Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

30/07/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Động kinh là bệnh gì?

Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn tính đặc trưng bởi các cơn co giật tái phát. Các cơn co giật là kết quả của sự bùng phát đột ngột và không kiểm soát của hoạt động điện trong não. Động kinh có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Và các triệu chứng có thể rất khác nhau từ người này sang người khác.

Mọi độ tuổi, mọi giới tính đều có thể mắc động kinh

Nguyên nhân của bệnh động kinh

Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa thể biết được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh động kinh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy, căn bệnh này đến từ di truyền hoặc do một số chấn thương ở não bộ.

– Do di truyền: một số loại động kinh có thể di truyền cho các thế hệ sau

– Do chấn thương não bộ.

– Bệnh lý ở não bộ: đột quỵ, khối u trong não cũng có thể dẫn đến động kinh. Trong đó, đột quỵ là nguyên nhân gây ra bệnh động kinh cho người lớn trên 35 tuổi.

– Chấn thương đầu: người bệnh sau khi bị chấn thương ở đầu có thể sẽ bị động kinh ngay sau đó.

– Do nhiễm trùng: viêm não do virus, một số nhiễm trùng màng não, bệnh AIDS cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh động kinh.

– Do chấn thương từ bào thai: nhiễm trùng ở mẹ, thiếu oxy, thiếu dinh dưỡng cũng có thể khiến thai nhi bị động kinh khi còn ở trong bụng mẹ.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh động kinh?

Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh động kinh, nhưng dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao:  

– Độ tuổi: Bệnh động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người già và trẻ em. Cụ thể, bệnh động kinh xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi chiếm khoảng 40%. Động kinh xuất hiện dưới 20 tuổi chiếm khoảng 50% và có xu hướng tăng lên sau 60 tuổi.

– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh động kinh;

– Những đối tượng có vấn đề về não như bị chấn thương não, tổn thương não và nhiễm trùng não như viêm não, viêm tủy sống…

– Người bị đột quỵ và các bệnh về mạch máu;

– Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia) có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh động kinh ở người lớn tuổi.

– Những em bé bị sốt giật đều phải được thăm khám. Bởi vì khi sốt cao đến co giật mà không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc động kinh cho trẻ khi đến tuổi trưởng thành.

Bệnh động kinh xảy ra do sự rối loạn của hệ thần kinh trung ương, khiến người bệnh có những bất thường trong hành vi, cảm xúc, ý thức,…

Triệu chứng 

Động kinh được chia làm 2 dạng là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể. 

Động kinh cục bộ

Đây là tình trạng một phần trong não có hoạt động bất thường, thường được gọi là động kinh khu trú (một phần). Động kinh cục bộ được chia làm 2 dạng là động kinh cục bộ đơn giản và động kinh cục bộ phức tạp.

– Động kinh cục bộ đơn giản

Bệnh nhân sẽ có biểu hiện bị co cứng hay co giật ở một phần cơ thể, thị giác và khứu giác trở nên bất thường, có cảm giác lo sợ điều gì. Ngoài ra, người bệnh còn khó chịu vùng dạ dày và cảm giác chóng mặt.

– Động kinh cục bộ phức tạp:

Đây là tình trạng nặng hơn. Người bệnh không ý thức được cơn động kinh đang xảy ra. Biểu hiệu thường gặp là họ nhìn chằm chằm, đờ đẫn. Bên cạnh đó, họ sẽ liên tục lặp lại những hành vi vô nghĩa như xoa tay, xoa đầu, đi qua đi lại,… Khi cơn động kinh qua đi, họ không hề nhớ những gì xảy ra. 

Động kinh toàn thể

Tình trạng này xuất hiện khi hoạt động lên cơn động kinh ảnh hưởng đến toàn thể não bộ. Hiện nay, các bác sĩ đã chỉ ra 6 dạng của chứng động kinh toàn thể, bao gồm: 

– Cơn co cứng

Người bệnh thường bị căng cứng ở vị trí lưng, cánh tay, chân nên có nguy cơ đột ngột bị quỵ xuống đất và té ngã.

– Cơn động kinh vắng ý thức:

Đây là loại thường xảy ra ở trẻ nhỏ với dấu hiệu nhìn chằm chằm vào khoảng không hoặc chuyển động nhỏ như máy môi, chớp mắt. Cơn động kinh này sẽ khiến trẻ bị mất nhận thức tạm thời trong 5 – 15 giây.

– Cơn động kinh giật cơ

Bệnh nhân sẽ xuất hiện những các đợt giật ngắn, đột ngột. 

– Cơn động kinh co giật

Trường hợp này sẽ xuất hiện với những cơn co giật lặp lại nhiều lần ở phần cổ, cánh tay và mặt. 

– Cơn động kinh co cứng – co giật

Đây là dạng động kinh dễ gặp ở người trưởng thành. Lúc này, bệnh nhân sẽ bị mất ý thức, mất cân bằng kèm theo những tiếng kêu la. Khi đó, những cơn co giật mất kiểm soát từ tay, chân bắt đầu xuất hiện. Thậm chí, có nhiều tình huống, người bệnh tự cắn lưỡi, mất kiểm soát bàng quang, sùi bọt mép. 

– Cơn động kinh mất trương lực cơ:

Biểu hiện thường thấy là sự mất kiểm soát cơ bắp của người bệnh dẫn đến bị té ngã. 

Sơ cứu người lên cơn động kinh: Những điều nên làm – Không nên làm

Bệnh động kinh có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, nếu không được chữa trị, người bệnh sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khi lên cơn. 

– Tai nạn đáng tiếc

Khi bệnh nhân vào cơn động kinh, bệnh nhân có thể bị té ngã, tai nạn giao thông hoặc trường hợp xấu có thể rơi xuống sông gây nguy hiểm đến tính mạng.

– Biến chứng khi mang thai:

Động kinh có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé khi sản phụ vào cơn động kinh. Nhưng phần lớn bệnh nhân động kinh đều có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc quản lý thai nghén và chăm sóc thai kỳ phải cực kỳ chặt chẽ để tránh các biến chứng nguy hiểm.

– Sức khỏe tinh thần:

Ở những bệnh nhân có tiền sử động kinh, việc lo lắng thái quá về cơn động kinh có thể xảy ra đột ngột. Từ đó có thể gây rối loạn lo âu, trầm cảm.

– Đột tử bất ngờ:

Ở bệnh nhân động kinh có thể xuất hiện tình trạng thiếu oxy, rối loạn nhịp tim, co giật. Từ đó có thể dẫn đến đột tử, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp chẩn đoán

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp hỏi tiền sử, bệnh sử về triệu chứng cơn động kinh. Trong trường hợp bệnh nhân bị mất ý thức trong cơn, triệu chứng được ghi nhận thông qua lời kể lại của thân nhân hoặc người chứng kiến hoặc quan sát trực tiếp.

Thực hiện các xét nghiệm

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán như

– Điện não đồ: giúp nhận biết hoạt động điện sinh lý bất thường trong não.

– Chụp cắt lớp vi tính sọ não: cho biết thông tin chi tiết bất thường trong não như tụ máu, u não,…

– Chụp cộng hưởng từ sọ não: khảo sát hình thái nhu mô não bệnh nhân.

– Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng huyết học của bệnh nhân.

Mục tiêu của việc chẩn đoán nhằm xác định bản chất cơn động kinh, phân loại cơn động kinh và các hội chứng động kinh nhằm giúp ích cho việc điều trị.

Phương pháp điều trị

Điều trị động kinh bao gồm các phương pháp sau:

– Thuốc chống co giật:

Thuốc là phương pháp điều trị phổ biến nhất và có thể kiểm soát tốt các cơn co giật.

– Phẫu thuật:

Phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ hoặc cách ly vùng não gây ra các cơn co giật nếu thuốc không hiệu quả.

– Liệu pháp kích thích:

Kích thích dây thần kinh phế vị (VNS) hoặc kích thích não sâu (DBS) có thể được sử dụng để kiểm soát cơn co giật.

– Chế độ ăn kiêng:

Chế độ ăn ketogenic, giàu chất béo và ít carbohydrate, có thể giúp kiểm soát cơn co giật ở một số người.

– Tâm lý trị liệu và hỗ trợ xã hội:

Hỗ trợ tâm lý và các dịch vụ xã hội có thể giúp người bệnh động kinh và gia đình họ đối phó với các thách thức hàng ngày.

Động kinh là một bệnh lý thần kinh phức tạp và đa dạng, đòi hỏi sự chẩn đoán và điều trị cẩn thận. Hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và giảm thiểu các biến chứng liên quan. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng nghi ngờ động kinh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

 

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đau nửa đầu sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục dành cho mẹ bỉm

Đau nửa đầu sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục dành cho mẹ bỉm

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ phụ nữ gặp chứng đau nửa đầu sau sinh lên tới 39%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: thay đổi hoocmon, căng thẳng, thiếu máu lên não… Để DoLife mách mẹ những giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề này! Cảnh báo […]

Viêm màng não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm màng não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm màng não ở trẻ em là căn bệnh cực kì nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy viêm màng não ở trẻ em có nguyên nhân từ đâu, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết […]

Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm não Nhật Bản là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Phương pháp phòng ngừa và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Tìm hiểu bệnh viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến […]

Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?

Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?

Thai to liệu có thực sự tốt? Mẹ bầu mang thai quá lớn cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé! Thai nhi to là gì? Thai to là tình trạng thai nhi có cân nặng lớn hơn mức bình thường. Kích […]