Đau dạ dày đêm: Nguyên nhân và cách xử lý

03/07/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Đau dạ dày ban đêm là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều người. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe, giấc ngủ mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý. Tìm hiểu ngay nguyên nhân để có cách xử trí phù hợp khi gặp tình trạng này!

Làm sao để giảm nhanh cơn đau dạ dày ban đêm?
Làm sao để giảm nhanh cơn đau dạ dày ban đêm?

Nhận biết tình trạng đau dạ dày

Đau dạ dày đêm là tình trạng đau dạ dày xuất hiện khi ngủ. Cơn đau thường tập trung ở vùng thượng vị rồi lan sang các vùng khác. Một số triệu chứng thường đi kèm khi cơn đau xuất hiện như: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, đau tức ngực…

Khi cơn đau xuất hiện, người bệnh thường cảm thấy:

– Đau bụng quặn thắt: Nguyên nhân chủ yếu do sức căng của ruột

Cơn đau mạnh, có tính chu kỳ, thường xuất hiện đột ngột với cường độ tăng dần đau đến đỉnh điểm rồi giảm xuống. Thời gian, tần suất, cường độ giữa các cơn đau là không giống nhau. Giữa các cơn đau có khoảng nghỉ, yên lặng.

– Đau bụng âm ỉ, liên tục

Cơn đau diễn ra liên tục, không có khoảng nghỉ, cường độ đau có tăng giảm thay đổi. Bên cạnh cảm giác đau, người bệnh thường cảm thấy bứt rứt, nhức nhối, đói hoặc buốt vùng bụng.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày ban đêm

Có nhiều nguyên nhân khiến dạ dày đau về đêm. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến thường gặp:

Thói quen ăn uống không lành mạnh

Ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau dạ dày về đêm. Những tình trạng thường gặp như:

– Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hóa: đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, chua, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản…

Tiêu thụ những thực phẩm này vào buổi tối gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa. Thức ăn tồn tại lâu khiến dạ dày phải tiết nhiều acid hơn bình thường, gây ra tình trạng chướng bụng, đau âm ỉ.

– Ăn đồ ăn không đảm bảo: thức ăn ôi thiu, mốc, quá hạn sử dụng.

Thực phẩm quá hạn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm gây bệnh. Tiêu thụ những loại thực phẩm này có thể dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ngộ độc.

– Ăn tối quá no và ít vận động

Thức ăn tồn đọng nhiều trong dạ dày có thể gây ra tình trạng đau tức, khó chịu. Bên cạnh đó, phản ứng lên men của thức ăn trong dạ dày cũng khiến lượng acid trong dạ dày tăng cao gây hình thành các vết loét.

– Thói quen ăn uống không tốt: bỏ bữa, ăn uống thất thường, ăn quá nhanh, ăn đêm, sử dụng rượu, bia…

Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày
Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày

Sinh hoạt không điều độ, căng thẳng kéo dài

Đau dạ dày do thức khuya cũng là một trong những tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở người trẻ. Không nghỉ ngơi sẽ khiến dạ dày phải làm việc quá sức, từ đó gây ra các cơn đau co thắt.

Bên cạnh đó, khi cảm thấy căng thẳng, lo âu, dạ dày cũng tiết nhiều acid hơn. Lượng acid này nếu không được trung hòa sẽ khiến lớp niêm mạc bị bào mòn gây ra tình trạng viêm loét.

Gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến dạ dày

Đau dạ dày ban đêm có thể là dấu hiệu cho thấy các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề.

Một số bệnh lý gây đau phổ biến:

– Viêm loét dạ dày: có cảm giác nóng rát ở vùng dạ dày, các cơn đau dai dẳng

Trào ngược dạ dày thực quản: xuất hiện các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, đau bụng cồn cào

Hội chứng ruột kích thích: có cảm giác đầy hơi, chướng bụng

Bệnh Crohn: niêm mạc đường tiêu hóa bị viêm gây đau bụng, sụt cân, mệt mỏi

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh các bệnh lý liên quan đến dạ dày, người bệnh cũng có thể bị đau dạ dày ban đêm nếu gặp phải một số vấn đề sức khỏe như:

– Sỏi thận, sỏi mật

Viêm ruột thừa

– Các vấn đề về tim: thiếu máu cơ tim… 

Hay một số nguyên nhân khác dẫn đến đau dạ dày như:

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc

– Sử dụng cafe, trà đặc, rượu, bia… vào buổi tối

Chăm sóc sức khỏe, chẩn đoán bệnh lý hiệu quả, bệnh nhân cần chủ động thăm khám, kiểm tra sức khỏe để chủ động phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm:

– Xuất huyết dạ dày

– Thủng dạ dày

– Hẹp môn vị dạ dày

Ung thư dạ dày

Các biện pháp giảm nhanh cơn đau dạ dày ban đêm hiệu quả

Cơn đau dạ dày xuất hiện về đêm không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh. Để khắc phục nhanh tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp như:

– Uống nước ấm hoặc chườm ấm bụng để làm dịu cơn đau

– Uống trà gừng tươi pha mật ong

– Uống nước dừa

– Uống trà ấm: trà hoa cúc, trà cam thảo, trà bạc hà…

– Sử dụng thuốc trung hòa axit như phosphalugel, gastropulgite (cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ).

Chườm ấm giúp giảm đau dạ dày hiệu quả
Chườm ấm giúp giảm đau dạ dày hiệu quả

Đây đều những phương pháp cho hiệu quả nhanh, giúp cơn đau sớm dịu đi. Sau khoảng 15 – 20 phút,  người bệnh đã bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn và quay trở lại giấc ngủ.

Tuy nhiên, cần lưu ý, đây đều là những phương pháp tạm thời, không có tính điều trị.

Để hạn chế, phòng ngừa tình trạng đau dạ dày về đêm, bạn cần lưu ý:

– Sinh hoạt khoa học, điều độ, nghỉ ngơi hợp lý

– Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng kéo dài

– Hạn chế thực phẩm dầu mỡ, cay nóng… Không ăn quá no vào bữa tối

– Không sử dụng chất kích thích: rượu, bia, cà phê vào ban đêm

– Nằm ở tư thế kê cao đầu khi ngủ

Lưu ý:

Khi bị đau dạ dày, người bệnh không tự mua thuốc về để điều trị tại nhà. Tùy theo tình trạng bệnh lý, sức khỏe mà mỗi tình trạng bệnh cần được điều trị bằng loại thuốc phù hợp. Việc tự uống thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn, tác động xấu đến sức khỏe người bệnh.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng đau dạ dày ban đêm. Để được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề sức khỏe, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 1984 của DoLife. 

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]