Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

23/07/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ?

Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus) gây ra. Bệnh này có triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa nhưng thường nhẹ hơn. Đậu mùa khỉ được tìm thấy chủ yếu ở các khu vực rừng nhiệt đới Trung Phi và Tây Phi, nơi mà loài động vật gặm nhấm và linh trưởng có thể mang virus.

Bệnh được phát hiện lần đầu năm 1958 tại một đàn khỉ được nuôi với mục đích nghiên cứu ở Đan Mạch. Sau đó, năm 1970 ca nhiễm đầu tiên được phát hiện ở người với đối tượng là là một trẻ em người Congo. Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh đậu mùa khỉ có 2 biến thể được hình thành là nhóm lưu vực Congo ở Trung Phi và Tây Phi. 

Căn bệnh này do vi rút đậu mùa khỉ thuộc họ Poxviridae gây ra. Tuy nhiên, có nhiều suy đoán cho rằng cơn bùng phát dịch hiện nay không phải khỉ gây ra mà là các động vật hoang dã đã mang bệnh ở Tây Phi và Trung Phi như: cầy thảo nguyên, chuột túi,… Tuy nhiên, vẫn chưa có minh chứng chứng minh cho điều này.

Người bị bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ bị nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong

Đậu mùa khỉ lây lan qua đường nào?

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan từ động vật sang người và từ người sang người thông qua các con đường sau:

– Khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, vảy vết thương của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh thì khả năng cao bạn cũng sẽ mắc đậu mùa khỉ.

– Tiếp xúc với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như lông, da cũng là nguyên nhân khiến bạn mắc đậu mùa khỉ.

– Không may ăn phải thịt động vật đã bị nhiễm đậu mùa khi khi không được nấu chín.

– Chạm vào những đồ dùng, vật dụng mà người bệnh đã từng sử dụng, tiếp xúc qua như khăn tắm, chăn màn, quần áo,…

– Tiếp xúc với vết thương của người bệnh.

– Giọt bắn đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt xì.

– Tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người mắc đậu mùa khỉ.

Ngoài ra, đa số những ca bệnh được ghi nhận tính đến thời điểm hiện tại đều liên quan đến quan hệ tình dục đồng giới nam. Vì thế nhiều người cho rằng bệnh đậu mùa khỉ còn lây truyền qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng chưa chắc quan hệ tình dục đã là một phương thức lây truyền đậu mùa khỉ. Sở dĩ bệnh nhân mắc bệnh có thể là do tiếp xúc trực tiếp khi quan hệ.

Bệnh đậu mùa khỉ ủ bệnh trong bao lâu?

Thời gian ủ bệnh của đậu mùa khỉ cũng là thắc mắc của nhiều người. Thông thường, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh sau từ 6 – 13 ngày người bệnh sẽ dần xuất hiện các biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, thời gian này có thể kéo dài 5 – 21 ngày. Nếu được phát hiện và điều trị đúng cách bệnh sẽ khỏi trong 2 – 4 tuần.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ theo giai đoạn phát bệnh

Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi một người mắc bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:

– Sốt (thường là triệu chứng bệnh đầu tiên)

– Đau đầu dữ dội

– Đau mỏi lưng và các cơ

– Ớn lạnh

– Mệt mỏi uể oải

– Nổi hạch

Sau khi có biểu hiện sốt, người bị bệnh đậu mùa khỉ có thể bị phát ban sau đó từ 1 đến 3 ngày. Các dấu phát ban có thể xuất hiện ở:

– Trên khắp gương mặt (95% bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phát ban trên mặt)

– Lòng bàn tay, bàn chân (tỷ lệ phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân cũng tương đối cao, lên đến khoảng 75%)

– Miệng

– Mắt (bao gồm cả giác mạc và kết mạc)

– Cơ quan sinh dục

Các nốt phan ban ban đầu chỉ hơi sần trên bề mặt da. Sau đó phát triển nghiêm trọng hơn, trở thành mụn nước, sưng to rồi dần chuyển sang mụn mủ rồi mới khô lại, đóng vảy và xẹp xuống. Thông thường, các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh không cần thực hiện các biện pháp điều trị đặc biệt.

Đậu mùa khỉ có gây tử vong không?

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không, có thể gặp các biến chứng gì? Theo các tài liệu, các biến chứng thường gặp của bệnh này như sau:

– Nhiễm trùng máu

– Viêm mô não

– Viêm phế quản phổi

– Nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực

– Các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.

Trước đây, tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 11% so với số người mắc bệnh (trẻ em có tỷ lệ tử vong cao hơn). Trong thời gian gần đây, tỷ lệ tử vong dao động trong khoảng 3-6%. 

Phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Các nốt phát ban do bệnh đầu mùa khỉ

Chẩn đoán

Mặc dù bệnh đậu mùa khỉ đang có xu hướng bùng phát khiến nhiều người lo lắng việc chẩn đoán bệnh, tuy nhiên, trên thực tế, không phải trường hợp nào cũng cần kiểm tra, tầm soát bệnh. Chỉ nên thực hiện tầm soát bệnh đậu mùa khỉ nếu như:

– Đang sống chung, làm việc chung với người bị bệnh đậu mùa khỉ hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

– Vừa đi du lịch đến một đất nước/khu vực đang xuất hiện các ca bệnh đậu mùa khỉ.

– Bị cắn hoặc cào từ động vật bị nhiễm bệnh/nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

– Ăn các loài động vật không rõ nguồn gốc, có nguy cơ nhiễm bệnh.

– Sống ở các khu vực rừng nhiệt đới, có các loài vật nhiễm bệnh đậu mùa khỉ sinh sống.

– Để thực hiện chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ, các bác sĩ sẽ thực hiện quy trình:

1. Tìm hiểu tiền sử bệnh

Các bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh xem đã tiếp xúc với người mắc bệnh hay chưa, từng mắc bệnh chưa hay có vừa đi qua các khu vực đang xuất hiện ca bệnh hay không,… Từ đó, sẽ xác định khả năng nhiễm bệnh đậu mùa khỉ của bạn.

2. Xét nghiệm

Ở bước tiếp theo, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm PCR mẫu chất lỏng hoặc các vết thương trên da, từ đó phát hiện virus gây bệnh đậu mùa khỉ trong cơ thể.

3. Sinh thiết

Cuối cùng, nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện sinh thiết để xác định chính xác việc có nhiễm bệnh hay không. 

Trong quá trình chẩn đoán, tầm soát bệnh thường sẽ không thực hiện xét nghiệm máu. Lý do là virus gây nên bệnh đậu mùa khỉ thường chỉ lưu lại trong máu một thời gian ngắn, khó phát hiện và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Điều trị

Hiện không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh đậu mùa khỉ. Việc điều trị chủ yếu nhằm hỗ trợ và làm giảm triệu chứng. Các biện pháp chăm sóc có thể bao gồm thuốc giảm đau và hạ sốt, duy trì cân bằng nước và điện giải, và điều trị các nhiễm trùng thứ phát nếu có.

Phòng ngừa

Các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:

– Tránh tiếp xúc với động vật hoang dã: 

Đặc biệt là những động vật có thể mang virus, chẳng hạn như loài gặm nhấm và linh trưởng.

– Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt: 

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc động vật.

– Sử dụng đồ bảo hộ: 

Khi chăm sóc người bệnh hoặc khi xử lý động vật có thể bị nhiễm.

– Tiêm phòng: 

Vắc xin đậu mùa truyền thống có hiệu quả phòng ngừa đậu mùa khỉ ở mức độ nhất định và có thể được sử dụng trong trường hợp dịch bệnh.

Đậu mùa khỉ đã gây ra các vụ bùng phát ở một số khu vực ngoài châu Phi, bao gồm cả châu Âu và Bắc Mỹ, thường là do du khách trở về từ các khu vực bị ảnh hưởng. Việc nhận thức và cảnh giác đối với bệnh này là quan trọng để kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của virus.

Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa  Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Bướu giáp lan tỏa lành tính hay còn gọi là bướu giáp đơn thuần hoặc […]