Điều trị viêm đường tiết niệu thế nào?  

18/09/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến, thường gặp nhiều ở nữ giới hơn so với nam giới. Ban đầu, bệnh chỉ gây cảm giác khó chịu không đáng kể, tuy nhiên, nếu như không được điều trị kịp thời, chị em có thể gặp biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Vậy đâu là cách điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả, cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Khái quát về viêm đường tiết niệu ở nữ giới 

Cụ thể, đường tiết niệu là cơ quan bao gồm: 2 quả thận, 2 niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đây là cơ quan thực hiện vai trò lọc máu, hình thành cũng như bài tiết nước tiểu ra ngoài cùng với các chất độc hay các sản phẩm chuyển hóa dư thừa. Hoạt động của đường tiết niệu giúp duy trì nồng độc chất thích hợp ở trong máu, bảo vệ sức khỏe của con người.

Nếu như đường tiết niệu khỏe mạnh, nước tiểu là hoàn toàn vô trùng, sự xuất hiện của vi khuẩn có thể hình thành nguy cơ viêm nhiễm. Như đã đề cập ở trên, nữ giới có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn là nam giới, đặc biệt là lứa tuổi trưởng thành trong giai đoạn quan hệ tình dục.

Viêm đường tiết niệu ở những vị trí khác nhau sẽ mang đặc điểm và biến chứng khác nhau, chia thành các nhóm chính bao gồm viêm niệu trên và viêm niệu dưới.

Đường tiết niệu là cơ quan thực hiện vai trò lọc máu, hình thành cũng như bài tiết nước tiểu ra ngoài cùng với các chất độc hay các sản phẩm chuyển hóa dư thừa.
Đường tiết niệu là cơ quan thực hiện vai trò lọc máu, hình thành cũng như bài tiết nước tiểu ra ngoài cùng với các chất độc hay các sản phẩm chuyển hóa dư thừa.

Giải mã viêm đường tiết niệu ở nữ giới nguy hiểm thế nào? 

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm như:

– Phụ nữ khi mang thai bị viêm đường tiết niệu có thể sẽ kém phát triển, nếu như không được điều trị có thể dẫn tới bị sảy thai, sinh non.

– Bệnh viêm đường tiết niệu gây tắc vòi trứng, từ đó dẫn tới nguy cơ bị vô sinh ở phụ nữ

– Người bệnh luôn trong tình trạng tiểu buốt thường xuyên, thậm chí là tiểu ra máu. Do đó, khi quan hệ tình dục thường bị đau đớn, gây ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc trong chuyện chăn gối.

– Khi viêm đường tiết niệu trở thành bệnh lý mạn tính thì một trong những hậu quả tất yếu đó là suy thận mạn tính.

Những dấu hiệu viêm đường tiết niệu điển hình ở nữ giới 

Thực tế, không ít chị em mắc bệnh viêm đường tiết niệu dạng nhẹ hoặc ở thể kín đáo nên triệu chứng thường không rõ ràng khó nhận biết. Thực tế, chị em chỉ có thể phát hiện bệnh khi khám phụ khoa.

Tuy nhiên, chị em cũng có thể dựa vào những triệu chứng viêm đường tiết niệu dưới đây để xác định bản thân có đang mắc bệnh hay không:

Những triệu chứng tại chỗ 

Triệu chứng thường gặp nhất bao gồm: Đi tiểu lắt nhắt, tiểu gây cảm giác buốt rát, muốn đi tiểu nhiều lần, cảm giác tiểu không hết, vẫn còn nước tiểu ở trong bàng quang.

Viêm đường tiết niệu nếu như nghiêm trọng hơn có thể gây ra các triệu chứng tiểu ra mủ, nước tiểu bị đục, nặng mùi hoặc thậm chí là nước tiểu lẫn máu. Nếu như bị bệnh viêm bàng quang, người bệnh sẽ có thêm những triệu chứng đau vùng hạ vị, viêm tại thận chỉ thường gây đau ở vùng lưng.

Viêm thận thường gây triệu chứng nặng nhất nhưng trong thời gian đầu các triệu chứng thường âm thầm nên khó phát hiện và điều trị từ sớm.

Những triệu chứng toàn thân 

Theo chuyên gia, thận là cơ quan quan trọng nhất của đường tiết niệu, đây cũng là nơi tiếp nhận lượng lớn máu hàng ngày nhằm thực hiện lọc thải chuyển thành nước tiểu. Do đó, nếu viêm đường tiết niệu xâm nhập ở thận thì nhiễm trùng có thể lan sang máu dẫn đến nhiễm trùng máu. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như: Sốt cao, môi khô, rét run từng cơn, mặt hốc hác.. Dấu hiệu nhiễm trùng và nhiễm độc càng thể hiện rõ thì khả năng nhiễm trùng nặng càng cao, càng gây nguy hiểm cho sức khỏe của chị em.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu thường khá giống và dễ thường bị nhầm lẫn với viêm nhiễm phụ khoa. Tốt hơn hết, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, chị em nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm
Viêm đường tiết niệu ở nữ giới không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm

Điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ giới như thế nào? 

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc kháng sinh 

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh và đúng liều lượng mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Với bệnh nhân mới chỉ xuất hiện triệu chứng viêm đường tiết niệu ở khu trú, thường là viêm niệu đạo sẽ được chỉ định kháng sinh đường uống dùng trong khoảng từ 5 đến 7 ngày.

Nếu như có những triệu chứng bệnh nặng như là lạnh run, nhiễm trùng huyết, hay xuất hiện ổ viêm thì cần phải nhập viện để truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.

Trường hợp sử dụng kháng sinh không mang lại hiệu quả hoặc bệnh tái phát nhiều lần, cần kiểm tra xem có dị dạng đường tiểu hay không để đặt ống tiểu. Ngoài ra, nguyên nhân có thể là do sử dụng kháng sinh không phù hợp, lúc này, bác sĩ cần nuôi cấy vi khuẩn để lựa chọn đúng loại kháng sinh cần điều trị.

Dùng kháng sinh là một trong những cách điều trị viêm đường tiết niệu thường được sử dụng nhất
Dùng kháng sinh là một trong những cách điều trị viêm đường tiết niệu thường được sử dụng nhất

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc sát trùng 

Bên cạnh thuốc kháng sinh, viêm đường tiết niệu ở nữ giới cũng cần được điều trị bằng thuốc có tính sát trùng nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, do nghiên cứu về tính hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc nên chưa được áp dụng điều trị phổ biến.

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng hình thức phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng nếu như viêm đường tiết niệu không thể điều trị bằng thuốc hoặc có biến chứng nặng tại thận. Ngoài ra, nếu như viêm đường tiết niệu ở nữ là do dị dạng niệu thì cũng cần phải phẫu thuật chỉnh sửa, tránh tình trạng bệnh tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới như thế nào? 

Để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, dưới đây là một số bí kíp mà các chị em có thể áp dụng:

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là trước khi quan hệ tình dục

– Tránh sử dụng các loại chất kích thích niệu đạo như: Ngâm tắm trong bồn tắm có pha xà phòng, sử dụng chất khử mùi ngay tại chỗ… Thay vào đó, bạn nên tắm bằng vòi hoa sen.

– Uống nhiều nước nhằm tăng lượng nước tiểu tống xuất các vi khuẩn khỏi đường tiểu.

– Đi tiểu trước hoặc sau khi thực hiện quan hệ tình dục.

– Tăng cường sử dụng nhóm thực phẩm giàu vitamin C như các loại hoa quả có múi để làm giảm nguy cơ bị viêm đường tiết niệu.

– Phụ nữ trong độ tuổi quan hệ tình dục thường xuyên bị viêm đường tiết niệu nên kiểm tra lại tư thế quan hệ tình dục để tránh các tư thế ảnh hưởng tới bộ phận niệu đạo.

– Tránh mặc quần áo, đồ lót quá chật hoặc quần áo làm bằng chất liệu nóng bức.

Hy vọng rằng những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu thêm về cách điều trị viêm đường tiết niệu, đặc biệt là viêm đường tiết niệu ở nữ giới. Nếu như có bất cứ thắc mắc cần hỗ trợ, chị em vui lòng liên hệ HOTLINE 19001984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy căn bệnh này có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Đa nang buồng trứng là gì? Buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối […]

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo.  “Nằm […]

Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

  Khám sức khỏe sinh sản chính là bước tiền đề cho một hạnh phúc bền chặt của các cặp đôi trước khi bước vào hôn nhân. Thông qua đây, các cặp đôi sẽ biết được tình trạng sức khỏe của mình và có kế hoạch khoa học đảm bảo cho việc sinh con sau […]