Dị ứng sữa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

03/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Dị ứng sữa, đặc biệt là dị ứng sữa động vật là tình trạng phổ biến tuy nhiên lại chưa được quan tâm đúng mức. Ở những thể nghiêm trọng, dị ứng có thể đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Tìm hiểu về dị ứng sữa
Tìm hiểu về dị ứng sữa

Thông tin chung về dị ứng sữa

Dị ứng sữa là gì?

Dị ứng sữa là sự phản ứng của hệ miễn dịch với protein có trong sữa động vật. Dị ứng sữa là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến dị ứng ở trẻ. Trong đó, các loại dị ứng thường gặp là: dị ứng sữa bò, sữa dê, sữa cừu, sữa trâu…

Có nhiều loại protein trong sữa mà cơ thể có thể phản ứng lại. Trong đó, alpha protein S1-casein trong sữa bò là tác nhân phổ biến nhất gây ra dị ứng. 

Dị ứng với sữa khác không dung nạp lactose.. Dù các triệu chứng của hai tình trạng này khá tương đồng nhưng cơ chế xảy ra thì hoàn toàn khác nhau. Dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng với thành phần có trong sữa động vật. Còn không dung nạp glucose là tình trạng cơ thể thiếu men tiêu hóa lactose khiến lactose trong sữa khi đi vào ruột không được chuyển hóa.

Cơ chế

Cơ chế của dị ứng với sữa chính là sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch lầm tưởng rằng protein trong sữa có hại, từ đó, tăng cường sản xuất kháng thể IgE để không chế protein trong sữa. Sự xuất hiện của các protein sữa trong cơ thể được nhận diện bởi các kháng thể IgE sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, giải phóng histamin cùng các chất trung gian hóa học gây ra dị ứng.

Đối tượng có nguy cơ dị ứng với sữa

Dị ứng có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Trong đó, các đối tượng có nguy cơ bị dị ứng sữa cao hơn như:

– Trẻ nhỏ: do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Khi trưởng thành, tình trạng dị ứng sẽ giảm dần.

– Trẻ có cơ địa dị ứng với các tác nhân bên ngoài.

– Trẻ bị viêm da dị ứng mạn tính.

– Tiền sử gia đình có thành viên bị dị ứng thực phẩm, hen phế quản, chàm, mày đay….

Nguyên nhân gây dị ứng sữa

Sữa bò chính là tác nhân hàng đầu gây dị ứng sữa ở trẻ nhỏ. Có hai loại protein gây dị ứng phổ biến:

– Casein (trong phần rắn của sữa).

– Whey (trong phần lỏng của sữa khi lắng).

Tùy vào cơ địa mà cơ thể người bị dị ứng có thể phản ứng với một trong hai hoặc cả hai loại protein. Người bị dị ứng sữa bò cũng có nguy cơ cao dị ứng với sữa các loại động vật khác như: sữa cừu, sữa dê, sữa trâu… Tuy nhiên, sữa đậu nành lại ít có nguy cơ gây dị ứng ở nhóm đối tượng này.

Bên cạnh dị ứng với sữa động vật thì cơ thể người bệnh cũng có thể phản ứng với các loại thực phẩm chế biến có chứa sữa động vật hoặc chứa các loại protein gây dị ứng.

Triệu chứng khi dị ứng với sữa

Sau khi uống sữa từ vài phút đến vài giờ, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu dị ứng. Triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng tùy theo cơ địa người bệnh. 

Các triệu chứng nhẹ thường thấy như:

– Phát ban, nổi mẩn, ngứa ngáy

– Khò khè, khó thở

– Nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng quặn

Ở phản ứng nghiêm trọng, người bệnh có thể bị sốc phản vệ do đường thở bị thu hẹp. Khi đó, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như:

– Đường hô hấp co thắt, phù nề gây khó thở.

– Huyết áp tụt nhanh.

– Mặt đỏ bừng, ngứa ngáy

Sốc phản vệ do dị ứng với sữa nếu không được xử trí kịp thời, đúng cách có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.

Cách chẩn đoán dị ứng sữa

Để xác định tình trạng dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các biện pháp chẩn đoán:

– Khai thác tiền sử dị ứng, bệnh sử, triệu chứng lâm sàng

– Thử nghiệm chích da 

– Xét nghiệm máu để tìm kháng thể IgE

– Xét nghiệm thành phần để thử nghiệm với các loại protein có trong sữa (casein, whey, lactalbumin).

– Thử nghiệm thực phẩm

Từ khám lâm sàng cùng kết quả xét nghiệm, bác sĩ đưa ra kết luận về tình trạng dị ứng của người bệnh đồng thời đưa ra lời khuyên chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Ngoài ra, với trẻ nhỏ, phương pháp kiểm tra kích thích đường miệng cũng thường được áp dụng để chẩn đoán dị ứng sữa của trẻ:

– Nhỏ 1 – 2 giọt sữa bò lên miệng trẻ và chờ phản ứng trong 15 phút. Nếu trẻ bị dị ứng, các phản ứng xảy ra thường thấy như:

+ Sinh hiệu bất thường

+ Nổi mẩn quanh môi

+ Phù mi mắt

+ Sưng môi

+ Trẻ bứt rứt, khó chịu

– Nếu sau 15 phút, trẻ không xuất hiện phản ứng, ba mẹ có thể cho trẻ tiếp tục sử dụng sữa với liều lượng tăng dần sau mỗi 30 phút từ 1 – 3 – 5 – 15 – 25 – 50 – 100ml mỗi lượt.

Biện pháp điều trị khi dị ứng với sữa

Khi dị ứng ở thể nhẹ, người bệnh thường được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng histamin. Việc sử dụng histamin giúp giảm nhẹ triệu chứng, giảm khó chịu hiệu quả cho người bệnh.

Với trường hợp dị ứng sữa ở thể nặng có xuất hiện sốc phản vệ, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất để được cấp cứu kịp thời. Người bệnh sẽ được xử trí khẩn cấp bằng các biện pháp hồi sức tích cực để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng gây tử vong. Để đối phó với tình trạng xấu, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng Adrenalin.

Cách phòng ngừa dị ứng sữa

Tránh xa sữa và các chế phẩm từ sữa hay các loại thực phẩm chứa sữa chính là phương pháp tối ưu nhất trong việc phòng ngừa dị ứng với sữa. 

Hiện nay, sữa xuất hiện nhiều trong đa dạng thực phẩm khác nhau. Bởi vậy, người bị dị ứng sữa cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào. 

Trên đây là những thông khoa học về dị ứng sữa. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm màng não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm màng não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm màng não ở trẻ em là căn bệnh cực kì nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy viêm màng não ở trẻ em có nguyên nhân từ đâu, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết […]

Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm não Nhật Bản là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Phương pháp phòng ngừa và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Tìm hiểu bệnh viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến […]

Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?

Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?

Thai to liệu có thực sự tốt? Mẹ bầu mang thai quá lớn cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé! Thai nhi to là gì? Thai to là tình trạng thai nhi có cân nặng lớn hơn mức bình thường. Kích […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]