Dấu hiệu cảnh báo thai nhi ngừng phát triển

19/08/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Thai nhi ngừng phát triển (thai lưu/ thai chết lưu) nếu không được xử lý sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau. Vậy làm sao để nhận biết? Xử trí tình trạng này như thế nào? Để DoLife giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết bên dưới.

Thai ngừng phát triển là gì?
Thai ngừng phát triển là gì?

Thai ngừng phát triển là gì?

Thai nhi ngừng phát triển là tình trạng thường xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ khi thai chết lưu, không hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ. Thai ngừng phát triển đồng nghĩa với việc mang thai không thành công (sảy thai sớm). 

Khi thai ngừng phát triển khoảng 2 tuần, tử cung sẽ tự đẩy phôi thai ra ngoài thông qua việc co bóp. Quá trình thai nghén cũng chấm dứt. Thai phụ có thể vẫn chưa nhận thấy được các dấu hiệu bất thường khi phôi thai ngừng phát triển. Một số trường hợp, mẹ bầu còn chưa phát hiện mình đã mang thai trước đó.

Dấu hiệu thai nhi ngừng phát triển

Mất cảm giác căng ngực, xuất huyết âm đạo bất thường, âm đạo có dịch nhầy nâu đen… là những tín hiệu dễ thấy ở mẹ khi thai ngưng phát triển. Bên cạnh đó, mẹ lưu ý các dấu hiệu:

Tử cung không phát triển

Tử cung của mẹ phát triển tỉ lệ thuận với sự phát triển của thai nhi. Điều này giúp thai có không gian hoạt động. Khi thai ngừng phát triển, tử cung cũng sẽ không “lớn lên”. 

Khi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ ước lượng sự tăng trưởng của tử cung. Khi tử cung chậm mở rộng so với sự phát triển của thai nhi, bác sĩ cần thăm khám kỹ hơn để kiểm tra cẩn thận tình trạng thai. Từ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và khuyến cáo các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Không nghe thấy tim thai

Khi khám thai, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm và kiểm tra tim nhau. Trong trường hợp không thấy tim thai, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm để xác định rõ tình trạng sức khỏe mẹ và bé. Và thai lưu là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc không nghe thấy tim thai.

Không thể nghe thấy tim thai khi thai đã ngừng phát triển
Không thể nghe thấy tim thai khi thai đã ngừng phát triển

Mất các triệu chứng mang thai

Khi mang thai, đặc biệt ở giai đoạn thai nghén, mẹ bầu thường có nhiều triệu chứng rõ ràng như:

– Bụng to lên mỗi ngày, căng tức

– Đau tức vùng ngực

– Buồn nôn, nôn, mệt mỏi

– Tâm trạng bồn chồn, lo lắng thất thường

– …

Bên cạnh đó, khi thai lưu, mẹ bầu có các dấu hiệu:

– Bụng không to lên, ngược lại, ngày một nhỏ đi.

– Ngực mềm đi và có tình trạng tiết sữa non.

– Ra máu đen ở âm đạo.

– Chậm đông máu.

– …

Thai không chuyển động

Một trong những dấu hiệu điển hình của thai lưu là thai không có chuyển động. Với thai khỏe mạnh, trong vòng 1 giờ, thai có ít nhất 4 đợt chuyển động. Để kiểm tra chuyển động của thai, mẹ nằm nghiêng về một bên. Sau đó, mẹ cảm nhận các chuyển động của thai trong vòng 1 – 2 giờ. Nếu thai có ít hơn 4 đợt cử động, mẹ cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe thai.

Nguyên nhân khiến thai nhi không phát triển

Có tới 60% trường hợp thai ngừng phát triển không xác định rõ được nguyên nhân. Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể dẫn tới tình trạng thai lưu mẹ bầu cần lưu ý:

– Tình trùng hoặc trứng có bất thường về nhiễm sắc thể. Việc này khiến phôi thai cũng có nhiễm sắc thể bất thường.

– Mẹ bầu không có đủ sức khỏe. Đặc biệt, quá trình mang thai bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu mẹ mắc các bệnh như: động kinh, tim, tiểu đường, tiền sản giật, cao huyết áp, cận giáp, rối loạn động máu, Sickle-cell, Lupus… 

– Dây rốn có vấn đề gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi, điển hình là dây rốn quấn quanh cổ, chân, tay của thai.

– Nhau thai bất thường: hình thành không đúng cách, hoạt động không tốt, phát triển không đầy đủ, tự bong ra khỏi thành tử cung…

– Mẹ bị nhiễm trùng rồi lây sang con qua đường nhau thai. Trong đó, các bệnh có khả năng lây truyền cao:  HIV, giang mai, rubell, nhiễm trùng ban đỏ, toxoplasmosis, herpes…

– Tử cung bất thường: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tử cung đôi, tử cung có vách ngăn…

– Mẹ có nội tiết bất thường hoặc buồng trứng đa nang.

– Mang thai khi ngoài 35 tuổi.

Xử trí khi thai nhi không phát triển

Mẹ bầu cần khám thai theo đúng lịch hẹn của Bác sĩ để phát hiện kịp thời những bất thường

Thai nhi không phát triển nếu không được phát hiện kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng của thai phụ. Tùy vào tuần thai mà việc xử lý thai lưu sẽ khác nhau để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ:

– Sảy thai sớm: Thai ngừng phát triển trước khi trễ kinh

Phôi thai sẽ tự được đẩy ra ngoài thông qua hoạt động co bóp của tử cung. Khi đó, người mẹ cảm nhận các dấu hiệu như một kỳ kinh nguyệt bình thường. Một số trường hợp, thai phụ sẽ được chỉ định thuốc tăng co bóp tử cung giúp đẩy máu ra ngoài nhanh hơn, hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

– Thai ngừng phát triển trong 12 tuần tuổi

Thai phụ cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Bác sĩ sẽ kê thuốc đẩy thai lưu hoặc áp dụng các phương pháp nạo, hút thai an toàn để đưa thai ra ngoài.

– Thai ngừng phát triển khi kích thước thai lớn

Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc phá thai và thuốc giục sinh để đẩy thai nhi xuống qua hoạt động co bóp của tử cung. Quá trình này tương tự như việc tạo chuyển dạ của một ca sinh thường.

Mang thai là một hành trình đầy gian nan, thử thách. Trên hành trình ấy, mẹ bầu luôn phải thật thận trọng trong mọi hoạt động. Mẹ cũng cần được chăm chút, săn sóc cẩn thận.

Đặc biệt, mẹ cần chú ý mọi dấu hiệu sức khỏe. Bên cạnh đó, hãy luôn thăm khám sức khỏe định kỳ đúng lịch để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của cơ thể nghi ngờ tình trạng thai ngừng phát triển, mẹ hãy đến ngay Bệnh viện Quốc tế DoLife để được bác sĩ hỗ trợ tốt nhất. Với kinh nghiệm làm việc dày dặn cùng sự hỗ trợ tích cực từ hệ thống trang thiết bị hàng đầu, mẹ bầu sẽ được kiểm tra và chẩn đoán tình trạng sức khỏe tốt nhất đồng thời được tư vấn sức khỏe thai sản phù hợp.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về vấn đề ngừng phát triển của thai nhi và cách xử trí. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với DOLIFE ngay để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ trong độ tuổi 6 – 36 tháng là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời thì có thể để lại di chứng suốt đời. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây! Viêm tai giữa là bệnh gì? Tai […]

Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?

Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?

Viêm amidan là tình trạng thường gặp ở trẻ. Việc cắt amidan không những không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ mà còn giúp loại bỏ ổ viêm, tránh những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra. Amidan là gì? Amidan là một tổ chức lympho của cơ thể nằm […]

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng luôn là nỗi lo lắng hàng đầu đối với các bậc phụ huynh. Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa, tuy nhiên, ba mẹ vẫn có thể chủ động phòng bệnh. Ba mẹ theo dõi bài sau để tìm hiểu cách phòng bệnh tay chân miệng cho con. Tổng quan […]