Điều cần biết về bệnh teo đa hệ thống 

16/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Bệnh teo đa hệ thống (MSA) là tình trạng thoái hóa thần kinh tiến triển gây tổn thương đến các tế bào thần kinh ở trong não. Teo đa hệ thống không chỉ gây ảnh hưởng đến sự thăng bằng, cử động mà còn gây nguy hiểm tới hệ thống thần kinh tự chủ cũng như hệ thống kiểm soát. Nguy hiểm hơn, bệnh có triệu chứng đa dạng, có thể dẫn tới tử vong.

Khái quát về bệnh teo đa hệ thống 

Teo đa hệ thống (MSA) là dạng rối loạn thần kinh hiếm gặp, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ. Không chỉ chi phối huyết áp, nhịp thở, chức năng bàng quang hay kiểm soát cơ bắp, bệnh còn có khả năng diễn tiến nặng dần gây đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng. 

Teo đa hệ thống thường xuất hiện ở nam giới nhiều gấp 2 lần so với phụ nữ. Tuổi khởi phát trung bình khoảng 53 tuổi, sau khi các triệu chứng xuất hiện, bệnh nhân sẽ sống được trong vòng khoảng từ 9 đến 10 năm.

Hiện nay có 2 loại teo đa hệ thống dựa trên triệu chứng ban đầu, bao gồm: 

– MSA-C: Đây là thể loại đặc trưng bởi mất điều hòa hay mất ổn định tư thế (hay còn gọi rối loạn chức năng tiểu não). 

– MSA-P: Tương tự như là bệnh Parkinson nhưng thường không có triệu chứng run.

Bệnh teo đa hệ thống (MSA) là dạng rối loạn thần kinh hiếm gặp, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ
Bệnh teo đa hệ thống (MSA) là dạng rối loạn thần kinh hiếm gặp, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh teo đa hệ thống là gì? 

Teo đa hệ thống có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. Hầu hết các triệu chứng thường xuất hiện ở người trưởng thành, thường là từ độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi. 

Bệnh thường được chia theo 2 thể là thể Parkinson và thể tiểu não, tùy thuộc vào thể loại teo đa hệ thống mà những triệu chứng có thể khác nhau. 

Dấu hiệu bệnh teo đa hệ thống thể Parkinson

Đây có thể nói là thể loại teo đa hệ thống phổ biến nhất hiện nay. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này tương tự như bệnh Parkinson, bao gồm các triệu chứng: 

– Cơ bị căng cứng, khó gập duỗi tay chân. 

– Cử động tay chân bị chậm dần. 

– Run rẩy (thường ít xuất hiện ở các bệnh nhân MSA như bệnh nhân mắc bệnh Parkinson).

– Khi thay đổi tư thế hay giữ thăng bằng thường gặp phải không ít khó khăn. 

Dấu hiệu bệnh teo đa hệ thống thể tiểu não 

Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này chủ yếu về khả năng phối hợp cơ bắp (hay mất khả năng điều hòa). Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một số dấu hiệu là: 

– Giảm khả năng chuyển động và phối hợp, chẳng hạn như dáng đi khó đứng vững và khó giữ thăng bằng. 

– Nói rất chậm hoặc nói quá nhỏ (hay còn gọi chứng khó đọc).

– Bị rối loạn thị giác, nhìn mờ hoặc song thị, khó giữ mắt cố định. 

– Khó nuốt hoặc là quá khó nhai.

Giảm khả năng chuyển động và phối hợp, chẳng hạn như dáng đi khó đứng vững và khó giữ thăng bằng. 
Giảm khả năng chuyển động và phối hợp, chẳng hạn như dáng đi khó đứng vững và khó giữ thăng bằng.

Một số dấu hiệu và triệu chứng chung khác 

Ngoài một số triệu chứng kể trên, các dấu hiệu thường gặp của bệnh teo não có thể kể đến: 

Hạ huyết áp tư thế: Huyết áp thường giảm khi thay đổi tư thế sẽ khiến bạn dễ cảm thấy chóng mặt hay choáng váng, thậm chí có thể ngất xỉu. 

– Đôi khi, người bệnh cũng có thể dễ bị tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp đến ngưỡng nguy hiểm, đặc biệt là khi nằm. 

– Rối loạn chức năng tiết niệu và đường ruột như: Táo bón, mất kiểm soát chức năng bàng quang hoặc ruột. 

– Giảm tiết mồ hôi, nước mắt hay nước bọt. 

– Mất khả năng dung nạp nhiệt độ do mồ hôi giảm tiết. 

– Khó kiểm soát nhiệt độ cơ thể, khiến cho người bệnh dễ bị lạnh tay hoặc lạnh chân. 

– Thường bị mệt mỏi sau khi thức dậy, khó thở về đêm. 

– Rối loạn chức năng tình dục, không có khả năng đạt cực khoái hoặc duy trì cương cứng dương vật. 

Chẩn đoán và điều trị teo đa hệ thống như thế nào?

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán teo đa hệ thống dựa trên sự kết hợp của suy giảm thần kinh tự chủ và những triệu chứng tiểu não hay hội chứng parkinson. 

Nếu như nghi ngờ rối loạn MSA, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân kiểm tra phản xạ và các chức năng của cơ thể như là chức năng bàng quang và huyết áp. Hiện tại không có xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán bệnh teo đa hệ thống, tuy nhiên chụp MRI não thường cần thiết để phát hiện tổn thương ở não cũng như phân biệt 2 nhóm MSA-P hay MSA-C. 

Điều trị teo đa hệ thống bằng phương pháp nào? 

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cũng như làm chậm sự tiến triển của bệnh teo đa hệ thống. Những người bệnh này thường chỉ có thể sống từ khoảng 6 đến 9 năm sau khi khởi phát triệu chứng và bệnh tình có xu hướng diễn biến nghiêm trọng hơn. 

Một số phương pháp điều trị phổ biến có thể bao gồm: 

– Với triệu chứng hạ huyết áp tư thể: Có thể làm tăng thể tích lòng mạch bằng cách bổ sung muối hoặc thuốc. Cân nâng đầu giường lên khoảng 10cm để làm giảm hạ huyết áp tư thế vào buổi sáng, giảm tiểu nhiều vào ban đêm. 

– Với triệu chứng tiểu không tự chủ: cần tập luyện bàng quang nhiều, kiểm soát chế độ ăn uống cũng như dùng thuốc. 

– Với triệu chứng táo bón: Bổ sung nhiều chất xơ và chất làm mềm phân, đôi khi cần áp dụng thụt tháo. 

– Với triệu chứng rối loạn cương dương: Các loại thuốc như sildenafil hay tadalafil hoặc các phương pháp trị liệt vật lý khác có thể sử dụng. 

– Duy trì thể lực sức mạnh cơ bắp của những người bị MSA. 

Biện pháp kiểm soát bệnh teo đa hệ thống là gì? 

Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân thực hiện những biện pháp dưới đây để giảm bớt triệu chứng bệnh, bao gồm: 

– Xây dựng chế độ ăn giúp huyết áp tăng lên: Bạn có thể thêm muối vào bữa ăn đồng thời bổ sung nhiều nước. Ngoài ra, đừng quên bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống làm giảm táo bón.

– Kê cao đầu khi ngủ khoảng 1 góc 30 độ để giúp bạn không bị tăng huyết áp khi ngủ. Khi thức dậy, bạn nên chuyển tư thế nằm sang ngồi một cách chậm rãi. 

– Tránh ở môi trường quá nóng, tốt hơn hết, bạn nên ở trong phòng có máy lạnh vào những ngày trời quá nóng. 

Đừng quên thăm khám sớm với bác sĩ để tránh các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe
Đừng quên thăm khám sớm với bác sĩ để tránh các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe

Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh teo đa hệ thống. Nhìn chung, teo đa hệ thống là bệnh lý thoái hóa thần kinh tiến triển, cần được thăm khám và phát hiện kịp thời để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác như Parkinson hay sa sút trí tuệ. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]