Dấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp và phương pháp điều trị

22/05/2024
Tác giả: Lam Thanh
Chia sẻ

 Viêm amidan cấp tính thường gặp ở trẻ từ 3-4 tuổi trở lên, bệnh thường diễn ra không quá hai tuần nếu được quản lý tốt những một số trường hợp trở nặng và gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm amidan cấp tính là gì

Viêm Amidan cấp tính là tình trạng viêm/nhiễm trùng amidan, thường gặp ở trẻ từ 3 – 4 tuổi trở lên, do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Tình trạng này thường diễn ra trong 2 tuần và có tính truyền nhiễm.

Triệu chứng viêm amidan cấp tính

Theo Bác sĩ Tai Mũi Họng, một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm amidan cấp tính là:

  • Sốt 38 ͒ C – 39 ͒ C
  • Đau họng
  • Hôi miệng
  • Khó nuốt hoặc nghẹn cổ
  • Nuốt đau
  • Nổi hạch ở cổ
  • Thở bằng miệng, ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ
  • Mệt mỏi, thờ ơ và khó chịu
  • Các mảng trắng, mủ và/hoặc đỏ amidan
  • Phát ban đỏ mịn trên cơ thể cho thấy bệnh ban đỏ có thể làm phức tạp thêm một trường hợp viêm amidan. Những triệu chứng này thường hết sau 3-4 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 2 tuần, ngay cả khi được điều trị. Một số bệnh nhân bị viêm amidan tái phát, trong đó, các triệu chứng quay trở lại ngay sau khi hoàn thành liệu pháp kháng sinh.
Triệu chứng viêm amidan

Nguyên nhân viêm amidan cấp tính

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm amidan cấp tính là do nhiễm virus. Còn nhiễm trùng có thể do nhiễm khuẩn:

  • Viêm amidan do virus: Có tới 70% trường hợp bị amidan cấp tính do nhiễm virus. Thông thường, những người bị viêm amidan do virus có triệu chứng nhẹ hơn so với những người bị viêm amidan do vi khuẩn.
  • Viêm amidan do vi khuẩn: Khoảng 15-30% viêm amidan cấp tính do liên cầu khuần tan huyết Beta nhóm A gây ra. Vi khuẩn này có tính truyền nhiễm do các giọt bắn từ người bị nhiễm khuẩn.

Các biến chứng viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Khó thở khi ngủ .
  • Áp xe quanh amidan.

Những người bị viêm amidan do vi khuẩn không được điều trị kịp thời có nguy cơ bị:

  • Viêm khớp phản ứng sau liên cầu khuẩn (đau khớp và sưng tấy xảy ra trong vòng 10 ngày sau khi bị nhiễm liên cầu khuẩn).
  • Thấp khớp.
  • Bệnh sốt tinh hồng nhiệt
  • Các bệnh lý về thận

Ba mẹ cần làm gì khi con bị viêm amidan cấp tính

Khi trẻ bị viêm amidan, điều ba mẹ cần làm là  theo dõi sát sao các triệu chứng của trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám. Không nên tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ, có thể xảy ra trường hợp dùng sai thuốc và liều lượng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, hơn nữa còn dẫn đến tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc sau này.

Thăm khám, nội soi giúp phát hiện bệnh

Các phương pháp chẩn đoán viêm amidan cấp tính 

Để chẩn đoán viêm amidan, bác sĩ sẽ thực hiện:

  • Kiểm tra cổ họng xem có bị đỏ và sưng tấy không.
  • Hỏi về các triệu chứng khác mà bạn gặp phải, như sốt, ho, sổ mũi…
  • Nhìn vào tai và mũi của bạn để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng khác.
  • Sờ hai bên cổ để xem hạch bạch huyết có sưng và đau không.

 Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng hiện tại gồm:

  • Xét nghiệm cấy dịch họng
  • Xét nghiệm RPR
  • Xét nghiệm bệnh bạch cầu đơn nhân
  • Chụp CT
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ và chuyển hóa cơ bản

Điều trị viêm amidan cấp tính

Điều trị viêm Amidan cấp tính chủ yếu là sử dụng thuốc nhằm để giảm các triệu chứng tại chỗ do vi khuẩn/virus gây nên. 

Khi bị viêm Amidan cấp tính, có thể thực hiện các bước sau:

  • Nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng để dễ tiêu, uống nước nhiều.
  • Khi bị sốt trên 38,5 độ C cần sử dụng giảm đau, hạ sốt: Paracetamol…
  • Kháng sinh: trong trường hợp nhiễm khuẩn.
  • Nhỏ mũi thuốc sát trùng nhẹ mỗi ngày 3-4 lần
  • Súc miệng bằng các dung dịch kiềm ấm: Bicarbonat Natri, Bôrat Natri…(nửa thìa cà phê trong một cốc nước ấm).
  • Nâng đỡ cơ thể: yếu tố vi lượng, sinh tố, canxi…

Trong một số tình huống nhất định được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, phẫu thuật cắt bỏ amidan có thể được đề nghị.

Thông thường, trẻ em bị viêm amidan 7 đợt trong một năm hoặc 5 đợt mỗi năm trong hai năm liên tiếp hoặc 3 đợt mỗi năm trong ba năm liên tiếp sẽ được khuyến nghị cắt amidan.

Nếu bệnh nhân bị viêm amidan nặng gây biến chứng áp xe quanh amidan, có thể cần phẫu thuật để dẫn lưu mủ từ ổ áp xe.

Phòng ngừa viêm amidan

Không thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh viêm amidan. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách thực hành thói quen vệ sinh tốt:

  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi chạm vào mũi hoặc miệng.
  • Tránh dùng chung thức ăn, đồ uống hoặc đồ dùng với người bị bệnh.
  • Thay bàn chải đánh răng ba tháng một lần và mỗi khi bạn bị bệnh.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ tránh nguồn virus gây bệnh

Những câu hỏi thường gặp về viêm amidan cấp tính

1. Viêm amidan cấp tính thường kéo dài bao lâu?

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng viêm amidan sẽ biến mất sau 3-4 ngày. Nhưng nếu các triệu chứng kéo dài hơn, bạn nên lên lịch đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để tránh các vấn đề nghiêm trọng hơn.

2. Viêm amidan cấp tính có tự khỏi không?

Viêm amidan cấp tính do virus thường tự khỏi sau khoảng một tuần. Viêm amidan cấp tính do vi khuẩn mất khoảng 10 ngày để khỏi bệnh, nhưng bạn nên dùng kháng sinh để giảm nguy cơ biến chứng.

Trên đây là những chia sẻ về viêm amidan cấp tính, hi vọng đã cung cấp những kiến thức cần thiết cho bạn. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng được kể đến ở trên trong khoảng thời gian dài, gặp phiền toán, bạn có thể đến Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Quốc tế Dolife để được thăm khám và điều trị

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa  Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Bướu giáp lan tỏa lành tính hay còn gọi là bướu giáp đơn thuần hoặc […]