Theo số liệu thống kê, tỷ lệ phụ nữ gặp chứng đau nửa đầu sau sinh lên tới 39%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: thay đổi hoocmon, căng thẳng, thiếu máu lên não… Để DoLife mách mẹ những giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề này!
Cảnh báo tình trạng đau nửa đầu sau sinh
Đau nửa đầu sau sinh thường được dân gian gọi là chứng đau đầu đông hoặc hậu sản thống phong. Tình trạng này thường gặp phải ở phụ nữ sau sinh thường khoảng 4 – 6 ngày. Khi xuất hiện cơn đau, mẹ bỉm cảm nhận rõ tình trạng đau đầu dữ dội cùng các triệu chứng:
– Đau đầu kéo dài khi vận động mạnh
– Đau đầu dữ dội khi đổi tư thế ngủ, thậm chí khi sinh hoạt
– Buồn nôn, đau cổ
Nếu tình trạng này kéo dài, sức khỏe của mẹ có thể gặp nhiều bất ổn: suy giảm thị lực, nhận thức kém…
Nguyên nhân khiến phụ nữ thấy đau nửa đầu sau sinh
Sau hành trình mang thai và “vượt cạn”, sức khỏe của phụ nữ yếu đi rất nhiều. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra đau nửa đầu sau sinh sẽ giúp chị em chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Thiếu máu
Trong sinh, phụ nữ mất đi một lượng máu lớn. Sau sinh, các tế bào niêm mạc tử cung tiếp tục bong tróc gây tình trạng chảy máu. Thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu lên não có thể gây ảnh hưởng tới chức năng não, gây tình trạng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt…
Đặc biệt, nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung dinh dưỡng hợp lý, lượng máu bị mất không được tái tạo khiến chứng đau đầu có thể kéo dài.
Lo lắng, căng thẳng kéo dài
Sự thay đổi hormone sau sinh dẫn đến nhiều thay đổi cả về sinh lý và tâm lý của chị em phụ nữ. Cùng với đó, những lo âu, căng thẳng, nhịp sinh hoạt thay đổi, ngủ không đủ giấc… kéo dài khiến mẹ bỉm thường xuyên rơi vào tình trạng stress gây ra những cơn đau đầu.
Ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc
Thông thường, sản phụ khi sinh mổ thường thực hiện gây tê ngoài màng tử cung để giảm thiểu đau khi sinh con. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra tác dụng phụ: hạ huyết áp, đau lưng, nhiễm trùng, mất kiểm soát bàng quang, đau đầu…
Đau đầu sau sinh do ảnh hưởng của thuốc gây tê màng cứng thường chỉ kéo dài trong khoảng 3 – 4 ngày hoặc 1 tuần đầu. Sau đó, các cơn đau sẽ từ từ giảm đi.
Ứ đọng huyết độc
Sau sinh, cơ thể mẹ có thể bị ứ đọng huyết độc. Thông thường, cơ thể sẽ bài tiết sản dịch trong khoảng 7 – 10 ngày sau sinh để “làm sạch”. Tuy nhiên, thời gian này cũng có thể dài hơn, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Ứ đọng huyết độc gây ra chứng đau nửa đầu dữ dội, cảm giác cơn đau cắn buốt trong óc. Nếu cơn đau ngày càng tăng, mẹ cần được đưa đến bệnh viện để kiểm tra và khắc phục kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp trị đau nửa đầu sau sinh hiệu quả
Sau kỳ “vượt cạn”, cơ thể phụ nữ yếu và nhạy cảm hơn nhiều. Việc sử dụng các loại thuốc điều trị cũng cần chú ý để tránh gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Để khắc phục tình trạng đau nửa đầu sau sinh, chị em có thể áp dụng một số phương pháp hữu ích:
Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp làm hẹp mạch máu, giảm áp lực cho các dây thần kinh nhạy cảm, từ đó giảm đau đầu hiệu quả.
Cách làm:
– Chuẩn bị 1 túi chườm lạnh hoặc chai nước lạnh. Không để túi chườm/chai nước có nhiệt độ quá thấp.
– Chườm lên trán khoảng 15 phút để làm dịu cơn đau
Chườm nóng, tắm nước ấm
Chườm nóng giúp làm giãn các cơ đang bị căng do đau đầu, giảm cảm giác thắt chặt ở đầu giúp giảm đau hiệu quả.
Cách làm:
– Dùng túi chườm nóng chườm trực tiếp lên vùng đau.
Ngoài ra, tắm nước ấm cũng là giải pháp đơn giản mà hiệu quả giúp giảm đau đầu. Hơi nóng từ nước mang đến cảm giác thư thái, thoải mái, giảm căng thẳng, lo âu. Tuy nhiên, chị em không nên tắm nước quá nóng hay tắm quá lâu.
Ngủ đủ giấc
Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc là một trong những yếu tố quan trọng giúp tái tạo sức khỏe cho chị em sau sinh.
Theo khuyến cáo, phụ nữ sau sinh cần ngủ từ 7 – 10 tiếng/ngày. Việc này giúp cơ thể được “sạc” đủ năng lượng. Bên cạnh đó, trước khi đi ngủ, chị em cũng có thể massage nhẹ vùng đầu để kích thích máu lưu thông, giảm đau hiệu quả.
Ăn uống đủ chất
Dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học không chỉ giúp chị em phục hồi nhanh hơn mà còn gián tiếp nuôi dưỡng bé tốt hơn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh cần đảm bảo đủ các nhóm chất cần thiết:
– Chất đạm
– Tinh bột
– Chất béo
– Vitamin và khoáng chất.
Cùng với đó, mẹ cũng cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày để đảm bảo sự tuần hoàn của cơ thể.
Hạn chế ảnh hưởng của ánh sáng, âm thanh
Cơ thể phụ nữ sau sinh đặc biệt nhạy cảm. Việc tiếp xúc với ánh sáng, âm thanh mạnh hay ánh sáng, âm thanh từ thiết bị điện tử có thể gây đau đầu. Bởi vậy, trong thời gian đầu sau sinh, mẹ nên hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính, tivi… Bên cạnh đó, mẹ nên ưu tiên ở trong không gian yên tĩnh, thông thoáng.
Hạn chế căng thẳng, tránh các sang chấn tâm thần
Những cãi vã, lo sợ, buồn đau… hay các thay đổi cảm xúc tiêu cực trong giai đoạn sau sinh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ bỉm. Hãy luôn giữ một tinh thần lạc quan tươi trẻ, tình trạng đau nửa đầu sau sinh của mẹ sẽ được cải thiện đáng kể.
Nếu tình trạng đau nửa đầu sau sinh kéo dài dai dẳng, không giảm bớt sau khi áp dụng nhiều biện pháp, mẹ nên đến bệnh viện thăm khám để được thăm khám, chẩn đoán bệnh từ bác sĩ.
Đặc biệt, mẹ cần đến cơ sở y tế sớm nếu xuất hiện các triệu chứng kèm theo:
– Mất ngủ
– Đau buốt đầu sau khi hoạt động thể chất
– Sốt, buồn nôn, nôn ói, đau cổ, gặp vấn đề về nhận thức…
Hi vọng bài viết đã giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích về tình trạng đau nửa đầu sau sinh.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ hãy liên hệ với Hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay nhé!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Đái rắt: Những thông tin cần biết
Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]
Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]
Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]
Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]