não bộ hoạt động để cố gắng kiềm chế các xung điện bất thường và kiểm soát cơn động kinh. Sau cơn động kinh, người bệnh tỉnh lại có thể cảm thấy đau, mệt mỏi, sợ hãi và lú lẫn. Trấn an và nâng đỡ là điều mà những người chứng kiến có thể thực hiện.

Hình ảnh người bệnh lên cơn động kinh co giật

Điều trị cơn động kinh toàn thể

Điều trị đúng có thể giúp giảm và ngăn ngừa các cơn động kinh. Trong một số trường hợp, điều trị có thể giúp bệnh nhân không bị cơn động kinh trong suốt quãng đời còn lại.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơn động kinh bao gồm:

  • Loại cơn động kinh.
  • Tần suất các cơn động kinh.
  • Mức độ nặng của cơn động kinh.
  • Tuổi của người bệnh.
  • Tình trạng sức khỏe tổng quát.
  • Tiền sử bệnh.

Thuốc chống động kinh có thể mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên có thể phải cần thời gian để biết được chính xác loại thuốc nào phù hợp với bạn và liều lượng thuốc bao nhiêu để có hiệu quả. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn để theo dõi tác dụng phụ và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về bệnh động kinh toàn thể. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm màng não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm màng não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm màng não ở trẻ em là căn bệnh cực kì nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy viêm màng não ở trẻ em có nguyên nhân từ đâu, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết […]

Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm não Nhật Bản là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Phương pháp phòng ngừa và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Tìm hiểu bệnh viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến […]

Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?

Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?

Thai to liệu có thực sự tốt? Mẹ bầu mang thai quá lớn cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé! Thai nhi to là gì? Thai to là tình trạng thai nhi có cân nặng lớn hơn mức bình thường. Kích […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]