Điều trị cúm A tại nhà: Nên hay không?

28/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Cúm A là là một loại cúm mùa có tốc đô lây lan nhanh, dễ bùng phát thành đại dịch. Tùy vào thể trạng của người bệnh, các triệu chứng của cúm A có thể xảy ra nặng hoặc nhẹ. Đối với những trường hợp nặng có bệnh nền, trên 65 tuổi hoặc đang có thai, người bệnh nên nhập việc để được điều trị và theo dõi. Tuy nhiên, những trường hợp có triệu chứng nhẹ thì người bệnh có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh cúm A là gì?

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, thường xảy ra khi thời tiết giao mùa. Cùm A thường do các chủng virus cúm phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên, trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 là những chủng virus cúm thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây nhiễm sang người và tạo thành dịch. 

Bệnh cúm A thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường bởi những triệu chứng tương tự như nhau. Tuy nhiên bệnh cúm A có diễn biến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch và đại dịch. 

Các triệu chứng của bệnh Cúm A

Biểu hiện của cúm A

Bệnh cúm A có biểu hiện gần giống như bệnh cúm thường với các triệu chứng như ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu,…. Các triệu chứng này diễn ra đột ngột. 

Người bệnh sau thời gian ủ bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như: 

  • Sốt cao từ 38 độ trở lên, trẻ nhỏ có thể sốt tới hơn 39 độ
  • Có cảm giác ớn lạnh, gai người
  • Hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi
  • Nhức đầu, đau mỏi cơ
  • Ho và đau họng
  • Đau bụng, buồn nôn, chán ăn

Các triệu chứng của cúm A sẽ tiến triển sau 1 tuần. Nếu sau 1 tuần, các triệu chứng vẫn còn diễn biến nặng hoặc nặng hơn thì người bệnh cần đến Bệnh viện để thăm khám.

Những trường hợp nào có thể điều trị cúm A tại nhà

Thông thường, đối với những người không có bệnh nền, người không quá 65 tuổi, phụ nữ mang thai thì triệu chứng của cúm A sẽ hết dần trong khoảng 7 – 10 ngày. Lúc này, người bệnh có thể điều trị ngoại trú dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu sau khoảng 7 – 10 ngày, tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc có những biểu hiện nặng hơn như khó thở, co giật, suy hô hấp, … thì người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Những trường hợp mắc bệnh nền, trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai, người trên 65 tuổi,… khi có những biểu hiện nghi nhiễm cúm A thì nên nhập viện để được theo dõi.

Các phương pháp điều trị cúm A tại nhà

Điều trị cúm A với người lớn

Người lớn khỏe mạnh và không có bệnh nền thì có thể điều trị cúm A tại nhà như sau:

  • Sử dụng các loại thuốc điều trị các triệu chứng cúm như ho, sổ mũi, sốt,… những loại thuốc này cần được sự chỉ định từ các bác sĩ.
  • Uống nhiều nước: Một triệu chứng của cúm A đó là sốt cao liên tục. Điều này khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng sẽ trở nên mệt mỏi hơn. Vì vậy, việc bổ sung nước là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể pha thêm nước với Oresol để bù điện giải, hoặc pha nước với C sủi để tăng thêm đề kháng. Ngoài ra bạn cũng có thể uống các loại nước ép như nước cam, nước bưởi,…
  • Sử dụng các thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp,…
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Khi bị cúm A, cơ thể bạn sẽ mệt mỏi, đau nhức. Trong lúc này hãy dừng hết mọi công việc và để cơ thể được nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi cũng là cách giúp cơ thể thoải mái để tăng cường miễn dịch, chống lại vi khuẩn. Vì vậy hãy đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng một đêm.
  • Hãy giúp đường thở thông thoáng và cơ thể thoải mái bằng cách tạo độ ẩm cho môi trường xung quanh. Bạn có thể sử dụng máy xông tinh dầu hoặc máy tạo ầm không khí, tuy nhiên cần vệ sinh sạch sẽ để không gây nấm mốc tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 
  • Xông hơi: Xông hơi là một biện pháp hữu hiệu giúp bạn cảm thấy người nhẹ nhàng và sảng khoái hơn khi bị cúm. Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu hoặc có thể đun nước gừng, sả, … để xông đều hiệu quả.
  • Sử dụng túi chườm vừa giúp hạ nhiệt khi sốt, vừa cơ thể thoải mái hơn
  • Súc miệng với nước muối và vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý.

Nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi hơn và có những dấu hiệu chuyển nặng như khó thở, co giật, nôn, bồn chồn khó chịu,… thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được tham khám kịp thời.

Cúm A có thể điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ

Điều trị cúm A với phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ có thai, virus cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Vì vậy, khi nghi ngờ mắc virus cúm A, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay để tham khám. Nếu như sau quá trình thăm khám, bác sĩ cho phép mẹ bầu điều trị tại nhà thì mẹ bầu cũng thực hiện các biện pháp điều trị như đối với người lớn (đã nói ở trên). 

Trong trường hợp có những dấu hiệu trở nặng như khó thở, tức ngực, đau bụng, em bé cứ động ít, … thì mẹ bầu nên nhập viện để tiến hành siêu âm và theo dõi, tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Điều trị cúm A cho trẻ em

Trẻ em cũng là đối tượng dễ trở nặng khi mắc cúm A, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 2 tuổi. Vì vậy mẹ cũng nên cho trẻ thăm khám ngay với bác sĩ khi nghi ngờ con mắc cúm A.

Trong trường hợp con được chỉ định theo dõi tại nhà, mẹ cần thực hiện những việc sau để chăm sóc sức khỏe cho con khi mắc cúm A:

  • Cho trẻ uống nhiều nước: nước lọc, nước hoa quả hoặc nước bù điện giải băng oresol
  • Hạ sốt khi trẻ sốt quá 38.5 bằng Paracetamol
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm 
  • Với những trẻ vẫn còn bú mẹ, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn
  • Chia nhỏ bữa ăn để cung cấp năng lượng cho trẻ
  • Cho con nghỉ ngơi tại phòng thoáng, tránh gió
  • Nếu con sốt cao, cho con mặc đồ thoáng, lau nách, bẹn và chườm khăn ấm vào trán.
Cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước khi sốt cao

Những biện pháp phòng ngừa cúm A

  • Tiêm phòng cúm mùa (mỗi năm nhắc lại một lần) đặc biệt cho trẻ em.
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ. Tránh để tay tiếp xúc với mắt, mũi, miệng.
  • Hình thành thói quen sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.

Hy vọng bài viết đã cũng cấp những kiến thức về cách phòng ngừa bệnh cúm A. Đồng thời, giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc có nên điều trị cúm A tại nhà hay không?

Nếu Qúy khách hàng có những câu hỏi hay những thắc mắc về các vấn đề sức khỏe, hãy liên hệ cho BVQT DoLife theo hotline 1900 1984 hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ 108 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Viêm amidan gây đau tai có nguy hiểm không?

Viêm amidan gây đau tai có nguy hiểm không?

Viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng như: áp xe quanh amidan, viêm tai giữa, tắc nghẽn đường thở, thấp tim… Trong đó, đau tai có thể là một trong những biểu hiện của biến chứng do viêm amidan gây ra. Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Tại sao viêm amidan […]

Cảnh báo những yếu tố làm nghiêm trọng thêm tình trạng thiếu máu

Cảnh báo những yếu tố làm nghiêm trọng thêm tình trạng thiếu máu

Thiếu máu là hội chứng phổ biến, xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nhau. Bên cạnh nguyên nhân đa dạng thì các yếu tố làm nghiêm trọng tình trạng thiếu máu cũng khá nhiều. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Tổng quan về tình trạng thiếu máu Thiếu […]

Hướng dẫn điều trị đau khớp gối tại nhà

Hướng dẫn điều trị đau khớp gối tại nhà

Đau khớp gối không phải là tình trạng hiếm gặp, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Theo thống kê, có tới khoảng 60% người cao tuổi bị đau nhức xương khớp và cứ 3 người trẻ tuổi thì có 1 người từng bị đau khớp gối ít nhất 1 lần. Theo dõi bài […]