Co thắt thanh quản là nguyên nhân gây ra tình trạng ngạt thở rất khó chịu. Vậy nguyên nhân của bệnh co thắt thanh quản là gì? Phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh co thắt thanh quản là gì?
Chứng co thắt thanh quản là một phản xạ co thắt dây thanh âm và các cơ thanh môn. Từ đó khiến hai dây thanh đột ngột đóng lại. Ngăn không cho không khí len vào phổi cản trở hoạt động hô hấp.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân đang ngủ bỗng đột nhiên choàng tỉnh vì khó thể và không nói ra tiếng. Thông thường, chứng co thắt thanh quản sẽ kéo dài trong một vài phút. Nó khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong thời gian này.
Co thắt thanh quản khá hiếm gặp và nếu có thường kéo dài dưới một phút. Đây thường không phải là một dấu hiệu nghiêm trọng và, nói chung là không nguy hiểm đến tính mạng. Co thắt thanh quản có thể xảy ra một lần và sau đó không bao giờ xuất hiện nữa. Nếu co thắt thanh quản tái phát trở lại thì bạn cần phải đi tìm nguyên nhân gây ra nó.
Nguyên nhân của chứng co thắt thanh quản
Nếu tình trạng co thắt thanh quản bị tái đi tái lại thì rất có thể là do một trong những nguyên nhân sau:
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược là khi dịch axit trong dạ dày hay các thức ăn chưa tiêu hóa đi ngược lên trên thực quản. Nếu axit hay các thức ăn này trào lên khỏi thực quản thì có thể chạm đến thanh quản. Lí do là vì dây thanh âm nằm ngay phía trước miệng thực quản. Chính hiện tượng trào ngược này có thể khiến dây thanh bị co thắt.
Rối loạn chức năng dây thanh và hen suyễn
Rối loạn chức năng dây thanh xảy ra khi dây thanh hoạt động bất thường khi chúng ta hít vào hay thở ra. Tình trạng rối loạn chức năng dây thanh cũng như hen suyễn đều có thể gây nên co thắt thanh quản.
Hen suyễn xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng lại chất kích thích từ không khí hoặc khi cơ thể hoạt động mạnh. Mặc dù rối loạn chức năng dây thanh và hen suyễn có cách điều trị khác nhau nhưng hai tình trạng này có những biểu hiện giống nhau.
Lo lắng hay căng thẳng tâm lý
Lo lắng, căng thẳng cũng là một nguyên nhân gây nên chứng co thắt thanh quản. Co thắt thanh quản có thể là một biểu hiện của phản ứng cơ thể đối với các cảm xúc mạnh mà bạn trải qua.
Nếu lo lắng hay căng thẳng tâm lý gây ra co thắt thanh quản thì bạn cần sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý.
Thủ thuật gây mê
Co thắt thanh quản cũng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật mà có gây mê toàn thân. Điều này có thể là do quá trình gây mê làm kích thích dây thanh.
Co thắt thanh quản sau gây mê thường gặp ở trẻ em hơn người lớn. Nó cũng thường xảy ra hơn ở bệnh nhân phẫu thuật ở họng hay thanh quản. Bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có nguy cơ cao bị co thắt thanh quản do biến chứng phẫu thuật.
Co thắt thanh quản liên quan đến giấc ngủ
Ngay cả trong lúc ngủ, chứng co thắt thanh quản cũng có thể xảy ra trong khoảng vài giây. Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ bị thức giấc khi đang ngủ sâu. Điều này gây cảm giác hoảng sợ vì khi giật mình thức dậy bạn thường bị mất phương hướng và thấy khó thở.
Co thắt thanh quản xảy ra lặp đi lặp lại trong lúc ngủ nhiều khả năng có liên quan đến trào ngược axit dạ dày hay rối loạn chức năng dây thanh. Điều này không đe dọa đến tính mạng. Nhưng bạn cần đi khám bác sĩ nếu tình trạng lặp lại quá nhiều lần.
Triệu chứng của bệnh
Trong khi bị co thắt thanh quản, dây thanh sẽ bị cố định lại ở vị trí đóng. Bạn có thể có cảm giác đường thở ở vùng cổ bị thắt nhẹ (co thắt thanh quản nhẹ) hay thậm chí không thể thở được.
Co thắt thanh quản thường không kéo dài quá lâu. Một số cơn co thắt xảy trong thời gian ngắn.
Nếu bạn có thể thở được khi bị co thắt thanh quản, bạn có thể nghe thấy tiếng khàn, tiếng rít, gọi là thở rít. Điều này xảy ra khi không khí đi qua một khoảng hẹp.
Điều trị co thắt thanh quản như thế nào?
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng co thắt thực quản mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:
- Nếu bạn bị co thắt thanh quản tái đi tái lại do hen suyễn, stress, hay trào ngược thì bạn có thể tập các bài tập thở để giữ bình tĩnh. Bình tĩnh khi xuất hiện triệu chứng có thể giúp giảm thời gian co thắt trong một số trường hợp.
- Nếu bạn có cảm giác căng cứng ở dây thanh và tắc nghẽn đường thở, cố gắng đừng hoảng loạn. Đừng thở gấp hay cố hít lấy hơi. Hãy uống một ngụm nước nhỏ để rửa trôi bất cứ thứ gì có thể gây kích thích dây thanh của bạn.
- Nếu trào ngược là yếu tố kích thích co thắt thanh quản thì các biện pháp giảm trào ngược có thể giúp ngăn chặn triệu chứng này xảy ra. Các biện pháp này bao gồm thay đổi lối sống, thuốc chống axit, hay phẫu thuật.
Co thắt thanh quản thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nhưng gây hoảng sợ rất nhiều cho người bệnh. Nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần thì bạn cần đi khám bác sĩ để có được sự tư vấn tốt nhất. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Đái rắt: Những thông tin cần biết
Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]
Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]
Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]
Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]