Điều trị viêm VA cấp tính và mãn tính: Những điều cần biết

17/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

VA phát triển mạnh nhất trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi sau đó dần thoái triển. Viêm VA cấp tính và mãn tính là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ. Ba mẹ cần xử trí như thế nào khi con mắc viêm VA? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết!

Tổng quan về viêm VA cấp tính và mãn tính

VA (Végétations Adénoides) là tổ chức gồm các tế bào bạch cầu ở vòm họng, có độ dày khoảng 4 -5mm, xếp theo hình lá. VA khỏe mạnh không gây cản trở đường thở. Tuy nhiên, khi bị viêm nhiễm, VA có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới đường hô hấp của trẻ.

Viêm VA được chia thành 2 giai đoạn: Viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính

Viêm VA cấp tính

Tình trạng này thường gặp ở trẻ dưới 4 tuổi với các triệu chứng như:

– Thường xuyên nghẹt mũi

– Sốt cao 38 – 39 độ C

– Khó thở, thở bằng miệng

– Bú ngắt quãng (với trẻ nhỏ)

Rối loạn tiêu hóa

– …

Viêm VA cấp tính ở trẻ cần được điều trị sớm để tránh bệnh phát triển thành mạn tính.

Viêm VA mạn tính

Viêm VA mạn tính là hệ quả của việc viêm cấp tính tái phát nhiều lần, gây xơ hóa. Khi mắc bệnh mạn tính, người bệnh có các biểu hiện như:

– Viêm mũi, chảy nước mũi. Nước mũi chảy ra có thể trong hoặc đục, một số trường hợp có màu xanh.

– Nghẹt mũi nghiêm trọng. Nói giọng mũi. Ngủ ngáy. Có thể xuất hiện tình trạng ngưng thở khi ngủ.

– Nghe kém do viêm VA kéo dài gây viêm tai giữa.

– Thay đổi xương mặt do việc thở bằng miệng quá nhiều, ít dùng múi gây tình trạng mũi tẹt, chóp mũi nhỏ, răng vẩu, môi trên hếch, môi dưới dài thõng…

VA quá phát gây tắc nghẽn đường thở
VA quá phát gây tắc nghẽn đường thở

Điều trị viêm VA cấp tính và mãn tính

Để có phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần được chẩn đoán và lên phác đồ bởi bác sĩ chuyên khoa. Hiện nội soi tai mũi họng là phương pháp ưu việt trong việc xác định mức độ viêm nhiễm và phì đại của VA. 

Tùy theo mức độ viêm VA mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị viêm VA cấp tính

Việc điều trị VA cấp tính tập trung chủ yếu vào điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng cho người bệnh bằng các phương pháp:

– Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.

– Điều trị tại chỗ với thuốc giảm viêm, kháng sinh (với trường hợp nhiễm khuẩn, bội nhiễm) .

Lưu ý trong quá trình sử dụng, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc hay tăng/ giảm liều lượng thuốc.

VA cấp tính có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa
VA cấp tính có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa

Điều trị viêm VA mạn tính

Với các trường hợp viêm VA mạn tính, phẫu thuật là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị. Việc phẫu thuật (nạo VA) giúp loại bỏ các ổ chứa virus, vi khuẩn từ đó loại trừ tác nhân gây bệnh.

Nạo VA thường được chỉ định với các trường hợp:

– Viêm VA tái phát nhiều lần: trên 5 lần/năm và kéo dài cả tháng mỗi lần.

– Viêm VA gây biến chứng viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang, rối loạn tiêu hóa…

– VA phình to gây nghẹt mũi, khó nuốt, khó nói, ngưng thở khi ngủ, điều trị nội khoa không hiệu quả.

Tuy nhiên, việc phẫu thuật nạo VA cũng chống chỉ định với các trường hợp:

– Mắc các bệnh liên quan đến máu hoặc bệnh tim nặng, rối loạn đông máu, bệnh lao đang tiến triển

– Người bệnh đang nhiễm các loại virus như: virus cúm, sốt xuất huyết, sởi…

– Người bệnh dị ứng, hở hàm ếch, hen phế quản hay đang tiêm phòng dịch…

Nạo VA được áp dụng với các trường hợp viêm VA mạn tính
Nạo VA được áp dụng với các trường hợp viêm VA mạn tính

Điều trị viêm VA cấp tính và mãn tính có khó không?

Viêm VA là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng việc điều trị cần đúng cách, phù hợp kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh để trẻ nhanh khỏi bệnh.

Hỗ trợ trẻ trong quá trình điều trị và phục hồi, ba mẹ lưu ý đến chế độ ăn của con:

– Cung cấp chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin vào chế độ ăn để giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm hiệu quả.

– Nên chế biến thức ăn ở dạng lỏng để giúp trẻ dễ ăn và hấp thu hơn.

– Tăng cường cho trẻ sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa đủ cung cấp thêm canxi và vitamin D, tăng cường sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch của trẻ.

– Tránh cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm cay nóng, chua, mặn, nhiều đường…

– Xây dựng cho trẻ chế độ sinh hoạt hợp lý.

Ngoài ra, để tránh tình trạng viêm VA tái phát hay tiến triển nặng, khi chăm sóc trẻ cần lưu ý:

– Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh hoặc sốc nhiệt. 

– Giữ ấm cổ, đeo khẩu trang, che chắn cho trẻ mỗi khi ra ngoài.

– Vệ sinh họng, mũi, miệng đúng cách cho trẻ thường xuyên. 

– Giữ không gian sống của trẻ thoáng mát, sạch sẽ, đủ ẩm.

Biện pháp phòng ngừa viêm VA

Chủ động phòng ngừa nguy cơ viêm VA ở trẻ, ba mẹ cẩn trọng khi chăm sóc bé:

– Hạn chế để trẻ đến nơi đông người. Không cho người khác thơm má, tránh để trẻ đứng gần người bị ho.

– Sau 6 tháng, cho trẻ ăn dặm đủ chất để tăng cường sức đề kháng.

– Cho trẻ uống đủ nước.

– Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

– Khi phát hiện trẻ có các vấn đề đường hô hấp, cần điều trị dứt điểm ngay, tránh để biến chứng xảy ra.

Trên đây là những thông tin chung về điều trị viêm VA cấp tính và mãn tính . Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn vàng da là phương pháp đơn giản, hiệu quả và phổ biến trong điều trị vàng da do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh. Vậy phương pháp này có gây tác dụng phụ gì không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Thông tin cơ bản về tình trạng vàng da ở […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là phương pháp sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ: bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh… Nhưng xét nghiệm máu gót chân có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Để DoLife giải quyết cho mẹ qua bài […]

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử […]