Đau thắt ngực: Nguyên nhân, cách điều trị

09/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Đau thắt ngực là cảm giác ngực bị chèn ép, gây đau đớn, khó chịu. Một số người bệnh mô tả cơn đau có cảm giác giống như phải chịu đựng vật nặng đè lên ngực. 

Khái quát về hiện tượng đau thắt ngực 

Đau thắt ở ngực là tình trạng đau ngực dữ dội do giảm lượng máu đến tim. Đây có thể là triệu chứng của bệnh động mạch vành, bị thu hẹp đáng kể vì tắc nghẽn hoặc co thắt khiến cho lượng máu để nuôi tim bị thiếu hụt, dẫn đến tình trạng tim thiếu oxy để bơm máu. 

Như đã đề cập ở trên, cơn đau thắt ngực có thể là dấu hiệu một bệnh lý về tim nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị ngay lập tức. 

Đau thắt ở ngực là tình trạng đau ngực dữ dội do giảm lượng máu đến tim.
Đau thắt ở ngực là tình trạng đau ngực dữ dội do giảm lượng máu đến tim.

Những triệu chứng đau thắt ở ngực ban đầu là gì? 

Đau và cảm giác khó chịu là những triệu chứng ban đầu của bệnh đau thắt ngực. Cơn đau bắt đầu ở ngực, lan đến lưng, cổ, vai trái hay thậm chí xuống cả cánh tay (đặc biệt là tay trái). Đôi khi, người bệnh sẽ có cảm giác như ợ nóng hoặc là khó tiêu. 

Bên cạnh đó, cơn đau còn kèm theo một số triệu chứng như đổ mồ hôi, ngất xỉu, buồn nôn, kiệt sức, choáng váng và khó thở. Ngoài ra, triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào từng loại đau thắt ngực mà bạn mắc phải. 

Hiện nay, các chuyên gia chia đau thắt ở ngực thành 3 loại như:

Triệu chứng đau thắt ngực ổn định 

Đây là triệu chứng xảy ra khi người bệnh vận động quá sức khiến tim đập nhanh hơn ở mức bình thường. Cơn đau thường có thể cảm nhận trước hoặc diễn ra trong thời gian ngắn (chỉ kéo dài khoảng 5 phút). Ngoài ra, cơn đau có thể lan đến tay, lưng hay các bộ phận khác. 

Một số trường hợp ghi nhận triệu chứng ợ nóng hay khó tiêu. 

Triệu chứng đau thắt ngực không ổn định 

Cơn đau chỉ thường xuất hiện vào lúc nửa đêm, khi bạn đang ngủ hoặc khi bạn nghỉ ngơi. Những cơn đau thường đến một cách đột ngột, kéo dài trong 30 phút hoặc lâu hơn. Nếu để kéo dài không điều trị, cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch. 

Triệu chứng đau thắt ngực mao mạch (hay còn gọi đau thắt vi mạch) 

Cơn đau trong trường hợp này có xu hướng trầm trọng, kéo dài hơn các trường hợp đau khác. 

Bên cạnh đó, người bệnh có xu hướng khó ngủ, thở gấp, mệt mỏi. Cơn đau thường xuyên xảy ra khi thực hiện các hoạt động thường ngày, hay khi bạn cảm thấy căng thẳng. 

Triệu chứng đau thắt ngực với phụ nữ

Triệu chứng ở phụ nữ khác với triệu chứng thông thường. Những khác biệt này sẽ dẫn đến sự chậm trễ trong việc tìm biện pháp điều trị. Ví dụ, đau ngực là triệu chứng phổ biến, nhưng đây có thể không phải là triệu chứng duy nhất hay triệu chứng phổ biến nhất. Bên cạnh đó, ở phụ nữ cũng xuất hiện một số triệu chứng như: Khó chịu ở cổ, hàm răng và lưng; buồn nôn và khó thở; đau nhói, đau dạ dày… 

Triệu chứng ở phụ nữ
Triệu chứng ở phụ nữ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

– Do tăng huyết áp trong thời gian dài gây tổn thương đến các động mạch. 

– Do tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài, phá hủy các động mạch dẫn đến bệnh tim, khiến cho các mảng bám cholesterol tích tự và từ đó làm tắc nghẽn dòng chảy của máu. 

– Do mắc bệnh đái tháo đường: Làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, dẫn đến đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, từ đó làm tăng khả năng xơ vữa động mạch, tăng nồng độ cholesterol trong máu. 

– Lượng cholesterol trong máu tăng cao: Làm thu hẹp các động mạch ở khắp cơ thể, đặc biệt là động mạch cung cấp cho tim. Từ đó, gây nguy cơ đau thắc ngực và đau tim.

– Gia đình có tiền sử mắc bệnh lý về tim.

– Yếu tố tuổi tác: Tuổi cao trên 45, phụ nữ trên 55 tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

– Một số nguyên nhân khác: Do lười vận động, do béo phì hoặc do căng thẳng, stress kéo dài. 

– Người bệnh tiểu đường: Cơ thể của người bị tiểu đường không thể tự sản sinh ra đủ isulin – hormone do tuyến tụy tiết ra, giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng. Ngoài ra, tiểu đường làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành, từ đó dẫn đến đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. 

Các biện pháp chẩn đoán và điều trị hiện nay như thế nào? 

Biện pháp chẩn đoán đau thắt ngực

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra triệu chứng và thực hiện những xét nghiệm như: Điện tâm đồ, ECG, siêu âm tim, xét nghiệm máu, chụp động mạch vàng. Nếu những hình thức xét nghiệm kể trên cho thấy dấu hiệu của cơ tim bị tắt nghẽn thì bác sĩ có thể tiến hành các thủ thuật để thông tim (như kiểm tra lưu lượng máu chảy qua tim bằng cách đặt thiết bị từ động mạch luồn đến tim). 

Biện pháp điều trị đau cơ tim

Mục tiêu của việc điều trị là cải thiện lưu lượng máu nuôi tim, cải thiện khả năng hoạt động ở tim. Phương pháp trị liệu trước tiên là tạm gác lại công việc để dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. 

Sử dụng thuốc men 

Triệu chứng này có thể được điều trị bằng thuốc aspirin làm giảm đông máu hoặc tiến hành dân xuất nitrate như nitroglycerin để mở rộng tạm thời các mạch máu bị hẹp nhằm cải thiện dòng máu chảy qua tim.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc ức chế beta cũng có tác dụng làm chậm nhịp tim. 

Biện pháp phẫu thuật

Nếu như thuốc không có tác dụng, bạn cần điều trị bằng hình thức phẫu thuật. Thông thường, những phương thức giảm đau thắt ngực là nong hoặc đặt stent mạch vành. 

Đừng quên tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa bạn nhé!
Đừng quên tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa bạn nhé!

Trên đây là những thông tin về triệu chứng đau thắt ngực. Đừng quên thay đổi thói quen sống cũng như sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa bệnh ngay từ sớm bạn nhé. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]