Đa xơ cứng (ở người lớn): Điều cần biết!

10/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Đa xơ cứng là bệnh lý dẫn đến suy giảm chức năng thần kinh ở não bộ và tủy sống, kết hợp với tình trạng hình thành sẹo ở lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh. 

Khái quát về bệnh đa xơ cứng 

Bệnh đa xơ cứng (MS) là bệnh lý có khả năng vô hiệu hóa não và tủy sống (hệ thần kinh trung ương). Ở những bệnh nhân bị đa xơ cứng, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công lớp vỏ bảo vệ (Myelin) bao phủ ở các sợi thần kinh và gây ra vấn đề truyền đạt giữa não và các phần còn lại của cơ thể. Cuối cùng, bệnh có thể gây những tổn thương vĩnh viễn hoặc suy giảm hệ thần kinh. 

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh rất khác nhau, phụ thuộc vào mức độ tổn thương của thần kinh cũng như vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng. Một số người mắc bệnh đa xơ cứng nặng có thể sẽ mất khả năng đi lại, trong khi một số người khác có thể trải qua thời gian dài điều trị mà bệnh không thuyên giảm. 

Hiện chưa có biện pháp điều trị bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị giúp tăng tốc độ phục hồi đồng thời kiểm soát các triệu chứng.

Bệnh đa xơ cứng (MS) là bệnh lý có khả năng vô hiệu hóa não và tủy sống (hệ thần kinh trung ương).
Bệnh đa xơ cứng (MS) là bệnh lý có khả năng vô hiệu hóa não và tủy sống (hệ thần kinh trung ương).

Những triệu chứng bệnh đa xơ cứng ở người lớn 

Nhìn chung, những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể khác nhau. Một số dấu hiệu, triệu chứng phổ biến bao gồm: 

– Tê bì, ngứa, cảm giác như bị kim châm chích. 

– Yếu hoặc co giật cơ, làm bệnh nhân bị té ngã. 

– Giảm thị lực, đau mặt hoặc cử động mắt bất thường. 

– Chóng mặt, mất cân bằng, có thể khiến cho bệnh nhân bị té ngã. 

– Khó khăn trong việc đi lại hay nói chuyện.

– Đi tiểu mất tự chủ.

– Giảm khả năng và ham muốn tình dục.

– Tăng sự nhạy cảm với nhiệt độ.

– Nhầm lẫn và giảm tư duy. 

Ngoài ra, những vấn đề về thị lực cũng rất phổ biến, bao gồm: 

– Mất thị lực một phần hoặc mất thị lực toàn phần, thường là ở 1 mắt. Và đôi khi sẽ có dấu hiệu bị đau khi cử động mắt. 

– Tầm nhìn đôi bị kéo dài, tầm nhìn xa mờ. 

Một số nguyên nhân gây bệnh lý đa xơ cứng 

Nguyên nhân gây bệnh đa xơ cứng hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Đây được xem như bệnh lý tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công chính các mô. Trong trường hợp bệnh đa xơ cứng, hệ thống miễn dịch hoạt động lỗi sẽ gây phá hủy các chất béo bao bọc và bảo vệ sợi thần kinh trong não và tủy sống. 

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh đa xơ cứng bao gồm: 

– Tuổi tác: Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường ảnh hưởng tới những người có độ tuổi từ 16 đến 55 tuổi. 

– Phụ nữ có nguy cơ tái phát bệnh nhiều hơn khoảng từ 2 đến 3 lần so với ở nam giới. 

– Nếu một trong những người có gia đình như bố mẹ hay anh chị em ruột bị mắc bệnh đa xơ cứng, thì khả năng cao bạn cũng sẽ mắc bệnh. 

– Một số bệnh lý nhiễm trùng: Do virus kết hợp với bệnh đa xơ cứng như Epstein-Barr – loại virus gây bệnh bạch cầu đơn nhân.

– Do yếu tố chủng tộc: Người da trắng, đặc biệt là những người có gốc Bắc Âu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Ngược lại, những người gốc Á, Phi hay người Mỹ bản địa sẽ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn nhiều. 

– Một số bệnh lý tự miễn như: Bệnh tuyến giáp, đái tháo đường type 1, hoặc bệnh lý viêm ruột.

Đây được xem như bệnh lý tự miễn.
Đây được xem như bệnh lý tự miễn.

Cách điều trị bệnh lý đa xơ cứng như thế nào?

Đa xơ cứng hiện nay không thể điều trị triệt để, tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Việc điều trị bệnh còn phụ thuộc vào loại bệnh mà bệnh nhân mắc phải. Một số phương pháp điều trị thường bao gồm: 

– Điều trị tấn công: Dành cho đợt bùng phát đa xơ cứng, bác sĩ có thể cần sử dụng kháng viêm steroids. Việc dùng steroids này khác với mục đích của các vận động viên, nhằm tăng kích thước cơ bắp, dùng steroid ở bệnh nhân sẽ có mục đích giảm phản ứng tự nhiên, từ đó rút ngắn thời gian của các đợt bùng phát. 

– Điều trị phòng ngừa: Có một số loại thuốc khác nhau có tác dụng làm ngăn ngừa những đợi tái phát của bệnh. Tuy nhiên lưu ý, thuốc không có khả năng chữa khior bệnh hoàn toàn. Hiện nay đã có những loại thuốc thế hệ mới mà bệnh nhân có thể dùng tại nhà. Hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và chỉ định đúng nhóm thuốc điều trị thích hợp. 

– Prednisone đường uống hoặc Methylprednisolone dạng tiêm tĩnh mạch, được dự phòng có thể làm giảm viêm thần kinh. Tác dụng phụ có thể gây mất ngủ, tăng huyết áp, thay đổi tâm trạng hay giữ nước. 

 – Truyền thay thế huyết tương, đây là thành phần của máu, được lấy từ cơ thể và phân tách. Tế bào máu sau đó sẽ được trộn với dung dịch protein (albumin) và truyền lại vào cơ thể.

Đừng quên thăm khám với bác sĩ từ sớm để được điều trị kịp thời!
Đừng quên thăm khám với bác sĩ từ sớm để được điều trị kịp thời!

Bên cạnh đó, cũng có thể điều trị bệnh đa xơ cứng bằng phương pháp vật lý trị liệu và thư giãn cơ để hỗ trợ điều trị. Đừng quên xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp để có thể kiểm soát bệnh lý này một cách hiệu quả.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]