Chảy dịch tai là tình trạng không hiếm gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vấn đề này có thể gây ngứa, khó chịu và những bất tiện nhất định. Vậy nguyên nhân và cách xử trí chảy dịch tai như thế nào? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết!
Chảy dịch tai là gì?
Chảy dịch tai là hiện tượng chảy mủ hoặc dịch ra ngoài ống tai. Chất dịch chảy ra có thể là dịch nhầy hoặc mủ, máu, nước và tiết ra từ ống tai ngoài, niêm mạc tai giữa hay bề mặt màng nhĩ.
Khi tai bị chảy dịch, các triệu chứng đi kèm có thể là: đau đầu, giảm thính lực, ù tai…
Chảy dịch tai có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như: viêm nhiễm, thủng màng nhĩ, chấn thương tai…
Nguyên nhân gây chảy dịch tai
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy dịch tai. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến như:
Bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng chảy dịch tai. Khi đó, tai bị nhiễm trùng bởi sự xâm nhập từ các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus). Màng nhĩ của tai giữa sau khi bị nhiễm trùng thì tích tụ dịch lỏng. Lượng dịch tồn đọng nhiều chảy ra bên ngoài hoặc có thể gây thủng màng nhĩ.
Bệnh chàm tai
Chàm tai là bệnh lý ngoài da xảy ra tại vùng tai. Bệnh không ảnh hưởng tới thính lực và cấu trúc tai nhưng lại gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Khi bị chàm tai, người bệnh xuất hiện tình trạng tai chảy dịch mủ do bội nhiễm. Bên cạnh đó, các triệu chứng kèm theo thường xuất hiện như: ngứa da vùng vành tai, nổi ban đỏ…
Viêm mô tế bào tại tai
Tầng sâu nhất của cấu trúc da bị nhiễm trùng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm mô tế bào tại tai. Khi đó, người bệnh thấy xuất hiện các dấu hiệu như: tai chảy dịch kèm sưng đỏ, cảm giác tai phồng rộp, nóng rát…
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm mô tế bào tại tai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài cấp tính cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy dịch tai. Bệnh xảy ra khi ống tai ngoài tiếp xúc nhiều với nước đồng thời bị vi khuẩn, nấm bệnh tấn công.
Khi bị viêm tai ngoài, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: chảy dịch màu vàng, tai ngứa, sưng đỏ, giảm thính lực, ù tai, sốt cao…
Nếu được phát hiện kịp thời, bệnh viêm ngoài tai có thể điều trị tốt, ít để lại biến chứng.
Viêm sụn vành tai
Bệnh thường xuất hiện do tai bị chấn thương mạnh sau quá trình nhiễm trùng thứ phát. Việc này khiến vành tai bị tổn thương, tụ máu, mức độ nuôi dưỡng sụn tai suy giảm. Nếu không được chăm sóc tốt, tổn thương kéo dài khiến vành tai chảy dịch mủ và nước vàng.
Các nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, chảy dịch tại tai cũng có thể là hậu quả của các vấn đề như:
– Chấn thương tại tai
– Vệ sinh tai sai cách, không đảm bảo.
– Nghe điện thoại nhiều trong thời gian dài khiến thần kinh vành tai bị tổn thương.
– Viêm tai chũm xương.
Cách điều trị chảy dịch tai
Khi nào cần đi khám?
Chảy dịch ở tai không phải là bệnh lý nhưng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Nếu các triệu chứng bất thường kéo dài trên 5 ngày, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán. Chú ý đến các vấn đề như:
– Dịch tai có mủ màu vàng đục, có mùi hôi, lẫn máu
– Sốt cao
– Chấn thương tại tai gây chảy dịch
– Tai ù, đau, sưng tấy
– Nhức đầu kéo dài
Cách điều trị
Phương pháp điều trị vấn đề tai chảy dịch sẽ được đưa ra dựa trên nguyên nhân và tình trạng chảy dịch. Trong đó, việc điều trị chủ yếu là:
– Điều trị bệnh có liên quan đến tai. Người bệnh được kê đơn thuốc với các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, nhỏ tai nếu nguyên nhân của tình trạng này nhiễm tùng.
– Theo dõi với trường hợp chảy dịch do chấn thương tại tai. Thông thường, quá trình theo dõi diễn ra trong khoảng 2 tuần tới 1 tháng đến khi vết thương lành lại.
– Thực hiện phẫu thuật với trường hợp chảy dịch tai có liên quan tới tổn thương màng nhĩ.
Trong quá trình chăm sóc, nếu tình trạng đau tai kéo dài, bạn có thể sử dụng một miếng gạc ấm để chườm vào tai hoặc uống thuốc giảm đau để làm giảm những cơn đau.
Cách phòng ngừa tình trạng chảy dịch tai
Tai chảy dịch không phải là bệnh lý nhưng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Người bệnh không được chủ quan, lơ là với tình trạng này.
Để phòng ngừa nguy cơ chảy dịch mủ tai bất thường, lưu ý:
– Vệ sinh tai, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đúng cách.
– Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hô hấp.
– Bảo vệ tai, hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn.
– Tránh để tai phải tiếp xúc nhiều với nước hoặc nước vào tai nhiều.
– Không để bụi bẩn, dị vật xâm nhập vào tai.
Trên đây là những thông khoa học về tình trạng chảy dịch tai. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan

Hirschsprung (phình đại tràng bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hirschsprung (phình đại tràng bẩm sinh) là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở đường tiêu hóa. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Vậy triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Tổng quan về bệnh Hirschsprung Hirschsprung là một […]

Suy thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Suy thận có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Suy thận là gì? Suy thận hay còn gọi là tổn thương thận là tình trạng thận không có khả năng lọc đầy đủ các chất thải chuyển hóa […]

Rối loạn nhận thức thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn nhận thức thần kinh khiến trí nhớ, nhận thức, ngôn ngữ, hành vi,… của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Rối loạn nhận thức thần kinh là gì? […]

Rối loạn điện giải: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn điện giải là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Vai trò của chất điện giải đối với cơ thể Các chất điện giải rất cần thiết với cơ thể. Vì nhờ có chúng mà các […]