Dị ứng lúa mì: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh

03/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Dị ứng lúa mì thường là dị ứng thực phẩm hay trong một số trường hợp là dị ứng tiếp xúc do giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp. Dị ứng này thường gặp ở trẻ em và có thể tự khỏi khi trẻ từ 3 tuổi trở lên.

Thông tin chung về dị ứng lúa mì
Thông tin chung về dị ứng lúa mì

Dị ứng lúa mì là gì?

Dị ứng lúa mì là phản ứng dị ứng diễn ra khi ăn các loại thực phẩm có chứa lúa mì hoặc hít phải bột mì. Dị ứng xảy ra khi cơ thể sản xuất kháng thể chống lại protein có trong lúa mì.

Ở một số trường hợp đặc biệt, dị ứng lúa mì chỉ xảy ra khi người bị dị ứng có thể tập dục trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với lúa mì. Khi đó, cơ thể có những thay đổi nhất định, phản ứng dị ứng được kích hoạt, phản ứng của hệ miễn dịch với protein lúa mì nặng hơn. Người bệnh khi đó có thể bị đe dọa tính mạng do sốc phản vệ.

Triệu chứng của dị ứng lúa mì

Sau khi tiếp xúc/ ăn các thực phẩm có chứa lúa mì khoảng vài phút đến vài giờ, người bệnh có thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng dị ứng:

– Nổi mẩn đỏ, phát ban.

– Buồn nôn, nôn ói.

– Sưng, ngứa, bị kích thích vùng cổ họng và trong miệng.

– Khó thở, nghẹt mũi.

Tiêu chảy.

– Sốc phản vệ.

Với trường hợp bị sốc phản vệ do dị ứng, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng. Các triệu chứng khi sốc phản vệ có thể bao gồm:

– Sưng, co thắt cổ họng.

– Đau thắt ngực.

– Khó thở, khò khè, khó nuốt.

– Chóng mặt, ngất xỉu.

Khi xảy ra phản ứng sốc phản vệ, người bệnh cần được cấp cứu và chăm sóc y tế ngay để tránh biến chứng, nguy hiểm tới tính màng.

Nguyên nhân gây dị ứng lúa mì

Nguyên nhân

Tùy vào cơ địa mà việc dị ứng lúa mì có thể xảy ra do những nguyên nhân khác nhau. Thông thường, người bị dị ứng lúa mì thường có phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với 1 trong 4 loại protein có trong lúa mì:

– Albumin.

– Globulin.

– Gliadin.

– Gluten.

Những loại protein này có thể được tìm thấy trong nhiều mặt hàng khác nhau chứ không chỉ ở trong bánh mì. Một số nguồn thực phẩm chứa protein lúa mì mà người có cơ địa dị ứng cần lưu ý như:

– Bánh gato, bánh muffin, bánh quy…

– Mì ống

– Bột gạo, bột mì nâu, bột báng

– Ngũ cốc

– Mì ống

– Đạm thực vật thủy phân 

– Nước tương (xì dầu)

– Bột rau câu, gelatin

– Tinh bôt biến tính (dẫn xuất tinh bột)

– …

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể xuất hiện phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với yến mạch, đại mạch, lúa mạch đen,,,

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc dị ứng lúa mì như:

– Tiền sử gia đình có thành viên bị dị ứng với lúa mì hoặc dị ứng gluten có trong lúa mì.

– Đô tuổi

Dị ứng lúa mì thường găp ở trẻ dưới 3 tuổi khi hệ tiêu hóa  và hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành. Đa phần các trường hợp dị ứng, trẻ đều tự hết trước 16 tuổi.

Chẩn đoán dị ứng lúa mì

Việc chẩn đoán dị ứng lúa mì cần dựa trên xét nghiệm và công cụ chẩn đoán để cho ra kết quả chính xác nhất. Trong đó, người bệnh cần thực hiện

– Test lẩy da

Bác sĩ tìm kiếm dấu hiệu phản ứng dị ứng bằng việc tiêm/ bôi lên bề mặt da người bệnh một vài giọt tinh chất chiết xuất protein lúa mì. Sau khoảng 15 phút, bác sĩ sẽ đựa trên các dấu hiệu phản ứng (có thể xuất hiện ngứa, sưng đỏ… hoặc không) đẻ chẩn đoán xác định.

– Xét nghiệm máu

Làm xét nghiệm igE đặc hiệu với lúa mì trong máu để xác định tình trạng dị ứng.

– Theo dõi chế độ ăn uống

Người bệnh tự ghi lại chi tiết phản ứng của cơ thể sau khi ăn các loại thực phẩm khác nhau. Từ kết quả ghi chú đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn về việc tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho cơ thể.

Bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu ăn một lượng nhỏ thức ăn mà có nghi ngờ dị ứng dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Qua việc quan sát phản ứng của người bệnh, bác sĩ đưa ra kết luận về tình trạng dị ứng.

Xử trí khi bị dị ứng lúa mì

Việc tránh xa và không tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa protein lúa mì là cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất cho bệnh nhân bị dị ứng lúa mì. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào, người bệnh cần đọc kỹ nhãn dán thành phần của sản phẩm để hạn chế nguy cơ dị ứng.

Khi cơ thể xuất hiện phản ứng dị ứng, người bệnh có thể được chỉ định thuốc kháng histamin để làm giảm các triệu chứng, giảm khó chịu và kiểm soát phản ứng. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần theo dõi phản ứng cơ thể để thông báo ngay với bác sĩ khi phát hiện tác dụng phụ.

Ở một số trường hợp điều trị khẩn cấp sốc phản vệ do dị ứng nặng với lúa mì, bệnh nhân có thể cần tiêm epinephrine (EpiPen, Adrenaclick). 

Một số liệu pháp miễn dịch điều trị dị ứng thực phẩm cũng đang được nghiên cứu như: ban đầu tiếp xúc với lượng nhỏ chất gây dị ứng sau đó tăng dần phơi nhiễm theo thời gian đến khi không còn mẫn cảm với chất gây dị ứng.

Lưu ý cho người bị dị ứng lúa mì

Việc tránh tiếp xúc với protein lúa mì và điều trị kịp thời nếu vô tình tiếp xúc là giải pháp tối ưu nhất cho người bị dị ứng với lúa mì. Trong đó:

– Thông báo với người khác về chứng dị ứng thực phẩm của bản thân.

– Can thiệp khẩn cấp khi xảy ra phản ứng sốc phản vệ do dị ứng.

– Luôn xem kỹ bảng thành phần của sản phẩm để tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa lúa mì.

– Thận trọng khi ăn uống, đặc biệt là khi ăn ngoài.

Trên đây là những thông khoa học về dị ứng lúa mì. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]